IMF: Xung đột Nga - Ukraine – “yếu tố tiêu cực nhất” đối với kinh tế toàn cầu

18/11/2022 10:52

(CLO) Cuộc chiến ở Ukraine là "yếu tố tiêu cực quan trọng nhất" đối với nền kinh tế thế giới trong năm nay, rất có thể là cả năm 2023, Giám đốc IMF Kristalina Georgieva chia sẻ với CNBC bên lề cuộc họp G-20, hôm 16/11.

Trong khi đó, tại cuộc họp, hầu hết các thành viên G-20 đều lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đối với Ukraine.

Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định: “Tất nhiên, bất cứ điều gì tạo ra nhiều lo lắng hơn đều có hại cho triển vọng tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của mọi người ở mọi nơi".

imf xung dot nga  ukraine yeu to tieu cuc nhat doi voi kinh te toan cau hinh 1

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva tại Hội nghị G-20 tại Indonesia. Ảnh: CNBC.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh G-20 không phải giải quyết về việc có một tuyên bố chung, mà trọng tâm là “những vấn đề rất cấp bách” - chẳng hạn như lạm phát toàn cầu, chi phí sinh hoạt gia tăng, an ninh lương thực và năng lượng.

Trước đó, IMF đã đưa ra cảnh báo về sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu do chiến tranh Nga-Ukraine và cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống 2,7% - dự đoán mức giảm từ mức dự kiến 3,2% vào năm 2022.

Đây mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2001, ngoại trừ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giai đoạn cấp tính của đại dịch COVID-19,” cơ quan quốc tế trong báo cáo tháng 10 của mình.

Xung đột Nga – Ukraine và đại dịch Covid-19 đã khiến khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn và gây thiệt hại cho tăng trưởng trong nước và quốc tế. Nếu thế giới chọn đi vào “các khối riêng biệt”, thì sẽ phải trả một cái giá đắt. Cụ thể, sẽ đặc biệt cao đối với các nền kinh tế mở và rộng hơn là đối với các nước đang phát triển.

Ví dụ, Châu Á và Thái Bình Dương có thể mất hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nếu thương mại bị cắt đứt trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt chip của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và nếu các hàng rào phi thuế quan ở các khu vực khác được nâng lên “mức độ thời Chiến tranh Lạnh”.

Ước tính, cứ đà này, chúng ta sẽ mất khoảng từ 1,4 nghìn tỷ USD - 3,4 nghìn tỷ USD mỗi năm, vì vậy, mọi người nên dự đoán rất cẩn thận hậu quả của các hành động và khôn ngoan để tránh bị “mộng du” vào một thế giới nghèo hơn và kém an toàn hơn, bà Georgieva nói.

Lê Na (Theo CNBC)

    Nổi bật
        Mới nhất
        IMF: Xung đột Nga - Ukraine – “yếu tố tiêu cực nhất” đối với kinh tế toàn cầu
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO