Israel và Morocco bình thường hóa quan hệ với Mỹ là trung gian

Thứ sáu, 11/12/2020 16:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Israel và Morocco hôm thứ Năm (10/12) đã nhất trí bình thường hóa quan hệ trong một thỏa thuận do Hoa Kỳ làm trung gian, đưa Morocco trở thành quốc gia Ả Rập thứ tư gác lại các mối quan hệ thù địch với Israel trong 4 tháng qua.

Israel và Morocco đã đồng ý bình thường hóa quan hệ với trung gian là Mỹ. Trong ảnh là Thủ tướng Benjamin Netanyahu (phải), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Vua Maroc Muhammed VI - Ảnh: AFP

Israel và Morocco đã đồng ý bình thường hóa quan hệ với trung gian là Mỹ. Trong ảnh là Thủ tướng Benjamin Netanyahu (phải), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Vua Maroc Muhammed VI - Ảnh: AFP

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Trump và Vua Mohammed VI của Morocco đã đồng ý trong cuộc điện đàm rằng Morocco sẽ “nối lại quan hệ ngoại giao giữa Morocco và Israel, đồng thời mở rộng hợp tác kinh tế và văn hóa để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực”.

Tổng thống Donald Trump, người sắm vai trò là trung gian, cũng khẳng định thông tin này khi cho biết hai bên đã đồng ý bình thường hóa quan hệ, tiến tới khôi phục các mối quan hệ ngoại giao và các mối quan hệ khác, bao gồm việc mở lại ngay lập tức các văn phòng liên lạc ở Rabat và Tel Aviv và cuối cùng là mở các đại sứ quán.

Là một phần của thỏa thuận này, Tổng thống Hoa Kỳ đã đồng ý công nhận chủ quyền của Morocco đối với Tây Sahara, nơi xảy ra tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ giữa Morocco với Mặt trận Polisario do Algeria hậu thuẫn, một phong trào ly khai tìm cách thiết lập một bang độc lập trong lãnh thổ nước này.

Với những gì diễn ra, Morocco trở thành quốc gia thứ tư kể từ tháng 8/2020 đạt được thỏa thuận nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel, cùng với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Sudan.

Hiện Ả Rập Xê-út cũng được cho là có thể sẽ tiến tới bình thường hóa với Israel khi chính quyền Mỹ đang tìm cách mở rộng khuôn khổ “Hiệp ước Abraham”.

"Tổng thống Trump đã tái khẳng định sự ủng hộ của ông đối với đề xuất tự trị nghiêm túc, đáng tin cậy và thực tế của Maroc là cơ sở duy nhất cho một giải pháp công bằng và lâu dài cho tranh chấp về lãnh thổ Tây Sahara và như vậy, Tổng thống đã công nhận chủ quyền của Maroc đối với toàn bộ lãnh thổ Tây Sahara", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

Cho đến nay các quốc gia bình thường hóa quan hệ với Israel đều cách xa địa lý so với xung đột giữa Israel và Palestine, khiến việc thực hiện các thỏa thuận với Israel và Mỹ vì lợi ích cụ thể của họ trở nên dễ dàng hơn.

Morocco cũng có quan hệ chặt chẽ với Ả Rập Xê-út, quốc gia đã ngầm ủng hộ tiến trình bình thường hóa với Israel, ngay cả vào thời điểm mà việc xây dựng hòa bình với Palestine đang gặp bế tắc.

Thực tế, Maroc, quốc gia có lịch sử Do Thái hàng thế kỷ, từ lâu đã được đồn đại là sẵn sàng thiết lập quan hệ với Israel.

Trước khi Israel được thành lập vào năm 1948, Morocco là nơi sinh sống của một số lượng lớn người dân Do Thái, nhiều người trong số họ có tổ tiên di cư đến Bắc Phi từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong cuộc thanh trừng của Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha.

Ngày nay, hàng trăm nghìn người Do Thái Israel có dõi dòng ở Morocco, khiến nước này trở thành một trong những khu vực có người Israel lớn nhất bên ngoài quốc gia của họ, với một cộng đồng nhỏ ước tính khoảng vài nghìn người vẫn tiếp tục sinh sống ở Morocco.

Quốc gia Bắc Phi này có quan hệ không chính thức với Israel trong nhiều năm.

Israel và Maroc đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp thấp trong những năm 1990 sau hiệp định hòa bình tạm thời của Israel với người Palestine, nhưng những mối quan hệ đó đã bị đình chỉ sau khi bùng nổ cuộc nổi dậy thứ hai của người Palestine vào năm 2000.

Tuy nhiên, kể từ đó, các mối quan hệ không chính thức vẫn tiếp tục ước tính 50.000 người Israel đến Morocco mỗi năm trong các chuyến đi để tìm hiểu về cộng đồng Do Thái và tìm lại lịch sử gia đình của họ.

Vua Mohammed VI của Morocco có bài phát biểu tại thủ đô Rabat - Ảnh: EPA

Vua Mohammed VI của Morocco có bài phát biểu tại thủ đô Rabat - Ảnh: EPA

Phản ứng của Palestine

Người Palestine đã chỉ trích các thỏa thuận bình thường hóa, nói rằng các nước Ả Rập đã đặt lại mục tiêu hòa bình bằng cách từ bỏ yêu cầu lâu nay rằng Israel phải nhường đất cho một nhà nước Palestine trước khi nước này được công nhận.

Các quan chức Palestine phản ứng giận dữ trước thông báo này. Ông Bassam as-Salhi, một thành viên của Ủy ban điều hành của Tổ chức Giải phóng Palestine, đã lên án thỏa thuận này.

“Bất kỳ sự rút lui nào của người Ả Rập khỏi Sáng kiến ​​Hòa bình Ả Rập năm 2002, quy định rằng quá trình bình thường hóa chỉ diễn ra sau khi Israel chấm dứt việc chiếm đóng các vùng đất của người Palestine và Ả Rập, là không thể chấp nhận được và làm tăng sự hiếu chiến của Israel và từ chối các quyền của người dân Palestine”, ông Salhi nói.

Tại Gaza, phát ngôn viên của phong trào Hamas, ông Hazem Qassem nói: “Đây là một tội lỗi và nó không phục vụ người dân Palestine. Nhà nước chiếm đóng Israel đã sử dụng mọi biện pháp bình thường hóa mới để tăng cường gây hấn với người dân Palestine và tăng cường mở rộng khu định cư".

Quốc vương Morocco Mohammmed VI nói với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas trong một cuộc điện đàm hôm thứ Năm rằng, Rabat ủng hộ một giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, một tuyên bố của tòa án Hoàng gia cho biết.

Nhà vua nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine là cách duy nhất để đạt được một giải pháp cuối cùng, lâu dài và toàn diện cho cuộc xung đột.

Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner, người được xem là kiến trúc sư trưởng cho thỏa thuận hòa bình giữa Israel và các quốc gia Ả Rập - Ảnh: AP

Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner, người được xem là kiến trúc sư trưởng cho thỏa thuận hòa bình giữa Israel và các quốc gia Ả Rập - Ảnh: AP

Hợp tác kinh tế

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoan nghênh thỏa thuận bình thường hóa với Morocco và gọi đây là “một tia sáng hòa bình tuyệt vời khác”, đồng thời nói rằng sẽ có các chuyến bay trực tiếp giữa các nước và mở các cơ quan đại diện ngoại giao.

Theo thỏa thuận, Morocco sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và nối lại các quan hệ chính thức với Israel, cấp các chuyến bay thẳng đến và đi từ Israel cho tất cả người dân Israel.

“Họ sẽ mở lại các văn phòng liên lạc ở Rabat và Tel Aviv ngay lập tức với ý định mở các đại sứ quán. Và họ sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các công ty Israel và Morocco”, Cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner nói với các phóng viên.

Ông Kushner cũng nói một cách "chắc chắn" rằng Ả Rập Xê Út cũng sẽ công nhận Israel.

Nhà Trắng đã cố gắng để Ả Rập Xê Út ký kết một thỏa thuận bình thường hóa với Israel, tin rằng nếu họ đồng ý, các quốc gia Ả Rập khác sẽ tuân theo. Nhưng Ả Rập Xê Út nói rằng họ chưa sẵn sàng.

Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út, Thái tử Faisal bin Farhan Al Saud tuần trước cho biết, Riyadh sẽ chỉ xem xét một động thái như vậy nếu một thỏa thuận hòa bình “mang lại một nhà nước Palestine có phẩm giá và chủ quyền khả thi mà người Palestine có thể chấp nhận”.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

Thảm họa cầu Baltimore và số phận mong manh của người nhập cư ở Mỹ

(CLO) Với hy vọng có cuộc sống tốt hơn, những người nhập cư đến Mỹ đảm nhận công việc lấp hố trên cầu Francis Scott Key vào lúc nửa đêm, và cuối cùng công việc đó khiến họ bỏ mạng ở bến cảng Baltimore.

Thế giới 24h
Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h