Huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) Với khát vọng phát triển

Thứ tư, 17/02/2021 14:40 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong những năm qua, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Ngọc Lặc luôn phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của đảng bộ, và HĐND huyện đề ra.

Ngọc Lặc là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 70km về phía Tây, là của ngõ, trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên 497,2km2, dân số 146.210 người, gồm 4 dân tộc (Kinh, Mường, Thái và Dao) anh em sinh sống. Trong những năm qua, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Ngọc Lặc luôn phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của đảng bộ, và HĐND huyện đề ra.

Với sự quan tâm đặc biệt mà Ðảng, Nhà nước dành cho Ðảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ðây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở ra cho Thanh Hóa nói chung và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh nói riêng thời cơ, vận hội mới. Cùng với tỉnh Thanh Hóa, Ngọc Lặc đang quyết tâm thực hiện hóa khát vọng vươn lên trong giai đoạn mới như tinh thần Nghị quyết 58 đã nêu.

Lễ ký Biên bản ghi nhớ đầu tư vào huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Lễ ký Biên bản ghi nhớ đầu tư vào huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Bằng sự quyết tâm cao của các thế hệ lãnh đạo, với sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, Ngọc Lặc đã dần tìm được hướng đi cho mình để trở thành huyện đứng đầu khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa và thuộc nhóm các huyện, thị, thành phố dẫn đầu trong tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo, dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế, huyện Ngọc Lặc cũng nhận thấy rằng: Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các lĩnh vực phát triển nhanh nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Ngoài sự nỗ lực của cấp ủy Ðảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, rất cần có sự định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp của cấp trên đầu tư vào huyện. Và Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị được coi là đáp án cho sự “điều khiển, sắp đặt” đó.

Nằm ở vị trí giao thoa giữa đồng bằng và miền núi xứ Thanh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những năm qua, Ngọc Lặc lấy phát triển nông nghiệp là nền tảng, huyện đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng hiệu quả gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả gắn với chế biến quy mô lớn. Kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư các dự án nông nghiệp vào huyện để phát triển nông nghiệp đa dạng và đạt hiệu quả cao góp phần xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Ngọc Lặc lấy sản xuất công nghiệp, xây dựng và phát triển đô thị là động lực trong phát triển kinh tế của huyện. Tập trung phát triển nhanh và đa dạng các ngành, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, gia công sản phẩm dịch vụ và kêu gọi thu hút đầu tư vào 3 cụm công nghiệp của huyện (Phúc Thịnh, Minh Tiến và Ngọc Sơn). Phấn đấu đến năm 2030 kêu gọi đầu tư được 5 đến 7 dự án với quy mô khoảng 100ha  vào huyện và giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động địa phương. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, xây dựng và bồi dưỡng nguồn thu, khai thác hiệu quả các nguồn thu để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước hằng năm tại địa bàn vượt 12,0% trở lên và đến năm 2030 Ngọc Lặc phấn đấu trở thành đô thị và tự cân đối ngân sách. Dự kiến, đến năm 2030 thu hút vốn cho phát triển từ các doanh nghiệp trên địa bàn đạt trên 1,6 tỷ USD.

Bám sát Nghị quyết 58, Ngọc Lặc cũng đặt ra mục tiêu đưa du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hóa thể thao trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa, nhằm xây dựng Ngọc Lặc thành trung tâm kinh tế văn hóa của 11 huyện miền núi xứ Thanh, nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân chung của cả tỉnh; giáo dục luôn dẫn đầu các huyện miền núi trong tỉnh; các giá trị di sản văn hóa và lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nghị quyết 58 thực sự là động lực để Ngọc Lặc nói riêng, Thanh Hóa nói chung có cơ hội vươn lên, là kim chỉ nam, định hướng và dẫn dắt cho tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trong tỉnh phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương và hiện thực hóa khát vọng phát triển trong giai đoạn mới. Từ đó, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, Ngọc Lặc quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 về đích NTM, lên thị xã vào năm 2040 và từng bước khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Đình Hà

Tin khác

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(CLO) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Đời sống
Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

Hà Nội tuyển dụng hơn 1.800 chỉ tiêu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động

(CLO) Ngày 20/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức khai mạc Phiên Giao dịch việc làm lưu động năm 2024 với tổng nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 1.840 chỉ tiêu.

Đời sống
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

(CLO) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo.

Đời sống
Sẽ thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe nếu gian lận tập huấn và kiểm tra

Sẽ thu hồi Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe nếu gian lận tập huấn và kiểm tra

(CLO) Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (Giấy chứng nhận) sẽ bị thu hồi khi cá nhân có hành vi gian lận để được tham dự tập huấn và kiểm tra để được Giấy chứng nhận.

Đời sống
Thanh Hóa: Người dân lập lán phản đối xây dựng bãi tập kết và xử lý rác

Thanh Hóa: Người dân lập lán phản đối xây dựng bãi tập kết và xử lý rác

(CLO) Nhiều ngày qua, rất đông người dân xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa treo băng rôn, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống, sản xuất và đời sống của người dân.

Đời sống