HSBC: Dự báo tỷ giá USD/VND giảm về 22.525 đồng/USD cuối năm, đảo chiều trong năm tới

Thứ sáu, 17/09/2021 19:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ phận nghiên cứu HSBC nhận định tỷ giá sẽ tiếp tục giảm từ nay tới cuối năm, sau đó đảo chiều tăng lên mức 23.000 đồng/USD trong năm sau.

Sau kì điều chỉnh hạ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xuống mức 22.750 đồng với hiệu lực từ ngày 11/8, tỷ giá USD/VND tiếp tục vận động theo xu hướng giảm cho đến nay. 

hsbc du bao ty gia usd vnd giam ve 22525 dong usd cuoi nam dao chieu trong nam toi hinh 1

Tại thời điểm đầu tháng 9, cặp tỷ giá USD/VND giao dịch quanh mốc 22.760-22.770, đồng thời là mức thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Tính riêng từ đầu năm 2021, tiền Đồng đã tăng giá khoảng 1,47% so với đồng bạc xanh.

VNĐ cũng là một trong số ít các loại tiền tệ trong khu vực đã tăng giá so với USD từ đầu năm đến nay.

Theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc khối kinh doanh tiền tệ, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam, xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian tới, cùng với tiến trình hiện đại hoá khuôn khổ chính sách tiền tệ, cơ quan này cam kết sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường ngoại tệ và các yếu tố kinh tế, đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó giải toả các quan ngại của Bộ Tài chính Mỹ.

Trong cuộc họp với Bộ Tài chính Mỹ vào gần cuối tháng 7, Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường ngoại tệ và các yếu tố kinh tế..., từ đó giải tỏa các quan ngại của Bộ Tài chính Mỹ.

HSBC đánh giá, tính từ tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã giảm giá mua vào tổng cộng 375 đồng xuống mốc 22.750 đồng. Tính từ tháng 11/2019, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tổng cộng 450 đồng qua 6 lần điều chỉnh. Xu hướng này đi ngược với những năm trước khi tiền đồng thường xuyên trượt giá so với USD. Mức độ cắt giảm cho đến nay cũng được đánh giá là lớn hơn và sớm hơn dự kiến, tiếp tục thể hiện chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động của Ngân hàng Nhà nước.

Khối nghiên cứu toàn cầu của HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách điều hành tỷ giá như trong thời gian qua, với mục tiêu giảm tỷ giá mua USD thêm. Theo đó, tỷ giá USD được dự báo giảm từ 22.750 đồng vào cuối quý III xuống 22.525 đồng vào cuối năm 2021.

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu HSBC, sang năm 2022, tỷ giá sẽ đảo chiều về mức 23.000 đồng, trong bối cảnh tài khoản vãng lai chuyển sang thâm hụt, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào chậm lại. Tiền đồng có thể đứng trước áp lực đối diện với một đồng bạc xanh mạnh hơn trên thị trường quốc tệ và đồng nhân dân tệ suy yếu hơn.

Năm 2021, tiền đồng đã vượt qua nhiều yếu tố bất lợi như những lo ngại về ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài khiến đà tăng trưởng chậm lại, cán cân thương mại thâm hụt và sự khác biệt chính sách tiền tệ với Fed. Tuy nhiên, theo ông Khoa, những vấn đề này có thể trở nên nổi cộm hơn vào năm sau.

Cụ thể, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam thu hẹp xuống còn 0,4 tỷ USD trong quý I từ mức trung bình hơn 3 tỷ USD mỗi quý trong giai đoạn 2019-2020 và nhiều khả năng thâm hụt nhẹ trong quý II.

Thặng dư thương mại, vốn đã giảm xuống 5,9 tỷ USD trong quý I từ mức trung bình 6,5 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020, cũng bộc lộ thiếu hụt của tài khoản vãng lai khi tiếp tục thiếu các khoản thu từ khách du lịch. Thâm hụt dịch vụ và dòng thu nhập chính lên tới 8,2 tỷ USD, trong khi dòng tiền liên quan đến kiều hối đạt 2,6 tỷ USD.

Tài khoản vãng lai có thể giảm mạnh hơn trong tương lai khi cán cân thương mại thâm hụt 1,3 tỷ USD mỗi tháng kể từ tháng 4. Trong khi đó, thâm hụt dịch vụ lớn hơn là hậu quả trực tiếp của việc mất doanh thu du lịch. Trước khi Covid-19 bùng nổ, nguồn thu từ du lịch ròng (5-6 tỷ USD) là quan trọng để bù đắp thâm hụt do giao thông vận tải (4-5 tỷ USD) và thâm hụt liên quan đến dịch vụ khác (3-4 tỷ USD), ông Khoa cho biết.

Về dòng vốn đầu tư nước ngoài, các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ trước đến nay là nguồn chính của dòng vốn ngoại hối (5,9% GDP). Tuy nhiên, dòng tiền này gần đây đang chậm lại. Dữ liệu hàng tháng cho các khoản đầu tư đã thực hiện giảm từ mức trung bình 1,8 tỷ USD giai đoạn tháng 4 đến tháng 12 năm ngoái xuống còn 1,6 tỷ USD từ tháng 4 - tháng 7/2021.

Đối với dòng vốn danh mục đầu tư, với việc hạ dự báo tăng trưởng, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,5 tỷ USD từ quý I/2020 đến quý I/2021. HSBC cho rằng, rủi ro là việc rút các dòng vốn danh mục đầu tư này có thể gia tăng trong tương lai.

Theo HSBC, nền kinh tế đứng trước nhiều thách thức trong quá trình phục hồi, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng kịch bản hoạt động và hoạch định chiến lược kinh doanh.

Trước bối cảnh dịch bệnh phức tạp, đại diện HSBC gợi ý, các doanh nghiệp cần phải chủ động trong vấn đề xây dựng các kịch bản đa dạng với từng tình huống. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần đặc biệt chú trọng trong vấn đề phòng vệ rủi ro, trong đó có rủi ro về dòng tiền, rủi ro về lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro, nhằm nắm thế chủ động trong việc dự phòng và ổn định tính thanh khoản, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt.

Khánh Ly

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm