Israel có thể đạt miễn dịch cộng đồng nhờ biến thể Omicron

Thứ hai, 03/01/2022 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một số chuyên gia đưa ra dự báo rằng, làn sóng gia tăng mạnh các ca nhiễm biến thể Omicron có thể khiến Israel đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vào cuối tháng 1 hoặc tháng 2/2022.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 3/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 290.439.791 ca COVID-19, trong đó có 5.459.800 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 694.660 và 2.561 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 254.465.682 người, 30.514.309 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 89.617 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 137.583 ca; Mỹ đứng thứ hai với 108.634 ca; tiếp theo là Italy với 61.046 ca. Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 811 người chết trong ngày; tiếp theo là Việt Nam với 221 ca và Italy 133 ca.

israel co the dat mien dich cong dong nho bien the omicron hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: Reuters

Tại Israel, một số chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng, làn sóng gia tăng mạnh các ca nhiễm biến thể Omicron có thể khiến nước này đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao đã làm tăng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu. Theo số liệu của Reuters, các ca nhiễm trên toàn thế giới đã đạt mức cao kỷ lục, với trung bình hơn 1 triệu ca được phát hiện mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 24 đến 30/12/2021. Tuy nhiên, số ca tử vong không tăng theo xu hướng này, mang lại hy vọng biến thể mới ít gây chết người hơn.

Cho đến cuối tháng 12, Israel đã nỗ lực kìm chân biến thể mới Omicron, nhưng với tỷ lệ lây nhiễm hiện đang tăng nhanh, các ca nhiễm hàng ngày dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 3 tuần tới. Tuy nhiên, Tổng vụ trưởng Bộ Y tế Nachman Ash cho biết diễn biến này có thể dẫn đến khả năng Israel đạt được miễn dịch cộng đồng.

Ông Ash phát biểu với Đài 103FM rằng, cái giá phải trả khi ca nhiễm Omicron tăng cao là rất lớn. Dự báo rằng, con số ca nhiễm sẽ phải rất cao để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Điều này có thể xảy ra nhưng Israel vẫn muốn đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ biện pháp đã tiêm phòng.

Theo Bộ Y tế Israel, khoảng 60% dân số 9,4 triệu người của nước này được tiêm chủng đầy đủ, có nghĩa là họ đã tiêm ba liều hoặc mới tiêm xong liều thứ hai. Hiện còn hàng trăm nghìn người đủ điều kiện cho mũi tiêm thứ ba nhưng vẫn chưa tiêm.

Cho đến nay Israel ghi nhận khoảng 1,3 triệu ca nhiễm COVID-19. Eran Segal, nhà khoa học dữ liệu tại Viện Khoa học Weizmann, đồng thời là cố vấn của chính phủ dưa báo, từ 2-4 triệu người có thể bị nhiễm bệnh vào cuối tháng 1 này trước khi làn sóng Omicron có thể lắng xuống.

Theo ông Eran Segal, Israel sẽ đạt 10.000 ca nhiễm/ngày vào cuối tuần tới và 20.000 ca nhiễm/ngày vào tuần sau đó. Ông suy đoán rằng trong vòng 3 tuần, sẽ có khoảng 2 triệu ca COVID-19 đang mắc trong nước, nhưng tại thời điểm đó, các ca bệnh sẽ giảm xuống khi đất nước đạt được miễn dịch cộng đồng.

Chuyên gia Segal nói rằng ông lạc quan rằng số lượng ca bệnh nặng sẽ vẫn có thể kiểm soát được, do sự kết hợp của chủng virus yếu hơn, thuốc kháng virus mới của Pfizer và ngày càng nhiều người Israel hiện đang được tiêm các mũi tăng cường.

Tuy nhiên, trưởng nhóm đặc nhiệm về dịch COVID-19 của Bộ Y tế, Salman Zarka, cho biết khả năng miễn dịch cộng đồng còn lâu mới được đảm bảo bởi trong hai năm qua, nhiều người đã khỏi bệnh bị tái nhiễm.

Trong 10 ngày qua, số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày ở Israel đã tăng gấp hơn 4 lần. Ca bệnh nặng cũng đã tăng lên những với tốc độ thấp hơn, từ khoảng 80 ca lên 100 ca.

Theo dõi sát diễn biến trên, Tổng vụ trưởng Bộ Y tế Nachman Ash đang cân nhắc cho phép tiêm mũi vaccine thứ tư với người trên 60 tuổi, sau khi bộ này đã phê duyệt tiêm mũi vaccine này cho những người cao tuổi ở nhà dưỡng lão và người bị suy giảm miễn dịch.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett tối 2/1 thông báo nước này sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều thứ 4 cho những người trên 60 tuổi và đội ngũ nhân viên y tế. Ông Bennett cũng cảnh báo đỉnh điểm của làn sóng COVID-19 thứ 5 ở Israel có thể lên tới 50.000 ca bệnh mới/ngày.

Một tin tốt là có nhiều nghiên cứu cho thấy Omicron gây nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, tập trung chủ yếu ở đường hô hấp trên như mũi, họng và khí quản. Đặc biệt, biến thể này ít gây hại cho phổi, trong khi các biến thể khác thường gây sẹo và khó thở nghiêm trọng cho bộ phận này.

Trong tháng 12 vừa qua, hơn chục nhóm nghiên cứu, trong đó có Tiến sĩ Gupta, đã quan sát mầm bệnh mới trong phòng thí nghiệm bằng cách cho các tế bào đặt trên đĩa nuôi cấy nhiễm Omicron hoặc phun loại virus này vào mũi động vật. Vài thí nghiệm được công bố gần đây đều chỉ ra cùng một kết luận: Omicron nhẹ hơn Delta và các biến thể trước đó của SARS-CoV-2 như Alpha hay Beta.

Ngày 29/12, một nhóm gồm nhiều nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu trên chuột và chuột lang nhiễm Omicron hoặc một biến thể khác. Nghiên cứu cho thấy những con chuột bị nhiễm Omicron ít bị tổn thương phổi, sụt cân cũng như giảm nguy cơ tử vong.

Mặc dù các động vật trong thí nghiệm bị nhiễm Omicron đều xuất hiện triệu chứng nhẹ hơn, nhưng các nhà khoa học đặc biệt ấn tượng với kết quả ở chuột lang Syria. Đây là loài mắc bệnh nặng với tất cả các biến thể trước đó của SARS-CoV-2.

Tiến sĩ Michael Diamond, chuyên gia về virus tại Đại học Washington và là đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng, điều này thật đáng ngạc nhiên, vì mọi biến thể khác đều đã lây nhiễm mạnh đối với giống chuột lang này.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cũng đưa ra một kết quả tương tự. Họ đã nghiên cứu các mẫu mô được lấy từ đường thở của con người trong quá trình phẫu thuật. Trong 12 mẫu phổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy Omicron phát triển chậm hơn Delta và các biến thể khác.

Các nhà nghiên cứu cũng cho virus lây nhiễm các mô phế quản, đây là các ống thở ở ngực trên cung cấp không khí từ khí quản đến phổi. Trong hai ngày đầu bị nhiễm virus, Omicron phát triển nhanh hơn Delta và các biến thể trước đó.

Những phát hiện này sẽ phải được theo dõi với các nghiên cứu sâu hơn, chẳng hạn như thí nghiệm với khỉ hoặc kiểm tra đường thở của những người bị nhiễm Omicron. Nếu kết quả được xem xét kỹ lưỡng, họ có thể giải thích tại sao những người bị nhiễm Omicron dường như ít phải nhập viện hơn những người bị nhiễm Delta.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe