Hun Sen- Campuchia và Việt Nam: Mãi mãi những ân tình!

Thứ bảy, 05/10/2019 16:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Cám ơn Việt Nam", "biết ơn sự giúp đỡ trong sáng của quân đội và nhân dân Việt Nam" luôn là cảm xúc thường trực mà người đứng đầu Chính phủ Campuchia Hun Sen luôn muốn bày tỏ mỗi khi đặt chân lên đất nước hình chữ S. Đó là những ân tình mà ông và đất nước Campuchia mãi khắc ghi.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen ngày 4/10/2019 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen ngày 4/10/2019 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Từ bát cơm tình người...

Bà mẹ Campuchia rót nước cho các chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam. Ảnh: T.L

Bà mẹ Campuchia rót nước cho các chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam. Ảnh: T.L

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, nhưng những kỉ niệm về Việt Nam, về người dân Việt Nam trong những ngày sống và được đùm bọc, chở che trên mảnh đất này vẫn in đậm trong kí ức của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Ngày đó, năm 1977, khi Hun Sen còn là chàng lính trẻ mới 25 tuổi, cùng 4 đồng đội vượt qua làn đạn của quân Pol Pot, tới Việt Nam. Dải đất đầu tiên Hun Sen đặt chân tới là Lộc Ninh (Bình Phước). Còn rõ mồn một trong kí ức Hun Sen là cái  buổi chiều tà ngày 21/6 năm ấy. 

“Đến một căn nhà có mái gỗ, tường tre, tôi cùng 4 người đồng đội bước vào nhà, gặp hai người phụ nữ và hai người đàn ông. Người phụ nữ khoảng 16 - 17 tuổi biết nói tiếng Campuchia và chính cô gái này đã dịch cho đoàn. Tôi đã vào Việt Nam mà không gặp phải khó khăn nào cả", Thủ tướng Hun Sen nhớ lại.

Quân tình nguyện Việt Nam và tình cảm của người dân Campuchia. Ảnh: T.L

Quân tình nguyện Việt Nam và tình cảm của người dân Campuchia. Ảnh: T.L

Và cũng chính tại ấp nghèo đất Lộc Ninh ấy, Hun Sen cùng đồng đội đã được những người dân không quen biết mời ăn cơm- lần đầu tiên ông được ăn cơm sau một thời gian dài ăn cháo. "Ở Campuchia, chúng tôi phải ăn cháo nhưng ở Hoa Lư, đêm đó, chúng tôi ăn hết cơm nấu trong "nồi số 10" (nồi số 10 được dùng để nấu cơm cho khoảng từ 10 đến 16 người ăn - NV), món canh sườn củ cải rất ngon, 5 người chúng tôi ăn hết cơm trong "nồi số 10" là điều không bình thường. Sau đó, chúng tôi ăn thêm một "nồi số 10" nữa. Đó là lần đầu tôi được ăn cơm. Ăn no. Nói ra thì xấu hổ nhưng lúc đó chúng tôi ăn rất ngon. Liên tục mấy ngày trước đó chúng tôi chỉ ăn cháo. Ở Campuchia thì nhiều tháng, năm trước đó tôi đã phải ăn cháo" - Ông Hun Sen bồi hồi nhớ lại.  

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đặt chân lên mảnh đất Lộc Ninh (Bình Phước) sau 40 năm. Ảnh: Trung Hiếu

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đặt chân lên mảnh đất Lộc Ninh (Bình Phước) sau 40 năm. Ảnh: Trung Hiếu

Không chỉ là bát cơm tình người, Hun Sen và đồng đội- những ngày tháng ấy- đã không hề bị trói tay, không hề bị khám xét. "Bộ đội Việt Nam không những không lấy đồng hồ mà thậm chí không dám mở ba lô của chúng tôi, không cần có biết gì trong ấy. Tất cả quá tốt đẹp không như lo sợ của tôi. Chúng tôi đã được đối xử rất tử tế" - Ông kể. 

Cũng bởi tình người giàu có, sự giúp đỡ chí tình bỏ qua mọi nghi ngại, e dè nơi mảnh đất biên giới nghèo ngày ấy, mà 40 năm sau, ngày 21/6/2017, sau chừng ấy năm tháng, giữa bộn bề công việc, người đứng đầu Chính phủ Campuchia vẫn cố thu xếp trở lại Lộc Ninh. Trở lại để hoài niệm, để thấy lòng mình ấm lại, bởi tình người không biên giới. 

Đến ơn tái sinh 40 năm trước

Ngày 7/1/2019, tại thủ đô Phnom Penh đã diễn ra lễ mit-tinh trọng thể kỷ niệm 40 năm Chiến thắng 7-1 (7-1-1979 - 7-1-2019)- ngày nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.

Tại buổi lễ trang trọng ngày hôm đó, Thủ tướng Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen xúc động chia sẻ nhân dân Campuchia coi ngày 7/1/1979 là ngày sinh lần thứ hai của mình. Bởi trước đó hơn thập kỷ, chính xác là chỉ trong 3 năm 8 tháng và 20 ngày (từ 1975-1978), chế độ Khmer Đỏ đã giết hại gần 3 triệu người dân Campuchia vô tội. Xã hội Campuchia ngày đó hầu như bị hủy diệt khi không có chợ búa, trường học, bệnh viện và tiền tệ. Các hoạt động tôn giáo cũng bị cấm đoán.

Nhưng thật may mắn, chế độ Khmer Đỏ đã không thể hủy diệt nổi dân tộc Campuchia. Và để dân tộc Campuchia có được cơ hội tái sinh ấy, bên cạnh sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia, không thể không kể đến sự giúp đỡ to lớn kịp thời của Quân tình nguyện Việt Nam. Thủ tướng Hun Sen gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam đã đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia tiến hành giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, đồng thời tiếp tục giúp ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ này. Công ơn to lớn ấy mãi mãi được khắc ghi trong lịch sử Campuchia.

Đó không phải là lần đầu tiên và không là lần cuối cùng Thủ tướng Hun Sen bày tỏ sự biết ơn chân thành ấy. 

Cũng trong chuyến thăm 6/2017 ấy, Thủ tướng Hun Sen đã trải lòng: “Tôi chọn con đường sang Việt Nam, không phải chỉ là sự lựa chọn của tôi mà còn là sự lựa chọn trong suy nghĩ của nhiều người Campuchia. Tôi tin tưởng Việt Nam… Không có Việt Nam, rất nhiều người Campuchia nữa sẽ chết. Trong đó có thể có cả vợ con của tôi”. Và, ông khẳng định: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay. Nếu không có sự hỗ trợ tình nguyện của Việt Nam, Campuchia sẽ không được giải phóng và hồi sinh. Dứt khoát là thế”.

Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 2/1/2012, Thủ tướng Hun Sen đã không nén nổi cảm xúc: “Trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam! Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”.

Hơn một năm sau, vào cuối tháng 12/2013, khi thăm Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen tiếp tục khẳng định: “Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia đã hi sinh hàng vạn người, bị thương không biết bao nhiêu. Việt Nam đã phải trả một cái giá rất lớn khi giúp đỡ Campuchia... Điều này chẳng thể nào quên được”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Và giờ đây, trong chuyến thăm Việt Nam trong 2 ngày 4,5/10/2019, Thủ tướng Hun Sen lại một lần nữa nhấn mạnh: Đất nước Campuchia một lần nữa cảm ơn sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của Việt Nam giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, cũng như sự trợ giúp chí tình của Việt Nam giúp Campuchia hồi sinh đất nước ngay cả khi Việt Nam cũng đang gặp khó khăn vì bao vây cấm vận.

Trong lòng người đứng đầu Chính phủ Campuchia, đất nước hình chữ S không chỉ có sự biết ơn mà có cả tình yêu, một "tình yêu định mệnh". 

Một trong những bằng chứng chứng minh cho tình yêu ấy là sự đam mê của ông  với tiếng Việt- thứ ngôn ngữ giàu ngữ điệu, giàu sắc thái biểu cảm nhưng cũng thật khó để sử dụng, để diễn đạt, nhất là với người nước ngoài.

Nhưng khó khăn có là gì nếu trong ta có tình yêu. "Phong ba" tiếng Việt đã không thể làm khó vị chính khách kì cựu. Dường như lần nào đến Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ Camphuchia cũng có những bài phát biểu, đối thoại bằng tiếng Việt. Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng- nguyên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia những năm 2005-2009 từng hé lộ: Sau này tôi còn nhiều lần được gặp riêng ông (Hun Sen) hoặc trong các dịp tháp tùng các đoàn Việt Nam thăm Campuchia, bao giờ nghe ông nói cũng bị lôi cuốn. Ông không ngần ngại nói thẳng bằng tiếng Việt, mạch lạc, khúc triết và rõ ràng. Ông giỏi tiếng Việt nên trong những cuộc gặp chính thức mà phải qua phiên dịch thì ông thường chữa cho cả phiên dịch.

Có lẽ trong suy nghĩ của Hun Sen, tiếng Việt mới là thứ ngôn ngữ ý nghĩa nhất, đắc dụng nhất để ông có thể bày tỏ cho những người bạn Việt Nam hiểu được rằng đất nước hình chữ S chiếm vị trí lớn như thế nào trong trái tim ông cũng như những người dân Campuchia.

Hà Anh 

Tin khác

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h
Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Chủ tịch Hạ viện Mỹ trong cuộc điện đàm hôm 28/3 rằng điều quan trọng là Quốc hội Mỹ phải nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Kiev.

Thế giới 24h