Hướng đi nào cho chè Việt?

Thứ năm, 08/08/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá trị thu về lại không cao do lượng xuất khẩu chè vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và hiện tại chưa có tiêu chuẩn cụ thể để tăng năng suất chất lượng, tạo uy tín trên thị trường quốc tế.

Tăng về lượng nhưng giảm về giá trị!

6 tháng đầu năm 2019, mặc dù xuất khẩu chè tăng cả về lượng và giá trị nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu chè những tháng đầu năm 2019 đạt 57,1 nghìn tấn, trị giá 99 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và 8,7% trị giá so với cùng kỳ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chè Việt Nam, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu chè đang phải đối mặt sự cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nước có thị phần lớn. Bên cạnh đó, giá chè trên thế giới có xu hướng giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị xuất khẩu của ngành chè.

Sản phẩm chè của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Pakistan, đạt 17,2 nghìn tấn, trị giá 34,6 triệu USD; Giá chè xuất khẩu bình quân sang thị trường này đạt 2.007,9 USD/tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp theo là thị trường Đài Loan đạt 8,5 nghìn tấn, trị giá 13,3 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 5,4% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.559,9 USD/tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đức, Nga, Indonesia… lại có xu hướng giảm.

Được coi là quốc gia có thế mạnh về cây chè nhưng giá trị xuất khẩu của chè Việt lại tương đối thấp.

Được coi là quốc gia có thế mạnh về cây chè nhưng giá trị xuất khẩu của chè Việt lại tương đối thấp.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá trị thu về lại không cao. Thực tế cho thấy, nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Trong đó, khoảng 90% sản lượng chè của Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng ngành chè cần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá và phải cải thiện mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm.

Có thể khẳng định, hiện nay, các nhà sản xuất chè Việt Nam vẫn được khách hàng quốc tế biết đến về khả năng cung cấp khối lượng lớn, giá rẻ và chất lượng XK trung bình. Thậm chí, nhiều sản phẩm chè Việt Nam bị đánh giá là thấp, do đó giá bán chỉ tương đương 50% so với giá chè trung bình của Srilanka và thấp hơn so với các nước khác có chè XK. Để thay đổi được hình ảnh này là một thách thức rất lớn đối với mỗi công ty sản xuất và XK, và đối với cả ngành chè Việt.

Xây dựng thương hiệu cần có định hướng

Cùng với việc nâng cao chất lượng, theo các chuyên gia lĩnh vực này, việc xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm chè đòi hỏi DN ngành chè cần phải có định hướng. Đối với DN XK sản phẩm thô, đóng gói bao lớn, chưa có thương hiệu sản phẩm thì nên tập trung vào thương hiệu DN, dưới góc độ là một đối tác chuyên nghiệp, thông thạo trên thị trường quốc tế, đảm bảo được độ tin cậy và khả năng cung ứng.

Còn với thương hiệu sản phẩm chè đóng gói, để có thể XK được chè thành phẩm, đóng trong bao bì nhỏ, có thương hiệu của DN Việt và phân phối được tới tay người tiêu dùng quốc tế thì đó là cả một chặng đường dài, cần rất nhiều nỗ lực và chi phí của DN XK và của toàn bộ chuỗi cung ứng chè.

Theo các chuyên gia, thương hiệu là yếu tố chủ yếu quyết định khách hàng mua sản phẩm. Thương hiệu không chỉ là tài sản của DN mà còn là tài sản của quốc gia. Việc xây dựng thương hiệu cần phải có thời gian và lộ trình để tích tụ năng lực và kinh nghiệm. Ngoài việc hỗ trợ từ phía Nhà nước, các bộ, ngành địa phương rất cần sự nỗ lực của mỗi DN.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và giá bán, ngành chè phải kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và nhất là thuốc bảo vệ thực vật. Kiên quyết chấm dứt tình trạng các lô hàng bị trả về do tồn dư thuốc BVTV nằm trong danh mục thuốc không được phép sử dụng của nước nhập khẩu. Cùng với đó, các địa phương phải khẩn trương nâng tỷ lệ chè xanh chất lượng cao từ 15% hiện nay lên 30 đến 40% vào năm 2020.

Phấn đấu 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Chỉ xem xét cấp phép đầu tư, xây dựng mới và mở rộng nhà máy chế biến chè với những nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại và có vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Cơ quan chức năng cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác phát triển sản xuất chè an toàn, kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng cao chất lượng chè, có hiệu quả và bền vững; rà soát, cập nhật, xây dựng và ban hành quy trình sản xuất chè an toàn để người dân dễ áp dụng.

Cùng với đó, thí điểm xây dựng vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Phương Nguyên

Tags:

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp