Indonesia 'vung tiền' nâng cấp hải quân để đối phó với Trung Quốc

Thứ năm, 20/01/2022 16:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Indonesia đang bắt tay vào chương trình hiện đại hóa hải quân và củng cố lực lượng vì lo sợ về khả năng các tàu Trung Quốc sẽ xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý dọc theo bờ biển phía bắc của nước này.

Bộ trưởng Điều phối Hàng hải Indonesia Luhut Panjaitan thường nhấn mạnh sự cần thiết của lực lượng tác chiến mặt nước “vượt đại dương” để bảo vệ nguồn lợi thủy sản khỏi sự xâm phạm của tàu đánh cá Trung Quốc và nước ngoài ở Biển Bắc Natuna.

indonesia vung tien nang cap hai quan de doi pho voi trung quoc hinh 1

Các học viên Học viện Hải quân Indonesia diễu hành trên boong tàu chiến KRI Banda Aceh-593 tại Bộ Tư lệnh Hạm đội Miền Đông ở Surabaya. Ảnh: Antara / Twitter

Và trong một diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã ký hợp đồng mua hai khinh hạm Arrowhead 140 của Anh, sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Surabaya của PT PAL do nhà nước điều hành. Đồng thời Indonesia sẽ ký hợp đồng với Ý để mua thêm 6 khinh hạm đa năng FREMM và 2 tàu hộ tống cao cấp.

Prabowo bất ngờ được đưa vào nội các của Tổng thống Joko Widodo dù từng thất bại trước người đương nhiệm trong cuộc đua tổng thống năm 2019. Cựu tướng quân đội này đã gây ấn tượng với khả năng nắm bắt các vấn đề chiến lược, cũng như ưu tiên một lực lượng hải quân và không quân mạnh hơn.

Bộ trưởng Prabowo còn đang xem xét việc mua hai hoặc ba phi đội máy bay chiến đấu Boeing F-15EX Eagle II và Dassault Rafale để tăng cường cho đội bay tiền tuyến.

Tư lệnh Không quân Fadjar Prasetyo gần đây xác nhận Indonesia đã đưa ra quyết định được đồn đoán từ lâu là từ bỏ kế hoạch mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga vì lo ngại các lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ.

Các tài liệu của Bộ Quốc phòng bị rò rỉ cho thấy Indonesia sẽ dựa nhiều vào các khoản vay nước ngoài để phục vụ cho chương trình hiện đại hóa trị giá 125 tỷ USD đầy tham vọng trong vòng 25 năm tới của mình.

“Nhiều hệ thống phòng thủ của chúng ta đang già cỗi, vì vậy việc thay thế chúng là cấp thiết”, Prabowo nói vào năm ngoái, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đáp ứng với điều mà ông gọi là “môi trường luôn thay đổi”.

Mai Anh (theo asiatimes)

Bình Luận

Tin khác

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h