Hơn 300 tác phẩm tham dự Giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng

Thứ năm, 25/11/2021 14:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 25/11, Lễ trao Giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng (Fire Up) 2020 - 2021 đã diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Với uy tín và truyền thống của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng phát triển báo chí truyền thống, Viện Báo chí đã có ý tưởng tạo sân chơi lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, sinh viên đam mê báo chí, truyền thông. Ý tưởng đó nhanh chóng nhận được sự đồng hành của Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam, Đoàn Thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

hon 300 tac pham tham du giai bao chi  truyen thong thap sang hinh 1

PGS, TS Mai Đức Ngọc - Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân trao giải đặc biệt cho nhóm tác giả đoạt giải.

Chính thức phát động từ ngày 13/11/2020 đến 30/7/2021, cuộc thi đã nhận hơn 300 tác phẩm, sản phẩm, dự án báo chí, truyền thông tham dự ở 4 hạng mục giải gồm: Tác phẩm, sản phẩm báo chí đa nền tảng; Sản phẩm truyền thông; Dự án báo chí - truyền thông; Báo chí - truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ban Giám khảo đã lựa chọn được 16 tác phẩm, sản phẩm, dự án xuất sắc để trao giải, trong đó có 1 giải Đặc biệt, 3 giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba và 4 giải Ấn tượng. Tổng giá trị giải thưởng lên tới 300 triệu đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS Minh Sơn, Phó bí thư Đảng Ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi khẳng định: Cuộc thi tạo một sân chơi lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo của các học sinh, sinh viên với Báo chí truyền thông; đồng thời tìm kiếm và bồi dưỡng thế hệ nguồn nhân lực mới cho các ngành: Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện cho đất nước.

Những năm qua, nhiều câu lạc bộ nghề nghiệp của học viện đã được xây dựng, trở thành nơi thực hành nghiệp vụ báo chí, sàng lọc, kiểm định các sản phẩm của Học viện rất hiệu quả. Giải báo chí là dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa trên con đường phát triển của Học viện, hướng tới tiếp tục là sân chơi lành mạnh của sinh viên trong và ngoài nước.

Chia sẻ về quá trình chấm giải và chất lượng sản phẩm, tác phẩm dự thi năm nay, nhà báo Lê Thọ Bình - quyền Tổng biên tập Tạp chí Viettimes, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng (Fire Up) 2020 - 2021 cho biết: Các tác phẩm lọt vào vòng chung khảo đều có chất lượng cao đặt Ban giám khảo vào những quyết định rất khó khăn.

Các tác phẩm đã đề cập đến nhiều vấn đề thời sự cấp bách hiện nay, từ bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, đến bảo vệ đất nước... thể hiện kỹ năng phát hiện vấn đề sắc sảo, tinh thần trách nhiệm công dân cao. Phần lớn các tác phẩm được thể hiện dưới hình thức đa phương tiện. Những điều đó cho thấy xu hướng đào tạo của Học viện đang rất phù hợp với truyền thông hiện đại.

Theo PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng - Viện trưởng Viện Báo chí, Trưởng Ban tổ chức Giải chia sẻ: Là năm đầu tiên tổ chức, lại diễn ra trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, nhưng con số hơn 300 tác phẩm tham dự Giải có chất lượng tốt, được đầu tư công phu, là một kết quả khả quan. Điều này không chỉ khẳng định sự nỗ lực của Ban Tổ chức mà còn cho thấy sự quan tâm lớn và lòng nhiệt huyết của các bạn trẻ với lĩnh vực báo chí - truyền thông.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức còn trao 40 suất học bổng cho các cá nhân, tập thể xuất sắc lọt vào vòng chung khảo, với tổng trị giá lên tới 196 triệu đồng, phát động Giải Báo chí - Truyền thông Thắp sáng (Fire Up) 2021 - 2022. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra tọa đàm “Thắp Sáng 2020 - 2021: Báo chí - Truyền thông trong kỷ nguyên số”.

Vũ Phong

Tin khác

Khi nhà báo “quăng mình vào thế giới số”…

Khi nhà báo “quăng mình vào thế giới số”…

(NB&CL) Giờ đây, ranh giới giữa các loại hình báo chí đang mờ dần, tiệm cận tới mẫu số chung là “báo chí đa phương tiện”. Đó là những nhà báo biết làm chủ công nghệ và biết khai thác, sử dụng linh hoạt các thiết bị thông minh, đồng thời luôn phải có tư duy, suy nghĩ đa phương tiện. Nhà báo phải tự tin làm báo cho tất cả các loại hình báo chí, liên tục cập nhật và chủ động trong thông tin.

Nghề báo
228 tác phẩm của 81 đơn vị vào vòng chung khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI

228 tác phẩm của 81 đơn vị vào vòng chung khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI

(CLO) Thông tin về sự kiện tại cuộc họp báo ngày 3/7, ông Trần Minh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan cho biết: Năm nay Liên hoan có chủ đề "Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số".

Nghề báo
Thanh Hóa: Hơn 50 nhà báo, phóng viên tham gia tập huấn kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao

Thanh Hóa: Hơn 50 nhà báo, phóng viên tham gia tập huấn kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao

(CLO) Sáng 3/7, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng sáng tạo các tác phẩm báo chí chất lượng cao trên hạ tầng số với sự tham gia của gần 50 nhà báo, phóng viên, biên tập viên trên địa bàn tỉnh.

Nghề báo
Phóng viên thường trú Báo Nhân Dân: Nỗ lực để có tác phẩm báo chí ấn tượng trong kỷ nguyên số

Phóng viên thường trú Báo Nhân Dân: Nỗ lực để có tác phẩm báo chí ấn tượng trong kỷ nguyên số

(CLO) Ngày 2/7, tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Báo Nhân Dân khai mạc Hội nghị phóng viên thường trú toàn quốc năm 2024. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì hội nghị.

Nghề báo
Báo Lao Động tổ chức hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán”

Báo Lao Động tổ chức hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán”

(CLO) Chiều 2/7, Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán”.

Nghề báo