(CLO) Chính phủ Indonesia đã bắt đầu thảo luận về khả năng Nhật Bản tham gia vào tuyến đường sắt cao tốc từ Jakarta đến Bandung, với hy vọng thúc đẩy tiến độ của dự án do Trung Quốc thi công bị trì hoãn do chi phí tăng, Nikkei đưa tin.
Trung Quốc giành được dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung vào năm 2015, nhưng tiến độ bị trì hoãn bởi sự chậm trễ và đội vốn - Ảnh: Reuters
Đề xuất mới này của Indonesia sẽ kết hợp với dự án mà Nhật Bản và Indonesia đã ký kết nâng cấp đường sắt hiện có từ Jakarta đi Surabaya.
Đáng nói, đề xuất này được đưa ra khi chính Indonesia đã giao thầu cho Trung Quốc thay vì Nhật Bản hồi năm 2015.
Trong cuộc họp báo trực tuyến hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Retno Marsudi nói cho biết, các cuộc thảo luận trao đổi về việc mở rộng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung đến Surabaya cũng như việc có thể đưa Nhật Bản vào dự án hay không.
Nhật Bản là một đối tác quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia và hợp tác sẽ giúp kết nối hơn nữa các thành phố của Indonesia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, Ngoại trưởng Retno Marsudi nói.
Nhiều quan chức trong chính phủ Indonesia lập luận rằng, một tuyến đường sắt duy nhất chạy qua Bandung đến Surabaya sẽ hiệu quả hơn so với các tuyến đường riêng biệt đi về phía đông và đông nam thủ đô. Chi phí vượt mức cho dự án Bandung đã thúc đẩy quan điểm này.
Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia dự kiến sẽ vạch ra một kế hoạch mới và chính thức đề xuất nó với Nhật Bản sau khi hoàn tất.
Dự án đường sắt nối Jakarta và Surabaya do Trung Quốc thầu
Trước đó, Trung Quốc đã giành được gói dự án Jakarta-Bandung với kế hoạch triển khai mà không cần đóng góp tài chính từ chính phủ Indonesia.
Tuyến đường sắt dài 140 km dự kiến sẽ cắt giảm thời gian đi lại giữa hai thành phố xuống còn 45 phút từ ba tiếng rưỡi. Lễ khởi công được tổ chức vào tháng 1 năm 2016, với sự ra mắt dự kiến vào năm 2019.
Bắc Kinh coi đó là một phần quan trọng của “Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Vào tháng 6 năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói trong một cuộc họp với người đồng cấp Indonesia Joko Widodo, "Chúng ta phải đều đặn xây dựng và nâng cao chất lượng hợp tác theo Sáng kiến Một vành đai, Một con đường".
Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng - một điều kiện tài chính từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, vốn cung cấp 75% kinh phí - làm chậm dự án, đẩy lùi việc khai thác tuyến đường sắt cao tốc này đến năm 2021.
Gần đây, việc xây dựng của dự án tạm thời bị dừng lại do các lệnh hạn chế tại Indonesia như một biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan virus Corona.
Bộ trưởng điều phối Các vấn đề kinh tế, Airlangga Hartarto đã chỉ ra rằng, dự án sẽ bị trì hoãn thêm một năm nữa. Một đánh giá về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia cho thấy, phí dự kiến của dự án đường sắt cao tốc liên kết Jakarta-Bandung sẽ đội lên 6 tỷ đô la so với ước tính 5,5 tỷ đô la trước đó.
Điều này dẫn đến ý tưởng mở rộng tuyến đường sắt đến Surabaya và đưa Nhật Bản vào dự án.
Đề xuất được đưa ra ánh sáng ngày 29 tháng 5, sau khi Tổng thống Widodo và các thành viên trong Nội các gặp nhau để đánh giá lại các dự án chiến lược quốc gia.
"Để kinh tế hơn, Tổng thống Jokowi đã chỉ thị rằng dự án không dừng lại ở Bandung mà được mở rộng tới Surabaya" và cũng yêu cầu thêm Nhật Bản vào tập đoàn, Bộ trưởng Airlangga nói sau cuộc họp, và được The Jakarta Post đưa tin.
Sự thay đổi trong kế hoạch của Indonesia đã gây trở ngại cho phía Nhật Bản, khi mà các nhà thầu nước này đã đưa ra một nghiên cứu khả thi cho tuyến đường sắt liên kết Jakarta-Surabaya và sẽ gặp khó khăn khi chuyển đổi các hạng mục liên quan.
Dự án đó sử dụng đường ray hiện có và có thông số kỹ thuật khác với tuyến đường sắt cao tốc của Trung Quốc.
"Chúng tôi chưa thể hình dung" đề xuất mới của Indonesia sẽ như thế nào, một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Đề xuất cho Nhật Bản tham gia một dự án với Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh gần đây thúc đẩy hợp tác Trung-Nhật về cơ sở hạ tầng ở các nước thứ ba.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Từ ngày 5/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức áp mức thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, động thái gây tranh cãi dữ dội trên cả trường quốc tế lẫn tại nước Mỹ.