Huế: Bảo tồn di sản bằng không gian nghệ thuật diễn xướng

Thứ năm, 09/04/2015 17:10 PM - 0 Trả lời

Huế hút du khách bởi sự cổ kính, đẹp và thơ, với đền đài lăng tẩm, sông Hương, núi Ngự...

(NB&CL) - Huế hút du khách bởi sự cổ kính, đẹp và thơ, với đền đài lăng tẩm, sông Hương, núi Ngự... Nơi đây cung điện, thành trì, lăng tẩm ẩn chứa một lịch sử riêng biệt và là một không gian thực sự tốt để nuôi dưỡng những loại hình nghệ thuật truyền thống. Bởi thế, từ tháng 4/2015, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm tham quan thuộc hệ thống di sản Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ) đã mở ra nhiều không gian nghệ thuật diễn xướng độc đáo. Huế: Bảo tồn di sản bằng không gian nghệ thuật diễn xướng Không gian sống cho các loại hình nghệ thuật truyền thống
Việc mở ra các chương trình biểu diễn thường xuyên cho các loại hình nghệ thuật truyền thống Huế như: Nhã nhạc, Múa cung đình, Tuồng cung đình, Ca Huế... của TTBTDTCĐ gần đây không chỉ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà mang lại cho du khách cơ hội được thưởng thức nghệ thuật đặc sắc của cố đô Huế và Việt Nam. Những hoạt động tiêu biểu tạo chú ý đặc biệt cho du khách được nhấn để làm mới Tại Hoàng cung Huế, ngoài các điểm trưng bày, triển lãm tư liệu ở Thái Bình Lâu, khu vực Trường Lang... TTBTDTCĐ Huế còn “làm mới” không gian biểu diễn nghệ thuật ở Nhà hát Duyệt Thị Đường. Có thể nói đây là nhà hát cổ nhất tại Việt Nam hiện nay, có tuổi thọ gần 200 năm. TTBTDTCĐ Huế đã tu sửa sân khấu của nhà hát, trang trí lại nội thất, tạo cho không gian diễn xướng ở Duyệt Thị Đường. Ngoài ra, không gian diễn xướng còn được mở rộng đến các điểm di tích ngoài khu vực Hoàng cung Huế. Nhất là tại lăng Tự Đức, TTBTDTCĐ Huế xây dựng một không gian diễn xướng độc đáo mang nét truyền thống cổ xưa sau khi hoàn thành trùng tu công trình Xung Khiêm Tạ- nằm trên mặt hồ Lưu Khiêm. Tại đây sẽ được biểu diễn hàng ngày, các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế biểu diễn loại hình ca Huế với những bài bản cổ và ngâm thơ, nhất là một số bài bản ca Huế do vua Tự Đức soạn lời hoặc là những bài thơ của vua Tự Đức. Không gian diễn xướng độc đáo này phục vụ du khách thưởng thức miễn phí khi đến tham quan lăng Tự Đức (Xung Khiêm và Dũ Khiêm Tạ là 2 công trình kiến trúc độc đáo của tổng thể kiến trúc lăng Tự Đức). Bảo tồn thành công khi dựa vào không gian sống bền vững Cố đô Huế là nơi có nhiều lợi thế để bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống khi có nhiều không gian đẹp, độc đáo và cổ kính... phù hợp với các loại hình nghệ thuật truyền thống. Để bảo tồn được tốt nhất, trong thời gian qua, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế cũng đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên 40 bài nhạc lễ, xây dựng nhiều tiết mục múa Cung đình đặc sắc để giới thiệu như:Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất Lân nhi, Lục triệt hoa mã đăng... các trích đoạn Tuồng Cung đình tiêu biểu trong vở Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương, Quần phương tập khánh... Nếu muốn tồn tại và phát triển, bài học từ rất nhiều các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống chính là được sống trọn vẹn tại chính môi trường, không gian diễn xướng nguyên thủy của mình. Huế đã làm được điều này khi để các loại hình nghệ thuật trong không gian của chính nó, ngoài ra, xây dựng cho phong phú thêm các hình thức biểu diễn khác. Với Huế, các không gian diễn xướng cung đình tại các điểm di tích... được mở ra, một phần vừa tạo nên sinh khí, sức hấp dẫn, sinh động cho di tích, vừa góp phần mở rộng hơn đất sống cho các loại hình nghệ thuật truyền thống. Du khách hiện đến với Huế sẽ bắt gặp tràn ngập lịch biểu diễn cũng như đa dạng không gian biểu diễn hát, múa cung đình. TTBTDTCĐ Huế cũng tổ chức các buổi trình tấu Tiểu nhạc tại sân điện Thái Hòa; Đại nhạc được trình tấu tại di tích Hiển Lâm Các... “Tại Duyệt Thị Đường, mỗi ngày nhà hát tổ chức hai suất diễn với mỗi suất diễn có hơn 40 nghệ sĩ biểu diễn. Các tiết mục như nhã nhạc, điệu múa cung đình, trích đoạn tuồng cung đình được nhà hát phục dựng. Và mỗi nghệ sĩ khi đứng lên sân khấu cũng đã đóng góp không nhỏ cho công tác bảo tồn di sản phi vật thể của nhân loại”- Nghệ sĩ Hoàng Trọng Cương, Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế cho biết. Đến với Huế là đến với những hình ảnh đẹp trong các câu chuyện lịch sử, trong thơ và nhạc, nên việc tổ chức các không gian diễn xướng cung đình tại các điểm di tích trước hết là góp phần bảo tồn nghệ thuật cung đình và giúp du khách trong và ngoài nước được sống trong không gian cổ xưa của Huế, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật truyền thống đặc sắc nhất. Xây dựng các không gian diễn xướng cung đình, không gian trưng bày... thời gian qua là chuỗi hoạt động nằm trong Đề án nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế. Tuy nhiên, việc tổ chức trình diễn nghệ thuật tại các điểm di tích Cố đô Huế cũng đã và đang được nghiên cứu để phù hợp và hiệu quả nhấ bởi không phải điểm di tích nào cũng được tổ chức trình diễn và không phải một loại hình nghệ thuật cụ thể nào đó lại có thể trình diễn ở bất cứ di tích nào... Có thể cần thời gian để lựa chọn và thử nghiệm cho phù hợp. Nhưng với việc TTBTDTCĐ mở ra nhiều không gian nghệ thuật diễn xướng độc đáo thực sự là lối đi cho loại hình nghệ thuật truyền thống mà nhiều di tích, địa danh nổi tiếng của Việt Nam học tập và làm theo. Hằng Nga

Tin khác

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

(CLO) Mới đây, Ban quản lý ba thôn (Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống làng Tiếu Mai. Hoạt động sẽ diễn ra trong ba ngày (18-20/4/2024).

Đời sống văn hóa