Iran thách thức chính quyền Joe Biden bằng vụ bắt giữ tàu chở dầu của Hàn Quốc

Chủ nhật, 24/01/2021 16:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự thất vọng ngày càng tăng của Iran đối với các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ có thể thúc đẩy quốc gia này tấn công bằng những cách nguy hiểm hơn bao giờ hết, như việc việc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bắt giữ một tàu chở dầu của Hàn Quốc gần đây.

Các thuyền của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran áp sát một tàu chở dầu mang cờ Hàn Quốc. Iran đang cố gắng đưa chính quyền Joe Biden trở lại bàn đàm phán. Ảnh: AP

Các thuyền của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran áp sát một tàu chở dầu mang cờ Hàn Quốc. Iran đang cố gắng đưa chính quyền Joe Biden trở lại bàn đàm phán. Ảnh: AP

Bài liên quan

Iran chặn tàu dầu vì Hàn Quốc đóng băng 7 tỷ USD tài sản của nước này

Khi bắt giữ tàu chở dầu Hàn Quốc ở vùng biển ngoài khơi Oman, gần eo biển Hormuz, Iran đã viện dẫn những lo ngại về ô nhiễm. Con tàu chở metanol từ Ả Rập Xê Út đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và 20 thủy thủ đoàn của nó đang bị giam giữ tại thành phố cảng Bandar Abbas.

Eo biển Hormuz nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman và Biển Ả Rập. Đây là điểm tắc nghẽn địa chính trị, nơi hẹp nhất chỉ 33 km nhưng mà các tàu chở dầu từ nhiều cảng trong Vịnh Ba Tư phải đi qua. Nhiều tàu chở dầu trong số này đến Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á khác.

Mỗi ngày, các tàu chở 17 triệu thùng dầu, gần 20% lượng dầu tiêu thụ hàng ngày của thế giới, đi qua eo biển này.

Trong vài năm qua, đã có một số vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền đi qua khu vực. Kể từ năm 2019, các công ty vận tải biển Nhật Bản Nippon Yusen và Mitsui O.S.K. đã yêu cầu tàu chở dầu của họ thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung trong khi qua khu vực này.

Có lý do chính đáng để tin rằng Tehran cố tình nhắm mục tiêu vào một tàu Hàn Quốc.

Hành động này dường như là một nỗ lực của Tehran nhằm giành lại quyền kiểm soát tài sản tài chính bị đóng băng trị giá 7 tỷ USD ở Hàn Quốc. Để đáp trả các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran, Seoul đã đóng băng tài sản của Iran tại các tổ chức tài chính của Hàn Quốc. Trong hơn hai năm, Iran và Hàn Quốc luôn gặp khó khăn trong cách giải quyết về các khoản tiền, vốn đến dưới hình thức thanh toán cho dầu và các mặt hàng xuất khẩu khác của họ.

Mỹ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran vào năm 2018, sau khi Tổng thống Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và sáu cường quốc.

Các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump đã đưa hầu như tất cả các tổ chức tài chính của Iran vào danh sách đen. Ngoài ra, các công ty nước ngoài không thuộc Iran có giao dịch với Iran sẽ bị trừng phạt thứ cấp. Kết quả là, lĩnh vực tài chính của Iran đã bị cắt khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Ở châu Á, Hàn Quốc không đơn độc thực hiện theo lệnh trừng phạt của Mỹ. Nhật Bản, nước từng mua nhiều dầu từ Iran, không thể chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng nội địa của mình sang các ngân hàng Iran để thanh toán tiền nhập khẩu dầu từ nước này.

Một số yếu tố giải thích tại sao Iran lại nhắm vào Hàn Quốc hơn là Nhật Bản.

Iran có nhiều quỹ bị đóng băng ở Hàn Quốc hơn ở Nhật Bản, nơi 1,5 tỷ USD tiền của họ đã không thể truy cập được, theo Reuters.

Một vấn đề khác khiến Iran băn khoăn. Hàn Quốc từng là khách hàng mua hàng khí lỏng tự nhiên lớn nhất của Iran, mua tới 300.000 thùng dầu thô giá trị cao và siêu nhẹ mỗi ngày. Quốc gia này đã ngừng nhập khẩu khí lỏng tự nhiên từ Iran khi Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với những người mua dầu của Iran vào năm 2018, nhưng các khoản thanh toán cho các lần nhập khẩu trước đây vẫn chưa được thực hiện, theo các nguồn tin trong ngành.

Trong khi đó, Nhật Bản đã thực hiện các bước để có thể hợp pháp thanh toán các giao dịch mua từ quốc gia Trung Đông này, theo một quan chức chính phủ Nhật Bản. Nhưng 'Hàn Quốc dường như đã không thực hiện các biện pháp như vậy kịp thời', quan chức này nói.

Đối với các quốc gia châu Á khác, Trung Quốc được cho là đã mua nhiều dầu từ Iran hơn Hàn Quốc. Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran đã nói, "Tiền của Iran không bị giữ lại ở Trung Quốc". 

Và Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp, bao gồm cả việc thiết lập một hệ thống hàng đổi hàng để nước này có thể trao đổi các sản phẩm sản xuất tại Ấn Độ cho dầu của Iran.

Iran và 'canh bạc nguy hiểm' với chính quyền Joe Biden

Tất cả những yếu tố này đã khiến Iran tập trung chú ý vào 7 tỷ USD tài sản bị đóng băng ở Hàn Quốc.

Bị cắt đứt khỏi hệ thống tài chính quốc tế, Iran đang phải vật lộn để đảm bảo các sản phẩm mà dân chúng cần. Đặc biệt, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp y tế nghiêm trọng trong bối cảnh đại dịch COVID.

Iran ngày càng tuyệt vọng hơn. Tàu chở dầu của Hàn Quốc bị bắt giữ gần đúng một năm sau khi Qasem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng bị Mỹ ám sát.

Nước này cũng đã tiếp tục làm giàu uranium lên độ tinh khiết 20%, điều mà thỏa thuận Trump đã rút khỏi không cho phép. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Iran có thể bắt đầu nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân.

Tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn khi Joe Biden tiếp quản Trump làm tổng thống Hoa Kỳ. Ông Biden, người từng là phó tổng thống khi thỏa thuận hạt nhân đạt được, đã bày tỏ sự sẵn sàng đưa Mỹ trở lại hiệp ước với điều kiện Iran tuân thủ các điều khoản.

Tuy nhiên, hành động của Iran dường như được thiết kế riêng để cản trở Tổng thống Biden trong vấn đề này. 

Giáo sư Koichiro Tanaka của Đại học Keio cho biết: “Đối với Iran, điều quan trọng là phải thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của mình trong việc làm bất cứ điều gì cần làm, bất kể tổng thống Mỹ là ai. Ở phía bên kia, vì ông Biden phải điều hành một nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc, vấn đề hạt nhân Iran sẽ không được ưu tiên cao". 

Do đó, việc Iran bắt giữ tàu Hàn Quốc là "nhằm gây áp lực buộc chính quyền Biden nhanh chóng quay trở lại thỏa thuận hạt nhân", giáo sư Tanaka nói.

Nhưng hành động khiêu khích của Tehran có nguy cơ tạo ra một vòng xoáy tiêu cực: Nó có thể kích hoạt lập trường chính sách diều hâu ở Washington, sau đó có thể gây ra các phản ứng cứng rắn từ Iran.

Giáo sư Tanaka tóm tắt động thái của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người hết nhiệm kỳ vào mùa hè này, là một "canh bạc nguy hiểm". 

Quang Anh

Tags:
Tags:

Tin khác

Trung Quốc phản đối Mỹ sau thông tin về vệ tinh do thám của SpaceX

Trung Quốc phản đối Mỹ sau thông tin về vệ tinh do thám của SpaceX

(CLO) Truyền thông nhà nước và quân đội Trung Quốc hôm Chủ nhật đã cáo buộc Mỹ đe dọa an ninh toàn cầu, vài ngày sau khi Reuters đưa tin cho thấy SpaceX của Elon Musk đang chế tạo hàng trăm vệ tinh do thám cho một cơ quan tình báo Mỹ.

Thế giới 24h
Zimbabwe đói kém vì mùa màng khô héo do El Nino

Zimbabwe đói kém vì mùa màng khô héo do El Nino

(CLO) Zimbabwe chìm trong khủng hoảng kể từ năm 2000 khi cựu Tổng thống Robert Mugabe tịch thu các trang trại thuộc sở hữu của người da trắng, làm gián đoạn sản xuất và dẫn đến sản lượng giảm mạnh, khiến nhiều người dân Zimbabwe phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực để sinh tồn.

Thế giới 24h
Các tay súng lại bắt cóc 87 dân làng ở phía bắc Nigeria

Các tay súng lại bắt cóc 87 dân làng ở phía bắc Nigeria

(CLO) Cảnh sát cho biết hôm thứ Hai (18/3) rằng một băng đảng có vũ trang đã bắt cóc ít nhất 87 người từ một ngôi làng ở bang Kaduna của Nigeria.

Thế giới 24h
Ông Vladimir Putin được chào đón và chúc mừng sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga

Ông Vladimir Putin được chào đón và chúc mừng sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin đã được chào đón trong một sự kiện tại Quảng trường Đỏ ở Moscow một ngày sau khi thắng bầu cử Nga, qua đó sẽ tiếp tục lãnh đạo nước Nga thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un giám sát cuộc tập trận với bệ phóng tên lửa 'siêu lớn' của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un giám sát cuộc tập trận với bệ phóng tên lửa 'siêu lớn' của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh ở phía tây nước này liên quan đến nhiều bệ phóng tên lửa "siêu lớn", theo hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết vào thứ Ba (19/3).

Thế giới 24h