Kết quả từ công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng: Khơi dậy niềm tin của nhân dân với Đảng!

Thứ sáu, 11/12/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh mẽ, với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng.

Công cuộc PCTN của Đảng ta do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, từng bước kiềm chế, tiến tới ngăn chặn nạn tham nhũng. Chưa bao giờ công cuộc đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực lại tạo ra khí thế và sự quan tâm lớn của xã hội như hiện nay. Sự quyết tâm của Đảng, lập trường rõ ràng, hành động quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh với tham nhũng đã và đang khơi dậy niềm tin của toàn xã hội.

Toàn hệ thống vào cuộc phòng chống tham nhũng

Năm 2020, toàn Đảng, toàn dân đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện mục tiêu kép về phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, đồng thời thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) đã không “chững lại” hay “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” của Đảng.

Thời gian qua, công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng ta, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hàng loạt vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý. Nhiều cán bộ trung, cao cấp bị Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị xử lý kỷ luật. Hàng loạt những vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được điều tra, xét xử như: Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vinashin; vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc...” xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương; vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á (DAB); vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố; vụ đưa, nhận hối lộ trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, Đinh Ngọc Hệ…

28nhung

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, công cuộc PCTN đã được hoạch định rõ bằng việc xây dựng thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, góp phần hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN. Quốc hội đã thông qua 18 Luật, 20 Nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 100 Nghị định, 119 Nghị quyết, 37 Quyết định, 33 Chỉ thị, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.

Cùng với công tác phòng ngừa, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (hai Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 135.816 tỷ đồng và trên 897ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng; tập trung hoàn thành thanh tra, kiểm toán các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và các vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; điều tra, làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, nhưng cũng rất nhân văn. Năm 2019, Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo xử lý 67 vụ án, 55 vụ việc, trong đó khởi tố mới và phục hồi điều tra 19 vụ án; đã kết thúc điều tra 22 vụ án/132 bị can; đã truy tố 21 vụ án/108 bị can; xét xử sơ thẩm 20 vụ án/85 bị cáo; xét xử phúc thẩm 15 vụ án/157 bị cáo; nhất là đã đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Một trong những thành công của công tác phòng, chống tham nhũng là sự công khai, minh bạch thể hiện rõ trong từng vụ việc. Các cơ quan chức năng đã chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, định hướng cung cấp, công khai kết quả và những vấn đề dư luận quan tâm trong xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội; thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí. Các cơ quan truyền thông, báo chí đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về công tác PCTN với nhiều bài viết, chuyên mục, diễn đàn nghiên cứu, trao đổi, phân tích chuyên sâu về PCTN, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Phát huy hơn nữa vai trò của cả hệ thống trong phòng chống tham nhũng

Như nhiều ý kiến nhận định, “cuộc chiến” chống tham nhũng hiện nay như một cuộc “tổng tiến công” với những “trận đánh” cụ thể, rõ ràng, khiến nhân dân chờ mong hằng ngày. Kết quả của cuộc đấu tranh PCTN thời gian qua đã mang lại niềm tin cho nhân dân, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, do đó không có lý do gì mà chúng ta lại ngơi nghỉ hay chùng lại, đặc biệt ở thời điểm Đại hội Đảng các cấp đang diễn ra. Trong các chỉ đạo về vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhiều lần nhấn mạnh về việc “cuộc chiến” chống tham nhũng, tiêu cực không hề dừng lại, mà vẫn tiếp tục, quyết liệt, hiệu quả cao hơn, đồng bộ, chặt chẽ hơn. Bởi đây cũng chính là mong muốn của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng khi bước vào Đại hội.

41450333b5725c2c0563

Có thể nói quyết tâm chính trị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cho thành công suốt thời gian qua trong công tác chống “giặc nội xâm” này. Cuộc chiến gay go, quyết liệt, không có điểm dừng, chỉ có sự liên tục được Đảng đẩy mạnh, cả hệ thống chính trị vào cuộc tích cực và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của toàn dân. Hàng loạt vụ án lớn liên quan đến kinh tế, tham nhũng lần lượt được đưa ra xét xử. Chuyện kỷ luật cán bộ trong Đảng, kể cả cán bộ cấp cao đã không còn là mới khi Ủy ban Kiểm tra T.Ư liên tục công bố các sai phạm và đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý…

Tham nhũng được kiềm chế, từng bước được ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” được thể hiện rõ trong thực tiễn, đã góp phần mang lại niềm tin, thể hiện rõ nhất ở các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân thể hiện sự đồng lòng, tin tưởng lớn vào quyết tâm của Đảng. Đồng thời, điều một số người lo lắng về việc “dừng, nghỉ, không làm” cũng không còn tồn tại nữa.

Tuy nhiên “chống” đã là quan trọng, cấp bách, phải kiên quyết làm để răn đe, cảnh tỉnh, nhưng “xây” mới là cơ bản, lâu dài. Vì vậy, việc phải tiếp tục tập trung làm tốt việc lựa chọn cán bộ, nhân sự, làm sao để giới thiệu được những người thực sự xứng đáng vào cấp ủy đang là yêu cầu được đặt ra hiện nay. Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh: “Trong quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phải khẳng định nguyên tắc là nghiêm khắc, khẩn trương nhưng cũng rất thận trọng, trách nhiệm, có lý, có tình, đầy sức thuyết phục, mang tính cảnh tỉnh, cảnh báo và giáo dục. Ngăn ngừa không để lọt vào T.Ư, Bộ Chính trị những phần tử không đủ tiêu chuẩn, nhưng cũng đừng bỏ sót những người thực sự có tài, thực sự có đức”.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công cuộc phòng chống tham nhũng của Việt Nam còn nhiều khó khăn, phức tạp và “không ai có thể né tránh, không ai có thể đứng ngoài cuộc”. Tuy nhiên, trong đấu tranh với tham nhũng cần chú ý đến “phòng” hơn là “chống”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Chúng ta không chỉ chống, cơ bản lâu dài là xây. Chống rất quan trọng, rất cấp bách, phải làm và làm quyết liệt. Nhưng không phải cứ nhăm nhăm đi chống, xảy ra thì ta chống, đồng thời phải xây để ngăn ngừa, răn đe. Không phải cứ xử lý thật nặng mới tốt, mà chính là người vi phạm phải nhận ra sai lầm khuyết điểm của mình. Như tôi đã nói, nếu tay đã trót ít nhiều nhúng chàm thì hãy tự gột rửa đi, đó là cách tốt nhất. Đặc biệt là phải thu hồi được tài sản, không để thất thoát và phải được lòng dân”.

Trong thời gian tới, khi các giải pháp “xây” và “chống” được tiến hành đồng bộ, sẽ tiếp tục tạo ra sức mạnh tổng hợp, kiên quyết không để lọt vào đội ngũ người suy thoái, cơ hội, bè phái... Đúng như nhiều ý kiến nhận định, làm tốt công tác cán bộ, việc PCTN mới thực sự có gốc vững bền, không đơn thuần chỉ đi giải quyết phần ngọn là những việc đã xảy ra.

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn