Hơn 50% học sinh học trực tuyến: Giáo dục vẫn đang làm chủ trận địa!

Thứ năm, 02/12/2021 10:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù hơn 50% huyện trên cả nước phải dạy học trực tuyến nhưng theo phản ánh của các nhà trường thì tiến độ thực hiện chương trình vẫn đúng theo kế hoạch. Nguy cơ “vỡ trận” do dịch là không thể xảy ra.

Khó khăn còn nhiều

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 30/11, cả nước có 9 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp hoàn toàn, 20 tỉnh, thành dạy học hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến và qua truyền hình và 34 tỉnh, thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình. Thống kê đến cấp huyện, cả nước có 407/713 đơn vị đang tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình để ứng phó với dịch bệnh.

Số liệu trên đã phản ánh rõ nhất tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành giáo dục là rất lớn. Theo thầy Dương Đình Thọ - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bích Châu, Hà Tĩnh, từ đầu năm học đến nay nhà trường đã chuyển trạng thái 4 lần (dạy học trực tiếp sang trực tuyến). Việc chuyển trạng thái linh hoạt như vậy đương nhiên sẽ ảnh hưởng nhất định đến công tác dạy và học.

hon 50 hoc sinh hoc truc tuyen giao duc van dang lam chu tran dia hinh 1

Thầy Thọ chia sẻ rằng, dạy học trực tuyến có khó khăn nhất định và đây là khó khăn chung của học sinh ở nông thôn khi chỉ học qua điện thoại. “Có 95% học sinh của nhà trường sử dụng điện thoại để học, nhiều em dùng điện thoại rẻ tiền. Việc học qua điện thoại sẽ bị hạn chế do màn hình bé, ánh sáng yếu, âm thanh không tốt. Ngoài ra những vấn đề về liên quan đến mạng internet không ổn định, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu. Việc tổ chức học trực tiếp cũng có những thách thức riêng như cần lực lượng rất lớn để theo dõi, phân luồng học sinh. Trong khi nhân lực nhà trường hạn chế, điều này cũng tạo thêm gánh nặng cho giáo viên. Đó là những khó khăn chung mà nhiều trường học tại Hà Tĩnh đang đối mặt” – thầy Thọ nhấn mạnh.

Theo ghi nhận của phóng viên, để đảm bảo việc học tập, sớm khắc phục khó khăn nhằm đảm bảo nhiệm vụ, kế hoạch năm học, hiện các địa phương đang cố gắng sớm đưa học sinh đi học trở lại. Hà Nội dự kiến 6/12 sẽ đón học sinh bậc THPT trở lại trường học. Trong khi đó, tại Đà Nẵng ngày 29/11 học sinh lớp 10, 11 và 12 đã được tới trường học tập.

Việc tổ chức dạy học trực tiếp trên thực tế đã khiến thầy và trò rất phấn khởi. Tâm sự với phóng viên, cô Ngô Thị Tuyết Mai - Hiệu trưởng Trường THCS Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho rằng, sau nhiều tháng ở nhà phòng chống COVID-19 nên khi quay lại trường, các em học sinh rất phấn chấn. Cô Nguyễn Thị Tâm giáo viên chủ nhiệm lớp 9A7, Trường THCS Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội thì cho rằng, khi đến trường được thấy học sinh thì rất vui, lâu ngày cô trò gặp mặt nên rất mừng. “Tới đây, cô và trò sẽ cố gắng ôn lại các kiến thức đã học và nỗ lực hơn trong học tập. Về kiến thức, khi dạy học online đã truyền tải được kiến thức cơ bản. Do đó, khi trở lại dạy học trực tiếp việc mở rộng, bổ túc thêm kiến thức cho học sinh để các em nắm sâu sắc vấn đề” – cô Nguyễn Thị Tâm nhấn mạnh.

Những tín hiệu lạc quan

Một trong những vấn đề mà mọi người lo lắng hiện nay đó là làm sao đảm bảo được kế hoạch năm học, trong khi thời gian học kỳ I không còn nhiều nhưng học trò nhiều nơi vẫn chưa được tới trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh cho biết, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xác định câu chuyện học trực tuyến kéo dài nên đã chủ động xây dựng kế hoạch năm học song song hai kịch bản học tập trực tuyến và học tập trực tiếp. Cả hai phương án trên đều đảm bảo cán đích khung kế hoạch của học kỳ I.

Cho đến thời điểm này, Trường THCS Thái Thịnh sẵn sàng cán đích đúng tiến độ. Về cơ bản các hoạt động trong năm học đã hoàn thành đúng kế hoạch đề ra trừ các hoạt động đã có dự kiến tổ chức trực tiếp nên phải chuyển sang học kỳ II. Tuy nhiên, vẫn có những công việc như thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thi học sinh giỏi thì vẫn chưa thực hiện được” – thầy Cường cho biết.

hon 50 hoc sinh hoc truc tuyen giao duc van dang lam chu tran dia hinh 2

Cũng theo thầy Cường, trong giai đoạn sắp tới nếu thuận lợi, học sinh lớp 9 được quay lại trường là điều rất đáng mừng. Thầy cô sẽ có kế hoạch bổ sung kiến thức dạy học trực tuyến. “Nếu nói về góc độ cán đích về mặt cơ học thì trường sẽ thực hiện được. Tuy nhiên, ít nhiều cũng sẽ có câu chuyện chất lượng bị ảnh hưởng. Dạy học trực tiếp có đánh giá của thầy cô và uốn nắn kịp thời sẽ hiệu quả hơn dạy trực tuyến. Nhưng trong bối cảnh chung, Trường THCS Thái Thịnh đã chỉ đạo các thầy cô giáo cần cân đối lại mục tiêu cần đạt của tiết học để làm sao đạt yêu cầu tối thiểu nhất đối với học sinh và đảm bảo khi học sinh quay lại trường bắt kịp kế hoạch sắp tới. Trường THCS Thái Thịnh sẽ cán đích một cách đúng tiến độ”.

Cũng liên quan đến công tác triển khai kế hoạch năm học, trao đổi với phóng viên, cô Đoàn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Ninh Bình chia sẻ, tỉnh Ninh Bình may mắn dịch được kiểm soát nên kế hoạch học tập của nhà trường thuận lợi. Từ đầu năm học, trường đã xây dựng kế hoạch để điều chỉnh phù hợp. Như những tuần đầu của năm học, nhà trường đã tranh thủ thời gian học trực tiếp đẩy chương trình, tăng tốc vượt 2 tuần so với kế hoạch để nếu giãn cách hay có vấn đề gì thì không bị chậm chương trình. Do đó, theo cô Dung, đến nay Trường THPT Nguyễn Huệ, Ninh Bình đã dạy học nhanh hơn so với kế hoạch là 2 tuần.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, tiến độ chương trình các nhà trường vẫn đáp ứng được một cách tương đối. Về chất lượng, dạy trực tuyến nhưng học sinh vẫn thu nạp được kiến thức. Việc hiện nay chỉ dạy kiến thức cơ bản, tinh giản, chắt lọc theo chỉ đạo của Bộ nên phần kiến thức truyền tải cho học sinh là dễ.

Việc dạy trực tuyến chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Học sinh tiếp thu được kiến thức phụ thuộc vào đối tượng, năng lực và sự phối hợp của phụ huynh. Đa số các em tiếp thu được tương đối. Qua khảo sát, ngay cả lớp 1 nhiều em viết rất đẹp và đọc tốt. Nhưng cũng có những em chất lượng cũng chưa đạt. Trong thời gian tới, nếu học sinh được quay lại trường thì các nhà trường sẽ có kế hoạch phân công giáo viên kèm học sinh” – bà Hằng trao đổi.

Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông (Hà Nội), khi học sinh THCS đi học trở lại các em đều được bổ sung lại kiến thức cơ bản, không sợ bị hổng kiến thức. Nhà trường sẽ phân loại học sinh để kèm riêng cho những em yếu kém. Hiện các em đang được tiêm phòng nên trong thời gian tới có thể quay lại trường. Bà Hằng nhấn mạnh: “Nếu được quay trở lại trong vòng một tháng nữa thì việc thực hiện chương trình giáo dục sẽ chậm nhưng không chậm quá. Hiện nay, các nhà trường vẫn đang dạy theo đúng chương trình, tiến độ. Việc kéo dài thời gian là để bù vào thời gian dạy, ôn tập lại kiến thức cơ bản khi học sinh quay lại trường học”.

Như vậy, qua trao đổi với các thầy cô, mặc dù dạy học online nhưng việc thực hiện chương trình vẫn đúng kế hoạch, không bị chậm so với yêu cầu. Điều này là một tín hiệu vui cho thấy, giáo dục vẫn đang chủ động không bị vỡ trận mặc dù đại dịch ảnh hưởng trên diện rộng.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục
Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

Thanh Hóa: Hàng trăm phụ huynh tập trung phản đối sáp nhập trường học

(CLO) Chiều 27/3, hàng trăm phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã không cho con em mình đi học, đồng thời kéo tới trường để phản đối khi hay tin huyện có thông báo việc sáp nhập trường.

Giáo dục
Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

Hưng Yên: Hơn 1 nghìn học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm

(CLO) Ngày 27/3, tại Trường THPT Phù Cừ (Phù Cừ), Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hưng Yên, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh, thiếu niên. Ngày hội thu hút hơn 1 nghìn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Giáo dục
Hà Nội đề xuất giảm 50% học phí trường công

Hà Nội đề xuất giảm 50% học phí trường công

(CLO) Theo đề xuất mới của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, mức học phí trường công sẽ giảm còn 50% so với hiện nay.

Giáo dục