(CLO) Tổng thống đắc cử Joe Biden đã lên bộ khung cho chính quyền mới của mình vào đầu năm 2021. Trong số các quan chức Nội các sắp tới, việc lựa chọn bà Katherine Tai được xem là quyết định đầy khôn ngoan của ông Biden.
Bà Katherine Tai được ông Joe Biden nhắm vào vị trí Đại diện thương mại Hoa Kỳ - Ảnh: Kyodo/AP
Katherine Tai, nhân vật am hiểu Trung Quốc
Các chuyên gia đã nói nhiều về các lựa chọn của ông Joe Biden trong chính quyền mới của mình. Với số người được nêu tên đến thời điểm hiện tại, ông Biden cho thấy chính phủ của ông là một tập hợp rất đa dạng và tài năng.
Trong một diễn biến mới nhất, ông Biden đã gọi tên Katherine Tai để điều hành thương mại Trung Quốc cũng như các cuộc đàm phán trở lại Hiệp định TPP của Hoa Kỳ.
Khi chọn Katherine Tai, một người nói tiếng Quan Thoại với nhiều năm kinh nghiệm về Trung Quốc, làm quan chức thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, Tổng thống đắc cử Joe Biden rõ rãng muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ về những ưu tiên của ông trong thương mại thời hậu Donald Trump.
Trong thông báo hôm thứ Năm về việc Tai được chọn làm Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, nhóm chuyển tiếp của ông Biden đã nhấn mạnh công việc trước đây của bà Tai tại Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR), với tư cách là cố vấn trưởng về thực thi thương mại Trung Quốc và kinh nghiệm của bà trong việc kiện tụng các tranh chấp của Mỹ chống lại Bắc Kinh tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
USTR, từng bị xem nhẹ trước đây, đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây nhờ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc. Ông Trump đã chỉ định Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer dẫn đầu các cuộc đàm phán thương mại với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He.
Bà Tai hiện là cố vấn thương mại chính của đảng Dân chủ cho Ủy ban Hạ viện. Bà từng thành viên lãnh đạo trong Ủy ban đảng Dân chủ về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Kinh nghiệm của bà cho phép ông Biden cân nhắc quay trở lại hiệp định thương mại, hiện được gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, hay CPTPP.
Trước đây, Michael Froman là Đại diện thương mại Mỹ, làm trưởng đoàn của chính quyền Obama các đàm phán các điều khoản của TPP.
Bà Tai sinh ra ở Connecticut, có cha mẹ là người Đài Loan và từng theo học tại Đại học Yale và Trường Luật Harvard. Sử dụng thông thạo tiếng Quan Thoại, bà từng dạy tiếng Anh tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu với tư cách là Nghiên cứu sinh Trung Quốc của đại học Yale vào những năm 1990.
“Bà ấy mang đến một kiến thức chuyên môn cần thiết vào thời điểm căng thẳng thương mại song phương Trung-Mỹ đang tiếp tục gia tăng”, Bà Wendy Cutler, một cựu nhà đàm phán thương mại Hoa Kỳ từng làm việc với bà Tai cho biết.
Bà Cutler hiện là phó chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, mô tả đồng nghiệp cũ của bà là "một người có khả năng giải quyết vấn đề và một người thắng thắn”.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện về Chương trình nghị sự về Chính sách Thương mại năm 2020 của Tổng thống Donald Trump tại Capitol Hill vào tháng 6/2020 - Ảnh: Reuters
Khi còn ở Quốc hội, bà Tai đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các thay đổi của đảng Dân chủ Hạ viện đối với Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) tập trung vào các vấn đề lao động và môi trường.
Bất chấp đảng phái Dân chủ của mình, bà Tai đã công khai thừa nhận rằng chính quyền Trump có một số điều đúng đắn về thương mại với Bắc Kinh.
"Về thương mại, tôi nghĩ rằng bài học số một mà tôi có được trong ba năm rưỡi qua là chính quyền ông Trump đã không sai 100% về các chính sách thương mại và thúc đẩy về bản chất mà chúng tôi thực sự phải làm”, bà Tai đã nói trong một hội thảo do Hiệp hội Luật Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức vào tháng 8.
“Bản chất chất của những mối quan tâm và vấn đề mà chính quyền ông Trump đã nêu ra ở Geneva và ở đây" là lưỡng đảng, bà Tai nói khi đề cập đến đe dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới của ông Trump trước sự phản đối từ đảng Dân chủ.
Bà Tai phát biểu tại một sự kiện hồi tháng 8 tại Trung tâm tiến bộ Mỹ rằng, tất cả các động thái đối đầu và khiêu khích, chính sách thương mại của chính quyền của ông Trump chống lại Trung Quốc là mang tính phòng thủ - một phản ứng đối với các hoạt động lâu năm của Bắc Kinh như cưỡng bức chuyển giao công nghệ và trợ cấp của nhà nước.
"Tôi nghĩ hành vi phạm tội phải là về việc khiến chính chúng ta và công nhân cũng như các ngành công nghiệp của chúng ta và các đồng minh của chúng ta phải nhanh hơn, cao hơn, để có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn và cuối cùng là có thể bảo vệ nền dân chủ cởi mở mà chúng ta có", bà Tai nói.
Chính quyền của ông Joe Biden sẽ đưa ra một đánh giá rõ ràng về "bản chất của thách thức và mối đe dọa từ Trung Quốc", bà nói thêm.
Những thay đổi có thể từ chính quyền ông Biden
Việc bổ nhiệm một nhân vật dày dặn kinh nghiệm và sự hiểu biết về thương mại bà Katherine Tai có thể thúc đẩy việc chính phủ Hoa Kỳ quay trở lại bàn đàm phán thương mại tự do, và có thể là TPP, điều mà Tổng thống Trump đã từ bỏ sớm trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình.
Suốt thời gian Hoa Kỳ vắng mặt trong các cuộc đàm phán thương mại tự do quốc tế, Trung Quốc đã tích cực hoạt động để lấp đầy khoảng trống, đầu tiên bằng việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực gồm 15 quốc gia (RCEP) và báo hiệu nước này sẽ "xem xét thuận lợi" việc tham gia CPTPP.
Các thùng container tại Cảng nước sâu Dương Sơn, một phần của Khu Thương mại Tự do Thượng Hải, ở Thượng Hải. Trung Quốc đã tích cực tham gia các cuộc đàm phán thương mại tự do châu Á trong khi chính quyền Trump vắng mặt - Ảnh: Reuters
Điều mà Washington sẽ tiếp tục phải đối phó là một chiến lược phối hợp của Bắc Kinh, một phần trong mô hình xây dựng và phát triển đất nước của quốc gia này. Để vượt lên trong cuộc cạnh tranh đó, bà Tai nhận thấy sự cần thiết của chính sách thương mại của Hoa Kỳ, là phải hoạt động song song với chiến lược công nghiệp trong nước của chính họ.
Hiện ông Joe Biden cũng đang lên kế hoạch biến việc gia tăng khả năng cạnh tranh của Mỹ trở thành một trong những nền tảng trong lời hứa tranh cử của ông, nhấn mạnh kế hoạch tài trợ cho nghiên cứu trong các lĩnh vực bao gồm trí tuệ nhân tạo, vật liệu tiên tiến và công nghệ sinh học.
Nếu được Thượng viện xác nhận, bà Tai sẽ là người Mỹ gốc Á đầu tiên giữ vị trí thương mại hàng đầu. Một trong những thách thức đầu tiên của bà sẽ là điều hướng di sản thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump và thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" tiếp theo với Bắc Kinh, mà chính giới Mỹ đánh giá chưa tạo dấu ấn so với những lời hứa mua hàng của Trung Quốc.
Ông Biden đã nói rằng ông sẽ không hành động ngay lập tức để loại bỏ thuế quan của chính quyền ông Trump hay hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
"Tôi sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào ngay lập tức và điều tương tự cũng áp dụng đối với thuế quan", Tổng thống đắc cử cho biết trên tờ New York Times vào đầu tháng này.
Trước cuộc bầu cử, bà Tai nói rằng thuế quan của chính quyền ông Trump là một đòi hỏi thực tế, bất kể ai thắng, và “vài năm tới cả hai bên sẽ phải đối phó với bối cảnh đã được tạo ra trong thời gian này".
Chỉ còn hơn một tháng nữa ông Joe Biden dự kiến sẽ nhậm chức tại Nhà Trắng. Với những gì đã làm trong thời gian ngắn vừa qua, người ta đang mường tượng ra chính quyền sắp tới của Mỹ. Bên cạnh những vấn đề kinh tế và an sinh xã hội nội địa, thương mại quốc tế là điều mà ông Biden đang muốn hướng đến.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.