Indonesia bất ngờ cho Trung Quốc “ra rìa” trong quỹ đầu tư quốc gia 20 tỷ USD

Thứ ba, 09/02/2021 13:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Indonesia sắp ra mắt một quỹ đầu tư quốc gia, sau khi bổ nhiệm ban cố vấn và nhận được cam kết tham gia từ 50 tổ chức quản lý vốn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là Trung Quốc lại không hề có một đơn vị nào được nêu tên trong danh sách này.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang có một số dự án hạ tầng tham vọng. Ảnh: AP

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang có một số dự án hạ tầng tham vọng. Ảnh: AP

Theo SCMP, quỹ đầu tư mới được gọi là Cơ quan Đầu tư Indonesia (INA), sẽ được sử dụng để phân bổ vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Trong đó, bao gồm các tuyến thu phí, cảng, cầu và sân bay.

Chính quyền Jakarta đang đặt mục tiêu cuối cùng sẽ có 20 tỷ USD trong quỹ INA, nhằm thúc đẩy nền kinh tế 1.000 tỷ USD của nước này. Theo kế hoạch đề ra, số vốn góp ban đầu là 5 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD từ ngân sách nhà nước, và 4 tỷ USD còn lại sẽ được lấy từ việc chuyển cổ phần và tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước. Theo dự kiến, quỹ INA sẽ được vận hành trong quý I năm nay.

Các nhà đầu tư Trung Quốc “bị loại”

Hiện có 5 tổ chức quản lý quỹ từ nước ngoài đã cam kết chắc chắn hoặc đảm bảo đầu tư tổng số tiền lên tới 9,8 tỷ USD cho INA. Tuy nhiên, theo Kevin O’Rourke – nhà phân tích chính trị và chính sách tại Indonesia – lưu ý sự vắng mặt của các đơn vị của Trung Quốc.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng giám đốc Sheng Guangzu của Tổng công ty đường sắt Trung Quốc đứng bên mô hình tàu lửa cao tốc năm 2016. Ảnh: Bloomberg

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng giám đốc Sheng Guangzu của Tổng công ty đường sắt Trung Quốc đứng bên mô hình tàu lửa cao tốc năm 2016. Ảnh: Bloomberg

Theo ông, sự vắng mặt của các doanh nghiệp Trung Quốc trong danh sách các nhà đầu tư cho quỹ INA có thể là do Indonesia cố tránh các khoản đầu tư từ Trung Quốc với lo ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể tác động đến các dự án hạ tầng quan trọng của Indonesia. Chia sẻ thêm, ông O’Rourke cho biết INA được thiết kế để kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan trọng của Indonesia.

“Dù không được thừa nhận, vẫn có cơ sở để cho rằng lý do sâu xa của cơ quan quản lý nhà nước chính là sự lo ngại Bắc Kinh có thể làm chủ các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng”, ông O’Rourke nhận định.

Một khi INA chính thức đi vào hoạt động, các nhà đầu tư có thể lựa chọn phương thức đầu tư vào “quỹ tổng hợp” (quỹ mẹ) hoặc “quỹ chuyên biệt” - cho phép các nhà đầu tư chi tiền vào một ngành hoặc một dự án cụ thể.

Theo Ban Đầu tư của Indonesia, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Indonesia trong năm 2020 với số tiền 4,8 tỷ USD – chỉ bằng một nửa so với 9,8 tỷ USD của Singapore. Theo sau Trung Quốc là Hồng Kông và Nhật Bản với số tiền lần lượt 3,5 tỷ USD và 2,6 tỷ USD.

Ngoài ra, từ năm 2015 đến quý III/2020, vốn đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia Đông Nam Á này tăng mạnh, với hơn 10.000 dự án từ các công trình cơ sở hạ tầng đến hoạt động khai thác mỏ. Do đó, sự vắng mặt của các nhà đầu tư Trung Quốc trong quỹ INA được coi là hoàn toàn bất ngờ.

Esther Sri Astuti – một nhà kinh tế tại Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính có trụ sở tại Jakarta – cho biết số lượng dự án đầu tư hiện nay của Trung Quốc tại Indonesia chính là một trong những lý do mà Trung Quốc không được tiếp cận để mời gọi đầu tư vào quỹ INA.

“Indonesia đang cố gắng đa dạng hóa danh mục nhà đầu tư để giảm rủi ro và có nhiều khoản đầu tư hơn bằng cách tiếp nhận nhiều nước khác, chứ không phải chỉ lệ thuộc vào mình Trung Quốc”, bà Esther chia sẻ. 

Indonesia có kế hoạch chi 6.445 nghìn tỷ rupiah (khoảng 450 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng đến năm 2024, trong đó 30% tổng số đó đến từ kho bạc quốc gia và phần còn lại được tài trợ bởi các doanh nghiệp nhà nước và các bên tư nhân - bao gồm cả các tổ chức đầu tư nước ngoài. Các dự án bao gồm các con đập, mạng lưới giao thông và phát triển vốn mới trị giá 33 tỷ USD của đất nước ở Đông Kalimantan.

Đối mặt với nhiều thách thức lớn

Dù nhận được nhiều cam kết từ các nhà đầu tư nước ngoài và cho thấy triển vọng tốt đẹp, quỹ đầu tư quốc gia của Indonesia hiện vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn khác.

Đầu tiên đó là sự nghi vấn rằng liệu các nhà đầu tư quốc tế có thể tin tưởng để giao tiền của họ cho một chính phủ có lịch sử tham nhũng lâu đời, đặc biệt là với bê bối rửa tiền lôi kéo quỹ tài sản có chủ quyền của Malaysia – đại án 1MDB hay không.

Đường cao tốc Balikpapan-to-Samarinda ở tỉnh Đông Kalimantan là một phần của dự án phát triển với vốn 33 tỷ USD của Indonesia. Ảnh: Reuters

Đường cao tốc Balikpapan-to-Samarinda ở tỉnh Đông Kalimantan là một phần của dự án phát triển với vốn 33 tỷ USD của Indonesia. Ảnh: Reuters

Các cáo buộc liên quan trong đại án tham nhũng này đã khiến hai thành viên nội các cũ của Tổng thống Widodo từng mất chức. Edhy Prabowo, cựu bộ trưởng phụ trách thủy sản, bị cáo buộc nhận hối lộ 3,4 tỷ rupiah để cấp giấu phép xuất khẩu ấu trùng tôm hùm. Trong khi đó, cựu bộ trưởng xã hội Juliari Batubara bị cáo buộc đã nhận lại 17 tỷ rupiah từ các nhà cung cấp gói hỗ trợ xã hội cho người nghèo. Cả hai hiện đang bị giam giữ trong tù chờ xét xử.

Indonesia cũng tụt 17 bậc, xuống vị trí thứ 102 trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2020 và rớt xuống vị trí thứ 73 vào năm 2020, từ 72 trong 2019 về Chỉ số Thuận lợi Kinh doanh do Ngân hàng Thế giới xếp hạng, vốn nhìn vào quy định kinh doanh và cải cách ở 190 nền kinh tế.

“Nếu chính phủ không đủ năng lực và tham nhũng, thì rất có khả năng quỹ đầu tư quốc gia thực sự tạo ra nhiều xung đột và khủng hoảng hơn thay vì hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, vì vậy tôi nghĩ Indonesia nên tập trung vào các vấn đề cơ bản như đảm bảo các doanh nghiệp thành lập được thuận lợi hơn”, Pushan Dutt, giáo sư kinh tế và khoa học chính trị tại INSEAD ở Singapore cho biết.

Ông Pushan nhấn mạnh: “Việc có một quỹ đầu tư quốc gia sẽ giúp đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những vấn đề cốt lõi của họ.”

Tuần trước, ông Widodo đã bổ nhiệm 5 thành viên vào ban giám sát của INA, đặt Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani và Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Erick Thohir đứng đầu cùng với ba chuyên gia tài chính khu vực tư nhân dày dạn kinh nghiệm khác: luật sư thị trường vốn Yozua Makes, nhà đầu tư cổ phần tư nhân Darwin Cyril Noerhadi và kế toán viên kỳ cựu của PwC Haryanto Sahari. Ban giám đốc dự kiến ​​sẽ được công bố trong những tuần tới.

Tuy nhiên, trong khi có các nhà lãnh đạo có năng lực đứng đầu INA là chìa khóa thành công của nó, các nhà phân tích cũng cho rằng chính phủ cần thiết lập chi tiết rõ ràng về nhiệm vụ của quỹ, chiến lược danh mục đầu tư và hướng dẫn báo cáo để giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về việc quản lý quỹ.

Pushan nói: “Các câu hỏi quan trọng là kiểm tra và cân đối, hướng dẫn báo cáo và tính minh bạch của việc sử dụng các quỹ này là gì. “Đây là những điều có thể làm cho một quỹ đầu tư quốc gia tốt hơn các quỹ khác vốn có cách quản lý yếu kém như 1MDB ở Malaysia.”

Pushan chỉ ra một tiêu cực khác đối với INA là Indonesia không đáp ứng các điều kiện tiên quyết thông thường cần thiết để thành lập một quỹ như vậy. Các quỹ đầu tư quốc gia thường được thành lập tại các nước có “thặng dư khổng lồ và có dự trữ ngoại hối lớn mà họ cần đầu tư”, như Singapore, hoặc có “nguồn tài nguyên thiên nhiên” như ở Na Uy và một số nước Trung Đông.

Dường như Indonesia không có những điều kiện này.“Hiện Indonesia đang thâm hụt tài chính, không có dự trữ ngoại hối khổng lồ và nhập khẩu nhiều dầu hơn là xuất khẩu. Tôi khó có thể thấy được sự cần thiết của một quỹ đầu tư quốc gia.”                                                                                                                  Hương Vũ

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h