(NB&CL) Cứ mỗi độ xuân về, người người lại nô nức kéo nhau đi trẩy hội. Đây dường như đã trở thành một trong những truyền thống đẹp và lâu đời của cha ông ta.
Du khách hành hương, chiêm bái về những nơi linh thiêng trong hội Xuân với ước nguyện cầu chúc một năm mới bình an và nhiều điều may mắn. Để đảm bảo tốt nhất cho nhân dân vui xuân vào hội, những địa điểm lớn tổ chức các lễ hội truyền thống đều đã có sự chuẩn bị chu đáo, hứa hẹn một mùa lễ hội an toàn, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mở đầu không gian văn hóa lễ hội trong năm là hội Gò Đống Đa – Hà Nội. Đây có lẽ là lễ hội diễn ra sớm nhất mỗi dịp Tết đến Xuân về (diễn ra hằng năm vào ngày mùng 5 Tết tại chính Gò Đống Đa, Hà Nội). Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Như mọi lễ hội, ngoài phần lễ dâng hương thiêng liêng, phần hội luôn có những trò chơi dân gian vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết tập thể. Trong đó, độc đáo nhất là trò rước Rồng lửa Thăng Long.
Hội Lim - Bắc Ninh.
Với lễ hội chùa Hương nằm trong quần thể khu danh thắng Hương Sơn cũng có những đặc trưng riêng. Du khách hành hương để chiêm bái, tỏ lòng thành kính với đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Lễ hội Chùa Hương kéo dài khoảng 3 tháng từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng được coi là lễ hội dài nhất của nước ta. Tại mùa lễ hội Xuân Kỷ Hợi năm 2019, BTC đã chủ động trong việc tiếp đón du khách thập phương, tăng cường công tác an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Điểm mới trong Lễ hội Chùa Hương năm nay chính là việc các hàng quán được sắp xếp theo từng khu, có biển tên và niêm yết giá thành. Cùng với đó là việc chèo đò trên dòng suối Yến cũng được đảm bảo thông suốt, an toàn đã giúp nhân dân thuận tiện hơn trong việc trẩy hội. Tính đến hết ngày 12/2/2019 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), khu di tích Hương Sơn đã đón hơn 200.000 lượt du khách tham quan, hành hương và chiêm bái đức Phật.
Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.
Chợ Viềng Xuân - Nam Định
Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để du khách thập phương du xuân, vãn cảnh chùa, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, gia đình an khang thịnh vượng.
Tại Quảng Ninh, lễ hội Yên Tử được khai mạc vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống như dâng hương, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an hay lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, phần hội cũng diễn ra vô cùng tưng bừng với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
Đặc biệt, lễ hội còn thu hút được nhiều sự tham gia của các đồng bào dân tộc ít người quanh vùng Yên Tử và các vùng lân cận, làm phong phú thêm các hoạt động lễ hội, lại giúp gắn kết tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em cả nước.
Trên quê hương Kinh Bắc, Hội Lim là hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của nền văn hóa dân ca quan họ nổi tiếng. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được lắng nghe những câu hát quan họ say đắm lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng; mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.
Tại Nam Định, trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Tiếng là “hội chợ” nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn.
Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích Phủ Dầy. Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật văn hóa dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết. Bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên... Ðiều quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may, cầu lộc đầu xuân.
Lễ hội khai Ấn đền Trần cũng là điểm nhấn của mùa lễ hội Xuân. Lễ hội được diễn ra từ ngày 13 tháng Giêng và kéo dài trong 3 ngày liền với hai nghi thức mới là lễ rước nước và tế cá. Sau khi thực hiện 2 lễ nghi này, Ban Tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ như truyền thống của lễ hội.
Qua sự thành công của một số lễ hội đã diễn ra có thể khẳng định công tác quản lý, tổ chức lễ hội Xuân năm nay có nhiều tiến bộ, từ việc chỉ đạo, ban hành văn bản đến công tác đi sâu, đi sát để kiểm tra hoạt động lễ hội. Chính quyền các địa phương đã hết sức tích cực vào cuộc trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội, góp phần làm cho các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
Lễ khai hội Chùa Hương năm 2019.
Mở đầu không gian văn hóa lễ hội trong năm là hội Gò Đống Đa – Hà Nội. Đây có lẽ là lễ hội diễn ra sớm nhất mỗi dịp Tết đến Xuân về (diễn ra hằng năm vào ngày mùng 5 Tết tại chính Gò Đống Đa, Hà Nội). Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Như mọi lễ hội, ngoài phần lễ dâng hương thiêng liêng, phần hội luôn có những trò chơi dân gian vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết tập thể. Trong đó, độc đáo nhất là trò rước Rồng lửa Thăng Long.
Với lễ hội chùa Hương nằm trong quần thể khu danh thắng Hương Sơn cũng có những đặc trưng riêng. Du khách hành hương để chiêm bái, tỏ lòng thành kính với đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Lễ hội Chùa Hương kéo dài khoảng 3 tháng từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng được coi là lễ hội dài nhất của nước ta. Tại mùa lễ hội Xuân Kỷ Hợi năm 2019, BTC đã chủ động trong việc tiếp đón du khách thập phương, tăng cường công tác an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Điểm mới trong Lễ hội Chùa Hương năm nay chính là việc các hàng quán được sắp xếp theo từng khu, có biển tên và niêm yết giá thành. Cùng với đó là việc chèo đò trên dòng suối Yến cũng được đảm bảo thông suốt, an toàn đã giúp nhân dân thuận tiện hơn trong việc trẩy hội. Tính đến hết ngày 12/2/2019 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), khu di tích Hương Sơn đã đón hơn 200.000 lượt du khách tham quan, hành hương và chiêm bái đức Phật.
Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.
Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để du khách thập phương du xuân, vãn cảnh chùa, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, gia đình an khang thịnh vượng.
Tại Quảng Ninh, lễ hội Yên Tử được khai mạc vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm. Bên cạnh những nghi lễ truyền thống như dâng hương, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an hay lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, phần hội cũng diễn ra vô cùng tưng bừng với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
Đặc biệt, lễ hội còn thu hút được nhiều sự tham gia của các đồng bào dân tộc ít người quanh vùng Yên Tử và các vùng lân cận, làm phong phú thêm các hoạt động lễ hội, lại giúp gắn kết tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em cả nước.
Trên quê hương Kinh Bắc, Hội Lim là hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của nền văn hóa dân ca quan họ nổi tiếng. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được lắng nghe những câu hát quan họ say đắm lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng; mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.
Tại Nam Định, trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.
Tiếng là “hội chợ” nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích Phủ Dầy. Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật văn hóa dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết. Bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên... Ðiều quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may, cầu lộc đầu xuân.
Lễ hội khai Ấn đền Trần cũng là điểm nhấn của mùa lễ hội Xuân. Lễ hội được diễn ra từ ngày 13 tháng Giêng và kéo dài trong 3 ngày liền với hai nghi thức mới là lễ rước nước và tế cá. Sau khi thực hiện 2 lễ nghi này, Ban Tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ như truyền thống của lễ hội.
Qua sự thành công của một số lễ hội đã diễn ra có thể khẳng định công tác quản lý, tổ chức lễ hội Xuân năm nay có nhiều tiến bộ, từ việc chỉ đạo, ban hành văn bản đến công tác đi sâu, đi sát để kiểm tra hoạt động lễ hội. Chính quyền các địa phương đã hết sức tích cực vào cuộc trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội, góp phần làm cho các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…