Joe Biden: Thương lượng là sự lựa chọn cho đối đầu Mỹ-Iran

Thứ tư, 09/12/2020 19:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mối quan hệ Mỹ-Iran đang căng thẳng hơn lúc nào hết. Thậm chí, một kịch bản chiến tranh hoàn toàn có thể xảy ra đối với những cái đầu nóng ở cả Washington và Tehran hiện tại. Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ thay đổi một khi ông Joe Biden lên nắm quyền.

biden

 

Chiến lược áp lực tối đa của Mỹ và quyết tâm của Iran

Trong bốn năm qua, Israel - kẻ thù của Iran ở Trung Đông đã có một người bạn trong Nhà Trắng. Tổng thống Donald Trump đã đổ lỗi cho Iran về hầu hết các vấn đề của khu vực, bán vũ khí cho Israel và các quốc gia Ả Rập, đồng thời rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015, quốc gia đã đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân, cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp cận các nhà máy điện hạt nhân, để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Bên cạnh những hành động ủng hộ các quốc gia đồng minh tại Trung Đông, chính quyền Mỹ đã duy trì thực hiện chiến lược "áp lực tối đa" đối với Iran, khi áp đặt hàng loạt lệnh cấm và trừng phạt nhằm ép buộc chính quyền nước này phải từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. 

Về phần mình, Iran đã phải trải qua một năm vô vàng khó khăn, chịu tổn thất to lớn ngoài đại dịch COVID-19 khiến hơn 50 nghìn người chết và hàng triệu người nhiễm bệnh. Vào tháng 1/2020, tướng Qasem Soleimani bị thiệt mạng bởi cuộc không kích của Mỹ, gây ra cơn chấn động tại Trung Đông. Vào tháng 11/2020, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Mohsen Fakhrizadeh, người được xem là kiến trúc sư của chương trình vũ khí hạt nhân trong quá khứ của Iran, bị ám sát.

Chưa kể hàng loạt vụ nổ và tai nạn bí ẩn ở nhà máy hạt nhân cũng như cơ sở năng lượng khác của Iran trong tháng 8 và tháng 9 cũng gây ra sự bất ổn nhất định đối với Tehran.

Những tai nạn liên tiếp đẩy Mỹ và Iran dần vào một cuộc đối đầu trực tiếp, với những tuyên bố mạnh mẽ từ hai phía trong suốt một năm qua. Thậm chí, cách đây hai tuần, báo chí Mỹ còn lộ một thông tin rằng, Tổng thống Trump có ý định tấn công Iran nhưng các cố vấn đã kịp ngăn chặn một cuộc chiến tranh có thể xảy ra.

Trong bối cảnh ông Donald Trump đang ở những ngày cuối cùng trên cương vị người đàn ông quyền lực nhất thế giới, căng thẳng hiện tại với Iran để lại lo lắng thực sự cho chính quyền tiếp theo của Mỹ, khi Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến sẽ nhậm chức vào 20/1/2021.

Khi nói đến Iran, ông Joe Biden thích các biện pháp trừng phạt hơn là nói về các vụ giết người có chủ đích. Ông hứa sẽ đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, nếu Iran tuân thủ những thỏa thuận bị xem là đã vi phạm từ năm ngoái.

Nhiều hoạt động ngoại giao chắc chắn sẽ được hoan nghênh. Chính sách "áp lực tối đa" của ông Trump đã làm tổn thương nghiêm trọng Iran khi chia cắt nước này khỏi nền kinh tế thế giới, nhưng chính quyền của ông chưa bao giờ nghiêm túc theo đuổi một thỏa thuận mới.

Hiện Iran đang đẩy nhanh tốc độ làm giàu uranium cho phép chế tạo bom hạt nhân bất chấp những tổn thất gần đây có thể khiến chương trình hạt nhân của họ bị lùi lại. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn còn cơ hội và hứa hẹn về một giải pháp lâu dài hơn, nếu Mỹ rút lại các lệnh trừng phạt như chính Iran cam kết. 

Chỉ có điều, trước khi ông Biden quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, các bên sẽ không đơn giản đưa ra cam kết mới khi mà mọi thứ đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 2015.

Một người dân Iran theo dõi tin tức về cuộc bầu cử Mỹ - Ảnh: elevencolumm

Một người dân Iran theo dõi tin tức về cuộc bầu cử Mỹ - Ảnh: elevencolumm

Bối cảnh hiện tại và giải pháp của ông Biden

Bắt đầu ở Vịnh. Khu vực này từ lâu đã sống dưới cái ô an ninh của Mỹ. Tuy nhiên, năm 2020 kiểm chứng một tình huống thực tế khi Iran bị “tố” thông qua lực lượng ủy nhiệm, thực hiện một loạt cuộc tấn công bao gồm cả các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Ả Rập Xê-út, Israel, nhưng ông Trump hầu như không chọn biện pháp đáp trả.

Điều đó không chỉ làm dấy lên nghi ngờ về khả năng răn đe của Mỹ, nó cũng nêu bật một lỗ hổng trong thỏa thuận hạt nhân, vốn nói rất ít về chương trình tên lửa của Iran và những nguy cơ trong khu vực.

Những lo ngại như vậy đã đưa Israel và các quốc gia vùng Vịnh xích lại gần nhau. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain đã bình thường hóa quan hệ với Israel. Ả Rập Xê-út được cho cũng sắp tiến tới một thỏa thuận như vậy.

Khi chính quyền Tehran đẩy mạnh hoạt động hạt nhân, trục chống Iran cũng đang phát triển mạnh mẽ hơn. Israel có thể đứng sau một số cuộc tấn công bí mật bên trong Iran trong năm nay.

Mọi thứ cũng khác ở Iran. Năm năm trước, nhóm đàm phán của ông Barack Obama khi đó đối mặt với một chính quyền thực dụng ở Tehran. Nhưng những người theo chủ nghĩa thực dụng đã bị mất uy tín do thỏa thuận hạt nhân không mang lại lợi ích kinh tế. Những người theo chủ nghĩa cứng rắn đã thắng ở cuộc bầu cử Quốc hội đầu năm nay và một nhân vật theo quan điểm cứng rắn có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng Sáu năm 2021.

Phản ứng của Iran đối với vụ ám sát nhà khoa học Fakhrizadeh làm nổi bật cuộc chiến giằng co giữa các phe. Quốc hội Iran mới đây đã thông qua kế hoạch cứng rắn, nhằm thoát khỏi sự giằng buộc của thỏa thuận hạt nhân và trục xuất các thanh sát viên quốc tế. Trong khi đó, Tổng thống theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani đã phản đối dự luật.

Tất cả điều này làm phức tạp nỗ lực của ông Joe Biden trong tham vọng quay ngược kim đồng hồ trở lại cách đây 5 năm. Nhưng phải thừa nhận rằng, quan điểm của chính nước Mỹ cũng đã thay đổi. Chính quyền mới có thể không thích cách ông Trump và nhóm của ông đã xử lý về vấn đề Iran, nhưng họ đã để lại cho nước này một chế độ trừng phạt sâu rộng.

GDP của Iran đã giảm 5,4% trong năm 2018, 6,5% vào năm 2019 và dự kiến sẽ giảm một lần nữa trong năm 2020. Giá trị của đồng Rial Iran đã sụp đổ. Tỷ lệ lạm phát hàng năm vào khoảng 30%. Mặc dù giới tinh hoa cầm quyền đã tìm mọi cách để xoay chuyển các biện pháp trừng phạt, nhưng những người dân thường đang bị tổn thương.

Nếu ông Joe Biden nhanh chóng quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, điều đó có nghĩa là các lệnh trừng phạt sắc bén nhất dưới thời ông Trump sẽ được dỡ bỏ và chính quyền của ông Biden sẽ từ bỏ phần lớn đòn bẩy này.

Tổng thống đắc cử nói rằng ông muốn thiết lập lại lòng tin với các đồng minh của Mỹ, nhưng ông sẽ không dễ để từ bỏ đòn bẩy trừng phạt đối với Iran. Mặc dù ông Biden không thể hoặc không cần làm hài lòng Israel, Ả Rập Xê-út hay Đảng Cộng hòa, đòn bẩy trừng phạt vẫn là biện pháp dễ nhất để ông có thể gây áp lực đối với Iran.

Ưu tiên của ông Biden có thể là gia hạn thỏa thuận ban đầu và hết hạn trong thập kỷ tới. Đây là điều mà các nhà lãnh đạo của Iran cũng tỏ ra cởi mở với đề xuất này. Ông Biden có thể sẽ yêu cầu Tehran từ bỏ các vụ phóng tên lửa tầm xa và chuyển giao tên lửa cho các lực lượng ủy trong khu vực, trong bối cảnh Tehran ít muốn thảo luận về tên lửa, phương tiện răn đe chính của họ. 

Đổi lại, ông có thể dần dần xoa dịu nỗi đau kinh tế của Iran, chẳng hạn như cho phép tiếp cận với đồng đô la, tạo điều kiện cho sự hợp tác hạt nhân dân sự nhiều hơn và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mang tính biểu tượng của ông Trump…

Không thể đảm bảo mức độ cởi mở của chính quyền mới của Mỹ sẽ ra sao, nhưng có nhiều tín hiệu cho thấy ông Biden sẽ làm dịu căng thẳng với Iran thông qua nhiều biện pháp. Thương lượng, đàm phán có lẽ là giải pháp đầu tiên được ông Joe Biden lựa chọn.

Phan Nguyên

Tin khác

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

Sức mạnh truyền thông giúp Hezbollah đương đầu với Israel

(CLO) Không chỉ sở hữu lực lượng quân sự đáng gờm, Hezbollah, phong trào chính trị- vũ trang Hồi giáo dòng Shi’a ở Lebanon, còn có một vũ khí lợi hại để đấu với Israel: "Cỗ máy” truyền thông với trụ cột là đài truyền hình Al-Manar TV.

Tiêu điểm Quốc tế