Hy hữu: Mua hàng từ nước ngoài, dân Trung Quốc có thể không được về nhà dịp Tết

Thứ sáu, 21/01/2022 06:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nỗi lo sợ và bối rối đang lan rộng giữa hàng trăm triệu người tiêu dùng Trung Quốc và các nhà cung cấp nước ngoài bởi những hạn chế của nước này đối với thư và hàng hoá quốc tế nhằm ngăn chặn sự lây lan Covid-19.

Nhiễm Omicron qua kiện hàng ship từ nước ngoài?

Những lo ngại về việc nhiễm Covid-19 bởi virus bám trên bề mặt hàng hóa nhập khẩu đã tồn tại từ lâu ở Trung Quốc. Nhưng nỗi lo này đã leo thang vào đầu tuần này khi các nhà chức trách ở Bắc Kinh cho biết bệnh nhân đầu tiên của thành phố được chẩn đoán dương tính với biến thể Omicron đã nhận được một lá thư từ Canada hồi đầu tháng.

hy huu mua hang tu nuoc ngoai dan trung quoc co the khong duoc ve nha dip tet hinh 1

Vào năm 2020, Trung Quốc có khoảng 158 triệu người mua sắm trực tuyến mua các sản phẩm ở nước ngoài. (Nguồn: AFP).

Điều này dẫn đến một loạt các bài đăng bày tỏ sự tiếc nuối và bối rối từ người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau của Trung Quốc, với nhiều người dùng đã bị cấm đặt hàng ở nước ngoài.

Một người dùng Weibo sống tại Quảng Đông cho biết: “Tôi vừa phát hiện mã QR của mình đã chuyển sang màu vàng và tôi nhận được một cuộc gọi nói rằng tôi cần phải test Covid ba lần trong 7 ngày để chuyển mã trở lại mã màu xanh vì tôi đã nhận được một gói hàng ở nước ngoài. Đó là điếu xì gà tôi đã mua vào tháng trước và tôi thậm chí vẫn chưa nhận được hàng”.

Trung Quốc sử dụng hệ thống mã QR cá nhân dựa trên màu sắc, với mã sức khỏe màu xanh lá cây được cho phép vào tòa nhà văn phòng hoặc cơ sở công cộng. Điều này cho phép mọi người di chuyển tự do hơn so với mã sức khỏe màu vàng hoặc đỏ, vốn bắt buộc kiểm tra và kiểm dịch.

“Gói hàng này có thể khiến mã QR của tôi chuyển sang màu vàng và khiến tôi không thể về nhà trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán”, Wang Wei, 41 tuổi, một người thường xuyên mua các sản phẩm trực tuyến ở nước ngoài và vừa mua một chiếc mũ từ châu Âu vẫn chưa được giao tới cho biết.

“Tôi cũng muốn mua quần áo thể thao… nhưng vì mã QR màu vàng này không chắc chắn nên tôi không dám đặt hàng”, Wei nói thêm.

Trường hợp ca nhiễm Omicron đầu tiên ở thành phố Thâm Quyến cũng có liên quan đến một gói hàng ở nước ngoài nhận từ Bắc Mỹ.

“Không thể loại trừ khả năng nhiễm Covid-19 thông qua một mặt hàng bị nhiễm virus được nhập khẩu từ nước ngoài”, quan chức y tế Thâm Quyến Lin Hancheng cho biết hôm 17/1 vừa qua.

Nhưng Bộ Y tế của Canada khẳng định rằng mặc dù thư có thể bị nhiễm virus, nhưng “nguy cơ nhiễm Covid-19 khi tiếp xúc thư giấy hoặc gói bìa cứng, bao gồm cả thư quốc tế, là cực kỳ thấp”.

"Nói chung, Covid-19 bao gồm các biến thể không lây lan từ các sản phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần", Bộ Y tế Canada cho biết.

Để đề phòng, các gói hàng ở nước ngoài sẽ trải qua nhiều vòng khử trùng khi đến Trung Quốc, cũng như khi đến các kho hàng, trước khi chúng được giao. Những người trong ngành xác nhận rằng các biện pháp đã được thực hiện.

Kinh doanh ế ẩm vì nhiều bề kìm kẹp

Daigou Neo Wang sống tại Áo, kiếm sống từ việc mua hàng hiệu ở nước ngoài và vận chuyển chúng đến Trung Quốc, nhưng công việc này đã bị ảnh hưởng bởi mạng lưới hậu cần toàn cầu bị gián đoạn.

“Các chuyến bay giữa Áo và Trung Quốc đã ít hơn nhiều so với trước đây”, Neo Wang, người không chắc có tiếp tục vận chuyển các kiện hàng hay không vì sợ sẽ gây ra vấn đề cho khách hàng của mình.

“Trước đây, thường mất 2 tuần để một gói hàng đến tay khách hàng của tôi, thì bây giờ phải mất từ 3 – 4 tuần. Theo sự hiểu biết của tôi, ngay cả khi ban đầu có virus trên kiện hàng được gửi, nó cũng không thể tồn tại lâu như vậy”, Neo Wang nói.

Cục Bưu điện Nhà nước Trung Quốc hôm 16/1 đã đưa ra một thông báo cảnh báo về những rủi ro của việc “nhập khẩu” virus qua đường bưu điện và chuyển phát quốc tế.

“Tất cả các doanh nghiệp nên… khử trùng hoàn toàn bao bì bên ngoài của thư quốc tế và chuyển phát nhanh từng cái một càng sớm càng tốt… giảm việc mua hoặc đặt hàng qua bưu điện các mặt hàng từ các quốc gia và khu vực có nguy cơ cao”, thông báo cho biết, lặp lại cảnh báo từ nhiều thành phố ở Trung Quốc.

Vào năm 2020, Trung Quốc có khoảng 158 triệu người mua sắm trực tuyến mua các sản phẩm ở nước ngoài, theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc iiMedia vào tháng 4.

Zhang Yi, trưởng nhóm phân tích của iiMedia, cho biết: “Kể từ khi đại dịch bắt đầu, thị trường đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Từ quan điểm của người tiêu dùng, nhu cầu đã bị thu hẹp lại”.

Neo Wang cho biết thêm, các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt của Trung Quốc đã ngăn dòng người tiêu dùng đi du lịch nước ngoài, nhưng những người kinh doanh như Neo Wang vẫn không thể thu được nhiều lợi ích.

Anh nói: “Bây giờ tình hình kinh tế trong nước không tốt đã kìm hãm đáng kể nhu cầu của người dân đối với hàng xa xỉ, và chi phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng cao khiến giá cả tăng lên”.

Khu miễn thuế của Hải Nam cũng đã làm giảm nhu cầu về dịch vụ mua sắm hộ hàng hiệu trong năm qua, Wang nói thêm.

Doanh số bán hàng miễn thuế trên đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tăng lên 50,49 tỷ nhân dân tệ (7,9 tỷ USD) vào năm 2021, tăng 83% so với một năm trước đó do số lượng người mua sắm miễn thuế cũng tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu chính thức.

“Cảm giác của tôi là công việc mua hộ hàng hiệu ở nước ngoài cho người dân Trung Quốc ngày càng khó hơn. Không ai xung quanh tôi nói rằng công việc kinh doanh của họ đang tốt đẹp”, Neo Wang chia sẻ.

Sơn Tùng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp