Hư cấu tin giả bác sĩ Khoa rút ống thở, hé lộ "nhóm 82"

Thứ ba, 10/08/2021 13:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ hư cấu câu chuyện bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ đẻ để cứu một sản phụ sinh đôi là một trong những câu chuyện mà một số đối tượng dựng lên để lấy nước mắt cộng động mạng và trục lợi lòng từ bi để lấy tiền từ thiện.

Sự kiện: COVID-19

bac-k-1628562976416630362690

Nhóm 82 - tạo tin giả để trục lợi từ thiện

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam xác định, facebook Trần Khoa trong vụ "bác sĩ Khoa rút ống thở ..." là một nick ảo, không có thật. Hình đại diện của facebook Trần Khoa là ông Toh Wei Seong, một bác sĩ chuyên Nha khoa, là PGS đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Sinh học tế bào gốc và tái tạo mô, Đại học Quốc gia Singapore. 

Nick facebook Trần Khoa của "bác sĩ Khoa" có mối quan hệ tương tác trên mạng xã hội và là "bạn bè" của một nick facebook có tick xanh là J.K và N.H.T cũng như H.M.A.Đ.

"Bác sĩ Khoa" có mối quan hệ mật thiết với một nhóm ảo khác được gọi là nhóm "Từ thiện 82". Nhóm này được giới thiệu là gồm những giáo sư, bác sĩ danh tiếng, có chung đặc điểm là bệnh ung thư và thích làm từ thiện.

"Nhóm 82" này gồm có: Phong Lam, Long Thiên (thường gọi là bé Gấu, 4 tuổi), Võ Thùy Linh (mẹ của Phong Lam), Tân Lê (ở Singapore, anh nuôi Phong Lam), Thanh Hùng Lê (đóng vai giáo sư), Phong Lê, Peter Lý (chồng Phong Lam) cùng hàng loạt nhân vật phụ trợ khác. Trong đó "nhóm 82" thường đăng những câu chuyện cảm động và cuối cùng kêu gọi ủng hộ từ thiện, tiền được chuyển về chủ tài khoản N.T.M.T. quê Bến Tre.

Trong câu chuyện của bác sĩ Khoa bịa ra rút ống thở của mẹ ruột để cứu sản phụ sinh đôi, cư dân mạng cũng đã chụp lại nhiều bằng chứng để chứng minh "bác sĩ Khoa" có mối quan hệ khắng khít với một số người khác.

Cụ thể, sau khi "bác sĩ Khoa" đăng dòng trạng thái rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ thì H.M.A.Đ, N.H.T. vào chia sẻ và tiếp tục viết nên những câu chuyện đẹp. Trong đó, N.H.T khẳng định "bác sĩ Khoa" là bạn mình và câu chuyện là có thật.

Tiếp theo, một nick facebook có tick xanh là J.K cũng đăng lên facebook là đã nói chuyện với "bác sĩ Khoa". Đồng thời, J.K. quyết định rút tiền từ Quỹ quyên góp từ thiện để mua máy thở tặng bệnh viện nơi "bác sĩ Khoa" công tác.

Đến ngày 8/8 thì nick facebook N.H.T. đăng tin khẳng định rằng J.K. đã tặng máy thở cho bệnh viện nơi "bác sĩ Khoa" công tác; đồng thời gắn tên J.K. và "bác sĩ Khoa" vào dòng trạng thái của mình.

Chỉ cảm động với người thiếu hiểu biết 

"Bác sĩ Khoa" hư cấu một câu chuyện được cho là cảm động nên được nhiều tài khoản facebook lan truyền, coi bác sĩ Khoa như người truyền cảm hứng.

Tuy nhiên, hành động chia sẻ câu chuyện thể hiện sự thiếu hiểu biết. Việc hư cấu câu chuyện để lấy nước mắt mọi người của "bác sĩ Khoa" đã làm giảm đi ý nghĩa của những điều tốt đẹp trên thực tế đang được biết bao bác sĩ và các lực lượng phòng chống dịch âm thầm làm.

Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, việc rút máy thở cho bệnh nhân phải thông qua hội đồng chuyên môn quyết định. Khi tiếp nhận bệnh nhân phải xem xét có đầy đủ trang thiết bị để điều trị cho họ hay không mới nhận, chứ không cứ nhận rồi để xảy ra tình trạng như vậy.

Liên quan đến vụ "bác sĩ Khoa", ngày 9/8, Thanh tra Sở TTTT TP. HCM đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 facebooker là “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội theo điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP. 

Thông qua vụ việc, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam khuyến cáo cộng đồng mạng, nhất là các phóng viên không chia sẻ trên mạng xã hội nội dung chưa được kiểm chứng; hãy cùng nhau thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và quy tắc đạo đức người làm báo khi tham gia mạng xã hội.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

(CLO) BHXH Việt Nam vừa có cảnh báo về tình trạng mạo danh cơ quan, viên chức và người lao động BHXH để lừa đảo người dân bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.

Chống tin giả
Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

(CLO) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi thông báo lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến, gồm 5 hình thức diễn ra trong nước và 2 hình thức được các đối tượng thực hiện ở quy mô quốc tế.

Chống tin giả
Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

(CLO) Thông cáo vừa phát đi của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP HCM cho biết, với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ TT&TT, ngày 2/4, Sở TT&TT TP HCM phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Nhật Hải về việc dùng tài khoản Tiktok “@nhathaibiettuot”.

Chống tin giả
Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

(CLO) Công an thành phố Hà Nội vừa lập hồ sơ xử phạt một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến vụ va chạm giao thông tại đường Trần Cung.

Chống tin giả
Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

(CLO) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tiến hành cập nhật danh sách các trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật (gọi tắt là Black List) của năm 2023, nâng tổng số trang web vi phạm pháp luật là 403.

Chống tin giả