Giá USD tăng cao
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
Theo dõi báo trên:
Dự án “đội giá”
Dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ở Walini, tỉnh Tây Java, vốn được khởi công vào năm 2015 khi Tổng thống Joko Widodo đang đảm nhiệm chức năm thứ hai.
Dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung liên tục bị chậm tiến độ. Ảnh: Asia Times.
Kể từ đó đến nay, giá xây dựng cho tuyến đường sắt dài 143 km đã tăng từ 6,07 tỷ USD lên hơn 8 tỷ USD với ngày hoàn thiện dự kiến là cuối năm 2022, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu đề ra.
Dự án này, với khoản vay 4,5 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ, là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh. Theo một báo cáo của tổ chức AidData thuộc Học viện William&Mary, BRI đã khiến Indonesia và nhiều quốc gia khác phải gánh “núi nợ” hoặc nợ ẩn lớn.
Theo báo cáo tính toàn diện kèm theo báo cáo AidData cho thấy, Trung Quốc đã cam kết viện trợ tài chính hơn 34,9 tỷ USD cho Indonesia trong giai đoạn 2000-2017, dưới dạng viện trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các dòng viện trợ chính thức khác (OOF).
Các nhà nghiên cứu cho rằng Indonesia hiện đang nợ Trung Quốc 4,95 tỷ USD và 17,28 tỷ USD khác mà họ gọi là nợ công “ẩn”, tức là nguồn vốn do các công ty nhà nước hoặc các tổ chức chính phủ khác gánh chịu mà không có bảo lãnh của chính phủ.
Điều đó có nghĩa rằng 78% khoản nợ của Indonesia đối với Trung Quốc nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Tờ báo Koran Tempo đã mô tả tình trạng này là một “quả bom hẹn giờ” có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước này trong tương lai.
Trung Quốc đã áp mức kỳ hạn vay trung bình, theo AidData. Cụ thể là 4,06% lãi suất với kỳ hạn thanh toán 15 năm. Khoản vay dự án đường sắt cao tốc này với lãi suất 2% nếu thời gian trả trên 10 năm.
“Đi đường vòng”
Dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ở Walini, tỉnh Tây Java, vốn được khởi công vào năm 2015 khi Tổng thống Joko Widodo đang nắm quyền năm thứ hai. Ảnh: Asia Times.
Các nhà phân tích lưu ý rằng một nửa các dự án do Trung Quốc tài trợ đều “đi đường vòng”, tức là tiền được Indonesia mượn từ Trung Quốc cuối cùng sẽ về tay Trung Quốc thông qua các khoản thanh toán hợp đồng cho Trung Quốc hay liên doanh Trung Quốc – Indonesia, do hầu hết họ sử dụng lao động Trung Quốc.
Indonesia có 60% cổ phần trong liên doanh PT Kerata Api Indonesia (KCIC), bao gồm đối tác địa phương PT Pilar Sinergo BUMN Indonessia (PSBI) và một tập đoàn Trung Quốc gồm China Railways International Co Ltd và 4 công ty nhà nước khác.
Mặc dù Nhật Bản đã dành 2 năm đưa ra những phương án khả thi cho dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, nhưng cuối cùng Trung Quốc đã trúng thầu.
Tháng trước, khi bùng lên những dấu hiệu đáng lo ngại về vấn đề tài chính, Wijaya Karrta (WIKA) đã chuyển giao vai trò lãnh đạo cho Kerata Api (KAI), để chính phủ bơm thêm 286,7 triệu USD cho các dự án từ ngân sách nhà nước của năm 2022.
Các quan chức của KCIC cho biết, số tiền này sẽ được sử dụng để trang trải chi phí vượt mức do mua đất và di dời các cơ sở xã hội và cộng đồng, như trạm biến áp điện, đường dẫn ống nước và cáp quang mà các bên đã không lường trước được trong giai đoạn lập kế hoạch.
Tuy nhiên các nhà quan sát đều tỏ ra khó hiểu trước lý do này vì việc mua đất và giải phóng mặt bằng là một trở ngại chính quá phổ biến đối với các dự án hạ tầng công cộng.
Một nhà phát ngôn của Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia (SOE) còn đổ lỗi cho việc lập kế hoạch quá lạc quan, quản lý kém và đại dịch Covid-19.
Các quan chức đang chờ Cơ quan Kiểm toán Tài chính phát triển (BPKP) hoàn thành đánh giá dự án để xác định số tiền chính phủ sẽ phải chi thêm để cứu tuyến đường sắt cao tốc này. Một khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt cao tốc này sẽ giúp cắt giảm thời gian đi lại giữa hai thành phố Jakarta-Bandung xuống còn 45 phút, so với đi ô tô mất gần 3 tiếng như hiện nay.
Mặc dù hiện dự án này đã hoàn thành 78%, ba trong số 13 đường hầm vẫn chưa hoàn thiện trong bối cảnh các nhà thầu phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật và môi trường.
Nhiều dự án bị đình trệ
Indonesia hiện đứng thứ 4 trong danh sách các nước nhận ODA của Trung Quốc, với 4,42 tỷ USD, chỉ xếp sau Iraq, Triều Tiên và Ethiopia. Nước này cũng đứng thứ 6 trong số các nước OOF với 29,96 tỷ USD, chủ yếu bao gồm các khoản vay và tín dụng xuất khẩu.
Báo cáo của AidData liệt kê 72 dự án thuộc BRI của Indonesia có tổng trị giá lên tới 21 tỷ USD và 9 trong số đó, trị giá 5,2 tỷ USD, đang vướng vào các vụ bê bối, tranh cãi hoặc cáo buộc vi phạm. Ngoài ra, còn có 4 vụ liên quan trực tiếp đến “hành vi sai trái tài chính”.
Indonesia hiện cũng đang rất “đau đầu” với nhiều dự án khác, trong đó có 6 dự án trị giá 4,6 tỷ USD được báo cáo là gây hại cho cộng đồng hoặc hệ sinh thái địa phương.
Một dự án lớn trong số đó là một nhà máy điện than 700MW ở Nam Sumatra do Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc tài trợ.
Hồi tháng 3 năm ngoái, hơn 100 công nhân công trình đã đình công để phản đối việc xâm phạm đến sức khỏe và an toàn, phân biệt đối xử tại nơi làm việc, sai thải bất hợp pháp và không trả tiền làm tăng ca. Nhà máy điện than này còn được cho là nguyên nhân gây ra lũ lụt và nguy hại cho các nhà máy làm dầu cọ gần đó.
Hương Vũ (Theo Asia Times)
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
(CLO) Trong một động thái được xem là sự nhượng bộ trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết xóa bỏ thặng dư thương mại của Israel với Hoa Kỳ.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết với tỷ lệ 5-4, cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục sử dụng Đạo luật Người nước ngoài thù địch năm 1798 để trục xuất nhanh chóng những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng Venezuela, Tren de Aragua.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái vừa đăng tải quyết định lựa chọn nhà thầu cho gói thầu số 12, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái".
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) Trong một động thái gây chấn động giới quân sự quốc tế, chính quyền Mỹ mới đây đã bất ngờ sa thải Phó Đô đốc Shoshana Chatfield - đại diện quân sự cao cấp của Mỹ tại NATO.
(CLO) Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết sẽ mở thêm 3 bãi tắm để phục vụ du khách dịp hè 2025. Đây đều là những bãi cát đẹp nằm ven chân các đảo đất và đảo đá giữa vịnh Hạ Long.
(CLO) UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa phối hợp với Ban Quản lý đồ án và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía tây Vành đai 4 - phân đoạn 1 (Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử 30/4.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Valvoline ra mắt MaxLife từ năm 1999, giúp xe chạy 120.000 km giảm rò rỉ dầu, mở lối bảo vệ động cơ tối ưu.
(CLO) Bệnh Viện Đa khoa Thành Phố Vinh vừa đăng tải thông tin mời thầu cho 3 gói thầu thuộc kế hoạch lựa chọ nhà thầu "Mua sắm thuốc năm 2025-2026".
(CLO) Phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" (Địa đạo) thu gần 20 tỷ đồng trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là cột mốc chưa từng có.
(CLO) Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(CLO) Giá dầu Urals của Nga lao dốc 9,69 đô la từ 1/4, phản ánh biến động toàn cầu sau thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Hôm nay (4/4), đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam đã chậm lại nhờ lực bắt đáy gia tăng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Nhà đầu tư ồ ạt bán ra khiến hầu hết các mã cổ phiếu giảm giá, với hơn 200 mã giảm kịch sàn, VN-Index giảm 82 điểm.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.