Indonesia kéo dài lệnh hạn chế hoạt động cộng đồng

Thứ ba, 14/09/2021 07:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 13/9, Chính phủ Indonesia quyết định kéo dài lệnh hạn chế hoạt động cộng đồng cấp độ 1-4 từ ngày 14 đến ngày 20/9 để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát.

Sự kiện: COVID-19

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 13/9, các nước ASEAN ghi nhận thêm 47.904 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh tăng vượt ngưỡng 11 triệu ca.

Toàn khối cũng ghi nhận 854 ca tử vong, như vậy, tới nay virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 244.002 người dân ở khu vực. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 9,8 triệu trường hợp.

indonesia keo dai lenh han che hoat dong cong dong hinh 1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 10/9/2021. Ảnh: THX

Trong 24 giờ qua, có 6/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới; 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19.

Mặc dù Indonesia dường như đã qua đỉnh dịch, ngày 13/9, Chính phủ nước này đã quyết định kéo dài các hạn chế hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 1-4 từ ngày 14 đến ngày 20/9 tới và sẽ tiến hành đánh giá hàng tuần.

Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan cho biết hiện chỉ còn 3 huyện và thành phố thuộc 7 tỉnh thành tại Java và Bali áp dụng PPKM cấp độ 4, giảm so với mức 11 địa phương trong lần gia hạn trước. Trong khi đó, 23 địa phương bên ngoài hai hòn đảo đông dân này áp dụng PPKM cấp độ 4 vẫn được giữ nguyên.

Trong lần thứ 9 kéo dài PPKM cấp độ 1-4 này, chính phủ Indonesia sẽ cho phép rạp chiếu phim ở các thành phố áp dụng PPKM cấp độ 2 và 3 hoạt động trở lại với 50% công suất tối đa, với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch và sử dụng nền tảng khai báo y tế trực tuyến PeduliLindung.

Quyết định nới lỏng các hạn chế xã hội này được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh có xu hướng giảm mạnh, nhất là tại các khu vực thuộc Java và Bali. Theo ông Luhut, trong lần áp dụng PPKM cấp độ 1-4 từ ngày 7-13/9, số ca mắc COVID-19 đã giảm 93,3% trên toàn quốc so với mức đỉnh gần 57.000 ca được ghi nhận vào ngày 15/7, và 96% tại Java và Bali. Ngoài ra, số bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà cũng giảm xuống dưới ngưỡng 100.000 người.

Theo số liệu của Bộ Y tế Indonesia, trong thời gian từ ngày 7-12/9, Java và Bali ghi nhận tổng cộng 14.954 ca mắc COVID-19, chiếm 43,88% trong tổng số 34.078 ca mắc trên toàn quốc. Hai hòn đảo này cũng báo cáo 1.439 ca tử vong và 27.392 bệnh nhân hồi phục.

Chính phủ Indonesia áp đặt PPKM khẩn cấp từ ngày 3-20/7 tại Java và Bali, và từ ngày 12-20/7 bên ngoài hai hòn đảo này. Biện pháp này đã được gia hạn với thuật ngữ mới “PPKM cấp độ 1-4” từ ngày 20-25/7 và đã được kéo dài nhiều lần cho đến nay, đi kèm với việc nới lỏng dần một số hạn chế xã hội như cho phép mở cửa trở lại các trung tâm thương mại, nhà hàng, nơi cầu nguyện và địa điểm du lịch.

Dữ liệu mới nhất ngày 13/9, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 2.577 ca mắc COVID-19, mức mắc mới trong ngày thấp nhất kể từ ngày 15/5, nâng tổng số ca lây nhiễm tại quốc gia này kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu tháng 3/2020 lên 4.170.088 ca. Số ca tử vong được ghi nhận ngày 13/9 là 276 ca, đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 17/6.

Trong khi đó, tại Campuchia, số ca bệnh đến nay đã vượt ngưỡng 100.000 ca. Bộ Y tế Campuchia ngày 13/9 thông báo ghi nhận thêm 629 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ, trong đó có 123 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này kể từ đầu dịch đến nay là 100.133 ca.

Campuchia cũng thông báo thêm 9 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong vì COVID-19 tại Campuchia lên 2.049 ca. Trong số các tỉnh có số ca mắc COVID-19 ở mức cao, tỉnh Battambang bị tác động mạnh nhất với ít nhất 252 ca mắc mới tại ổ dịch chợ Kamrieng trên địa bàn tỉnh này.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Campuchia có xu hướng xấu đi kể từ ngày 10/9 với số ca nhiễm tăng trong số lao động Campuchia trở về từ Thái Lan và số ca nhiễm biến thể Delta tại Phnom Penh cũng như trên cả nước tiếp tục tăng. Trong thời gian từ ngày 31/3-9/9, Viện Pasteur Campuchia phát hiện tổng cộng 3.731 ca nhiễm biến thể Delta tại 24/25 tỉnh, thành trên cả nước.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe