Joe Biden: Một tuần, hai quyết định quan trọng với Trung Đông

Thứ hai, 01/03/2021 06:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn nút khởi động lại mối quan hệ của Mỹ với Ả Rập Xê-út và kẻ thù không đội trời chung của nước này là Iran, làm thay đổi chính sách Trung Đông của người tiền nhiệm.

Tổng thống Joe Biden đưa liền hai quyết định quan trọng đối với Trung Đông chỉ trong một tuần - Ảnh: AP

Tổng thống Joe Biden đưa liền hai quyết định quan trọng đối với Trung Đông chỉ trong một tuần - Ảnh: AP

Bài liên quan

Thay đổi cách tiếp cận với Ả Rập Xê-út

Chính quyền Biden đã giải mật báo cáo của CIA về việc sát hại nhà bất đồng chính kiến ​​người Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi trong một sự bối rối rất lớn đối với Ả Rập Xê út và Thái tử Mohamad Bin Salman (MBS), người sẽ lên ngôi vua ở vương quốc này. Báo cáo xác định MBS chịu trách nhiệm về việc phân xác và biến mất thi thể của Jamal Khashoggi bên trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul vào tháng 10 năm 2018.

Báo cáo của CIA cho biết: “Kể từ năm 2017, Thái tử đã có quyền kiểm soát tuyệt đối các tổ chức an ninh và tình báo của Vương quốc, nên rất khó có khả năng các quan chức Ả Rập Xê Út thực hiện một hoạt động như vậy mà không có sự cho phép của Thái tử”.

Chính quyền Trump đã từ chối công bố báo cáo nhưng Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã đảo ngược quyết định đó. Ông Biden đã chỉ trích Ả Rập Saudi và đặc biệt là thái tử kế nhiệm nhưng lại không áp đặt biện pháp trừng phạt đối với MBS, thay vào áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cựu phó giám đốc tình báo Ả Rập Xê Út, Ahmed al-Asiri, và công bố lệnh trừng phạt đối với lực lượng can thiệp nhanh của Vệ binh Hoàng gia Ả Rập Xê út, hay còn gọi là RIF.

Các biện pháp này đóng băng bất kỳ tài sản nào tại Hoa Kỳ mà các cá nhân Ả Rập Xê Út nắm giữ và cấm người Mỹ giao dịch với họ. Đồng thời Mỹ cũng công bố hạn chế thị thực đối với 76 công dân Ả Rập Xê Út như một phần của chính sách mới nhằm vào các quốc gia thực hiện các hoạt động chống lại các nhà báo và những người bất đồng chính kiến ​​bên ngoài biên giới của họ.

Tuy nhiên, động thái này được cho là sẽ không làm thay đổi đáng kể bản chất mối quan hệ của Mỹ với Ả Rập Xê-út, một trong những đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông. Nó chỉ như lời nhắc nhở, để quốc gia này trở lại đúng đường ray và trật tự khi mà Mỹ đưa bàn tay trở lại khu vực nóng bỏng này.

Quyết định không kích mục tiêu ở Syria được xem là đòn dằn mặt với Iran - Ảnh: AP/Reuters

Quyết định không kích mục tiêu ở Syria được xem là đòn dằn mặt với Iran - Ảnh: AP/Reuters

Dằn mặt Iran

Trong một diễn biến khác, chính quyền Biden chính thức đề nghị tái tham gia các cuộc đàm phán nhằm khôi phục Kế hoạch Hành động Toàn diện chung giữa Mỹ và Iran, thường được gọi là thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Iran, nếu Iran tuân thủ cam kết của mình.

Thỏa thuận được ký vào năm 2015 sau nhiều năm đàm phán ngược dòng nhưng Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018, áp dụng lại các biện pháp trừng phạt và phát động chiến dịch 'gây áp lực tối đa' chống lại Iran.

Đội ngũ của chính quyền Trump được dẫn dắt bởi những quan chức diều hâu Iran, những người không chỉ muốn buộc Iran nhượng bộ nhiều hơn đối với chương trình hạt nhân, mà còn về việc mở rộng khu vực. Chính sách của họ đã hỗ trợ Ả Rập Xê-út và Israel, cả hai đều coi sự trỗi dậy của Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định của chính họ.

Tổng thống Biden cũng đảo ngược chính sách đó và không giống như Donald Trump, người đã phớt lờ các đồng minh châu Âu truyền thống của Mỹ, ông đã đưa họ vào cuộc. Trong một tuyên bố chung với Anh, Đức và Pháp – nhóm E3, Mỹ cho biết: “Nếu Iran trở lại tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết của mình, Mỹ sẽ làm điều tương tự và sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận với Iran để đạt được mục tiêu đó”. Để xoa dịu căng thẳng và thể hiện thiện chí, ông Biden đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các nhà ngoại giao Iran như một nhượng bộ đầu tiên.

Trên thực tế, Tổng thống Biden đang thúc đẩy tầm nhìn thời Obama về một Trung Đông - cho phép Shia Iran có ảnh hưởng của riêng mình trong một khu vực do Ả Rập Xê-út thống trị theo truyền thống Sunni.

Tuy nhiên, Iran đang chơi khó để Joe Biden đạt được ý đồ của mình. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javed Zarif, người từng là đối thoại chính của Tehran trong thỏa thuận năm 2015, nói rằng trước tiên, Mỹ phải “dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt một cách vô điều kiện và hiệu quả” và chỉ sau đó Iran mới tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận. Iran đã vượt quá giới hạn quy định về việc làm giàu uranium kể từ khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận.

Zarif cảnh báo rằng Tổng thống Joe Biden không có thời gian "vô hạn" để đưa ra quyết định.

Các nhà phân tích xem đó là một lời cảnh báo. Họ nói rằng Iran đã kiên nhẫn trong khi Trump nắm quyền và không tung lực lượng dân quân khu vực của mình ra để gây tổn hại cho quân đội Mỹ và các đồng minh trong khu vực trong phạm vi có thể, vì họ đang chờ đợi sự ra đi của ông và để Biden giành chiến thắng. Nhưng nền kinh tế của đất nước đang trên đà sụp đổ hoàn toàn và không thể chờ đợi quá lâu. Họ cần ông Biden gỡ bỏ ngay bây giờ.

Iran đã bắt đầu kiểm tra Joe Biden và khiêu khích Tổng thống Mỹ. Hai tuần trước, một loạt 15 quả rocket đã tấn công một căn cứ của Mỹ ở Erbil, thủ phủ của Khu tự trị Kurdistan. Cuộc tấn công được tuyên bố bởi một tổ chức dân quân mới có tên là Saraya Awliya al-Dam, hay Lữ đoàn của những người bảo vệ máu. Theo một số chuyên gia khu vực, nó liên kết với lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn trên thực địa ở Iraq.

"Lực lượng chiếm đóng của Hoa Kỳ sẽ không an toàn ngay cả khi kẻ phản bội Chính quyền Khu vực Kurdistan hoan nghênh nó", Saraya Awliya al-Dam nói và tuyên bố về vụ tấn công.

Nhóm này thậm chí còn cho rằng cuộc tấn công nhằm đáp trả vụ ám sát Qassem Suleimani, cựu tướng lĩnh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), và Abu Mahdi al-Muhandis, cựu lãnh đạo của một lực lượng ủy nhiệm Iran ở Iraq được gọi là Kata'ib Hezbollah, bởi Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2020.

Trong khi Tổng thống Joe Biden có vẻ tha thiết về việc trở lại thỏa thuận hạt nhân để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, ông cũng cho Tehran thấy rằng ông không thể bị bắt nạt. Hôm thứ Năm (25/2), quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công ở miền đông Syria nhằm vào lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn để đáp trả cuộc tấn công ở Erbil.

Tổng thống Biden cảnh báo Iran rằng họ không thể hành động mà không bị trừng phạt và yêu cầu Iran "cẩn thận".

Các chuyên gia cho rằng, ông Biden đã cố tình lựa chọn địa điểm ít thiệt hại nhất để trả đũa, nhưng điều có đủ cho thấy chính quyền của ông sẵn sàng có những hành động cứng rắn nếu các bên cùng cương. Mà vào lúc này, sẽ không bên nào có lợi nếu cả Mỹ và Iran đều không giảm ga khi đang ngồi trên cỗ chiến xa.

Mặc dù chỉ một hành động là chưa đủ để thay đổi cuộc chơi, nhưng “cái tát yêu” Ả Rập Xê-út với quyết định trừng phạt giới hạn và đòn “dằn mặt” Iran là hành động vừa đủ để thể hiện thái độ và quan điểm của chính quyền Biden ở Trung Đông. Nó cho thấy Mỹ trở lại nhưng không phớt lờ, bắt tay nhưng sẵn sàng lên gân.

Phan Nguyên

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế