IMF:Xung đột Nga - Ukraine “cản trở nghiêm trọng” đến nền kinh tế toàn cầu

Thứ tư, 20/04/2022 06:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (19/4), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm tới do hậu quả của xung đột Ukraine của Nga, ví hậu quả của cuộc xung đột là một "trận động đất".

Tổ chức IMF công bố các tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu của chiến tranh đang lan rộng, len lỏi vào các quốc gia từ các siêu cường kinh tế đến các quốc gia thuộc khối đang phát triển.

imfxung dot nga  ukraine can tro nghiem trong den nen kinh te toan cau hinh 1

Nền kinh tế toàn cầu vốn đã chịu “tổn thương” từ hậu quả của đại dịch Covid-19, đến nay lại phải gồng gánh một cú giáng mạnh mẽ hơn nhiều từ xung đột Nga – Ukraine. Ảnh: Minh hoạ/Internet.

IMF hiện dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3,6% trong cả hai năm 2022 và 2023, mức tăng trưởng chậm đáng kể so với mức tăng trưởng 6,1% vào năm 2021. Các dự báo mới nhất lần lượt hạ 0,8 và 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó vào tháng Giêng.

Tuần này, Ngân hàng Thế giới cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và hiện dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% vào năm 2022.

Dự báo của IMF giả định rằng cuộc chiến vẫn chỉ giới hạn ở Ukraine, rằng các lệnh trừng phạt bổ sung chống lại Nga không nhắm vào ngành năng lượng khổng lồ của nước này, và các tác động của đại dịch Covid-19 tiếp tục tiêu tan.

IMF dự đoán rằng GDP của Ukraine sẽ giảm 35% trong năm nay, trong khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ buộc nền kinh tế của nước này giảm 8,5%.

Trong đó, vì chiến tranh đã tạo ra một bước nhảy vọt về giá năng lượng và giá các mặt hàng khác, làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng và thúc đẩy các dự đoán về lạm phát đạt kỉ lục trong thập kỉ qua. Tóm lại, hậu quả trên thực tế đang “hoành hành” ở các quốc gia trên thế giới.

IMF tuyên bố: “Chiến tranh sẽ tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu, làm trì hoãn tăng trưởng và lạm phát gia tăng hơn nữa”, đồng thời, nhấn mạnh rằng nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đợt bùng phát Covid-19.

Tại châu Âu, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào Nga về năng lượng, tăng trưởng hiện được dự đoán sẽ giảm xuống 2,8% vào năm 2022, giảm 1,1 điểm phần trăm so với tháng Giêng.

Đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế Hoa Kỳ tương đối an toàn. Tuy nhiên, sự yếu kém trong các mối quan hệ đối tác thương mại, cũng như việc Cục Dự trữ Liên bang có kế hoạch rút lại các biện pháp kích thích kinh tế thời đại dịch và tăng lãi suất nhanh chóng, đang đè nặng lên triển vọng kinh tế của cường quốc này.

Được biết, IMF dự báo tăng trưởng của Hoa Kỳ là 3,7% trong 2022 và 2,3% vào năm 2023, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra trước đó.

Các “đám mây bão” cũng đang dần hình thành trên Trung Quốc, mà IMF hiện tăng dự báo ở mức 4,4% vào năm 2022, thấp hơn đáng kể mục tiêu chính thức của Bắc Kinh là 5,5%. Được biết, toàn bộ lĩnh vực bất động sản của nước này đang “đè nặng” lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong khi báo cáo thừa nhận rằng “triển vọng kinh tế toàn cầu đã xấu đi rõ rệt” kể từ đầu năm.

Tuy nhiên, do tính bất thường của cú sốc trên, IMF lưu ý rằng các dự báo sẽ còn “nằm xa tầm tay”. Và khả năng suy thoái trầm trọng, cùng với lạm phát cao kỷ lục đang tăng lên.

Theo ngân hàng đa quốc gia Goldman Sachs, nguy cơ Mỹ suy thoái trong 12 tháng tới là 15% và 35% trong 24 tháng tới.

Theo Nomura – một ngân hàng đầu tư Nhật Bản, khả năng Trung Quốc bước vào suy thoái vào mùa xuân năm nay đang tăng lên.

Các dự báo hàng đầu, nếu nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Đức đột ngột bị ngưng lại, nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ mất 238 tỷ USD sản lượng kinh tế trong hai năm tới.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết hôm thứ Ba (19/4) rằng một lệnh cấm vận của toàn Liên minh châu Âu đối với dầu mỏ của Nga đang được thực hiện và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủng hộ động thái này.

Lê Na (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô