(CLO) Phyllis Omido (40 tuổi) là một trong những nhà hoạt động môi trường nổi bật nhất của Kenya khi bà đã kiên trì đấu tranh và vận động để đóng cửa 10 lò nấu chất thải độc hại ở Kenya trong 3 năm qua.
Năm 2018, Phyllis Omido vinh dự nhận được Giải thưởng Môi trường Goldman - mỗi năm trao cho 6 cá nhân ở 6 lục địa trên thế giới vì nỗ lực bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, dù đứng trước rủi ro cao đối với cá nhân. CNN vừa cho hay.
Phyllis Omido khảo sát quanh làng Owino Uhuru, nơi người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm chì
Trước kia, Phyllis Omido không tưởng tượng là mình sẽ trở thành một nhà hoạt động môi trường, nhưng việc làm này khởi phát từ sau khi bà sinh con. Năm 2009, Omido làm quản lý quan hệ cộng đồng cho nhà máy tái chế ắc quy chì - axít có tên Công ty Luyện kim KCX. Khi đó, nhà máy bước vào sản xuất năm thứ 2, quá trình tách, luyện kim loại từ pin ô tô đã qua sử dụng này dẫn tới phát thải khói, bụi và nước thải chứa đầy các hạt chì.
3 tháng nhận việc, Omido nhận thấy cậu con nhỏ của mình, King David thường xuyên nôn trớ và sốt. Kết quả xét nghiệm cho thấy, cậu bé không phải bị sốt rét, thương hàn hay rotavirus. Theo lời chỉ dẫn của một người bạn, Omido cho con đi kiểm tra mức ngộ độc chì. Cậu bé có hàm lượng chì trong máu là 35 microgram/dl, trong khi tiêu chuẩn bình thường là 5 microgram/dl. Theo chẩn đoán, có thể con trai bà đã nhiễm phải chì qua sữa mẹ. Omido trình cho người quản lý công ty kết quả xét nghiệm đó và được trao một tấm séc để thanh toán viện phí với điều kiện bà không được nói với ai. Omido quyết định nghỉ việc.
Phyllis Omido cùng con trai nuôi 10 con chó để tự bảo vệ mình
Dám lên tiếng
Lo ngại những đứa trẻ khác có thể bị ảnh hưởng, Omido đã dẫn 3 trẻ ở Owino Uhuru, ngôi làng ngay sát trụ sở nhà máy đi xét nghiệm máu. Kết quả của cả 3 đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó, dân làng vẫn phải sống chung với những lớp khói đen ngày đêm phả ra từ nhà máy. Người làng Owino Uhuru cho biết, đôi khi họ phải đi nơi khác ngủ vào ban đêm vì sợ rằng thứ khói đó có thể làm cho họ nghẹt thở trong nhà lúc nào không biết. Khí thải nhà máy cũng gây ra mưa axít, trộn vào đất và thức ăn, nước uống của người dân. “Chúng tôi sử dụng nước mưa để đun nước uống, nấu ăn, tắm rửa, nhưng đôi khi chúng tôi thấy nước mưa có vị đắng khác thường”, một dân làng cho hay.
Sau khi rời khỏi nhà máy luyện kim, Omido đề nghị dân làng Owino Uhuru viết đơn kiến nghị gửi quan chức y tế nhưng không có hồi âm. Năm 2010, sau khi một công nhân nhà máy ngất đi, sau đó tử vong, Omido tổ chức một cuộc biểu tình, lên án chì độc chết người. Sau đó, Cơ quan Quản lý Môi trường Quốc gia đã ra lệnh cho nhà máy luyện kim đóng cửa vì chưa tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn. Nhà máy đóng cửa tạm thời nhưng nhanh chóng mở cửa trở lại sau khi được Hội đồng thành phố Mombasa đồng ý.
Dần dần, hiện tượng đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy, ho và mệt mỏi trở nên phổ biến trong cư dân Owino Uhuru. Trẻ em và người lớn cũng bị mẩn ngứa, da bong tróc. Một số phụ nữ sẩy thai, đôi khi hết lần này đến lần khác. Omido ghi nhận được 79 trường hợp, trong đó có 46 trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến chì ở Owino Uhuru, chưa kể 124 ca sẩy thai trong khoảng năm 2010 - 2014, khi nhà máy luyện kim hoạt động. Năm 2015, Chính phủ đã xét nghiệm máu đối với 50 dân làng Owino Uhuru, tất cả đều có sự hiện diện của chì, một nửa trong số đó nằm trong mức nguy hiểm.
Đấu tranh vì sức khỏe cộng đồng
Cuối năm 2012, khi vẫn sống ở Mombasa, Omido trở về nhà vào buổi tối cùng với con trai của mình, thấy 2 người đàn ông có vũ trang đứng trước cổng. Một trong những người đàn ông dùng báng súng đánh bà từ phía sau khiến bà ngã ra. King David lúc đó mới ở tuổi chập chững biết đi, bắt đầu khóc. Nằm trên đất, bà năn nỉ họ để cho con trai bà vào trong, họ đồng ý. Khi trở lại để nói chuyện, bà bị đánh lần nữa và bất tỉnh. Tình cờ, một người hàng xóm của bà cũng về đến đó. Thấy ánh đèn pha, 2 kẻ lạ mặt bỏ trốn. Omido đoán 2 kẻ đó tìm đến là do bà đã đứng lên bảo vệ dân làng Owino Uhuru. Để đảm bảo an toàn, bà lập tức rời khỏi Mombasa, chuyển đến một thị trấn ven biển và tiếp tục công tác vận động của mình. Sau loạt cuộc biểu tình trong năm 2013 và 2014, nhà máy luyện kim cứ đóng cửa rồi mở lại. Chỉ đến khi Kenya buộc phải xuất hết phế liệu kim loại bất hợp pháp thì nhà máy mới đóng cửa vĩnh viễn.
Ít nhất hiện giờ không khí ở Owino Uhuru đã sạch, nhưng đất và nước vẫn còn bị ô nhiễm. Vì thế, Omido bắt đầu sứ mệnh đòi quyền lợi cho những người dân nhiễm độc chì. Bà tập hợp một vài cư dân Owino Uhuru để trưng ra những dấu hiệu ngộ độc chì nghiêm trọng, chẳng hạn như Kelvin Musyoka, một cậu bé bị thối rữa ở chân sau khi giẫm phải một vũng bùn ô nhiễm. Bà lên danh sách cho một vụ kiện tập thể và công khai vụ việc trên một tờ báo địa phương.
Rủi ro và cả sự hy sinh
Như một điều tất yếu, các mối đe dọa với Omido tăng lên. Bà liên tục nhận được tin nhắn yêu cầu ngừng vụ kiện. Tháng 4/2017, khi bà Omido chuẩn bị lên máy bay tới Johannesburg để tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường thì nhận được một cuộc điện thoại từ số lạ. “Con trai bà đang ở đâu? Cậu bé đang gặp nguy hiểm”, một giọng nói vang lên rồi tắt lịm. Hoảng sợ, Omido gọi cho một người bạn, năn nỉ cô đến đón King David ở trường và đưa con đến Nairobi, nơi được cho là tương đối an toàn. Ngày hôm sau, Omido được tin con trai của Kamenchu, một thành viên trong đội của bà bị bắt cóc trên đường từ trường về nhà và 3 ngày sau cậu bé được thả.
Hiện giờ, Omido có nhiều biện pháp phòng ngừa an ninh tại chỗ. Văn phòng và nhà của bà giăng kín camera theo dõi. Bà và con trai nuôi 10 con chó, 5 trong số đó là chó huấn luyện tấn công, 5 con còn lại có khả năng phát hiện chất nổ. Bà giám sát chặt chẽ nơi ở của con trai. Đề phòng nguy hiểm, bà không tiết lộ nơi mình sống, kể cả với anh chị em trong nhà. Bà cũng có quy ước về quy trình sơ tán, dấu hiệu, các từ khóa an toàn đề phòng xảy ra trường hợp khẩn cấp.
Đối với các vụ kiện, thủ tục tố tụng của tòa án đã bị trì hoãn 8 lần nhưng Omido vẫn hy vọng các Thẩm phán sẽ sớm ra phán quyết, để các cư dân của Owino Uhuru được bồi thường cho sự đau khổ của họ. Omido cũng muốn cuộc sống của mình chuyển sang một trang mới, bà muốn nghỉ hưu sớm, có thể chuyển đến một trang trại xa xôi ở đâu đó.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.