Dự án nhà ở xã hội Hope Residences:

Khách hàng chưa nhận bàn giao nhà đã thi nhau rao bán

Thứ năm, 03/10/2019 09:38 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn dưới 5 năm là trái pháp luật, cả người mua lẫn người bán sẽ chịu nhiều rủi ro rất lớn. Thế nhưng, thực trạng trên vẫn diễn ra một cách công khai tại nhiều dự án nhà ở xã hội (NƠXH).

Có thể kể đến là câu chuyện tại dự án Hope Residences, khách hàng dù chưa nhận bàn giao nhà đã thi nhau rao bán.

Vừa qua, Báo Nhà báo và Công luận nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc cho biết: tại Dự án Hope Residences (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), trong khi nhiều người đủ điều kiện vẫn không thể mua được nhà ở xã hội, thì không ít người có được suất mua lại “thi nhau” chuyển nhượng cho bên thứ ba dù không được phép.

Được biết, Dự án nhà ở xã hội tại ô đất số B8.NXH (hay còn gọi là dự án Hope Residences) thuộc quy hoạch chi tiết Khu công viên phần mềm Hà Nội, được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 9/3/2018. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần phát triển nhà Phúc Đồng.

Dự án thực hiện xây dựng công trình nhà ở cao 21 tầng và 02 tầng hầm, gồm 5 đơn nguyên với tổng diện tích xây dựng 7.989m2 trên diện tích đất hơn 20.000m2 với 1.504 căn hộ; dự kiến dân số là 3.524 người. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 1.496 tỷ đồng.

Bán chênh giá cả trăm triệu đồng

Theo Quyết định chủ trương đầu tư của UBND TP. Hà Nội, Hope Residences là dự án tạo quỹ nhà ở xã hội cho Hà Nội và một số cơ quan Nhà nước. Do đó, việc thực hiện các giao dịch mua bán đối với căn hộ của dự án này phải tuân thủ theo các quy định về mua bán NƠXH. Việc mua bán NƠXH khi chưa được phép, không chỉ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua mà bản thân người bán cũng có thể bị phạt tiền, thậm chí bị thu hồi nhà ở xã hội đã mua.

Dự án Hope Residences (phường Phúc Đồng, quận Long Biên).

Dự án Hope Residences (phường Phúc Đồng, quận Long Biên).

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã khuyến cáo người dân không nhận chuyển nhượng trái quy định về NƠXH và không đăng ký nộp đơn mua nhà ở xã hội tại các địa điểm không được chủ đầu tư thông báo trên website của Sở Xây dựng Hà Nội.

Thế nhưng, theo tìm hiểu thực tế của phóng viên, hiện nay trên nhiều website, mạng xã hội về bất động sản, việc mua bán chuyển nhượng căn hộ tại dự án Hope Residences diễn ra công khai, dù các căn hộ NƠXH và thương mại đều đã được bán hết vào tháng 6/2019.

Liên hệ theo thông tin rao bán căn hộ dự án Hope Residences, phóng viên tìm gặp ông Đ.P.D. (tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ông D. cho biết, do không có nhu cầu về sử dụng và đang cần vốn để đầu tư nên ông quyết định rao bán căn hộ tại dự án Hope Residences.

Ông D. rao bán căn hộ tại tòa H5 tầng 19, diện tích gần 70 m2 với giá 1.358 triệu đồng (19,4 triệu/m2) mặc dù trước đó vài tháng theo chia sẻ của ông, căn hộ này được ông mua theo đối tượng ưu tiên đối với NƠXH chỉ với giá 1.149 triệu đồng.

Người này cho hay, giấy tờ pháp lý đầy đủ, hiện nay là mua bán theo hình thức ủy quyền và sẽ nhờ đến một văn phòng công chứng làm đại diện, sau 5 năm mới được sang tên vào sổ đỏ.

Tiếp tục tìm hiểu, phóng viên liên hệ với một người môi giới bất động sản, được giới thiệu có “quan hệ” với phía chủ đầu tư dự án. Người này cho biết, căn hộ đang rao bán có giá trên 19 triệu/m2, và đây là suất của người nhà chủ đầu tư, khách hàng khi mua sẽ được ký hợp đồng ủy quyền ngay tại văn  phòng chủ đầu tư.

“Đây là suất của người chủ đầu tư luôn, và phải như thế nào mới ký được văn bản ủy quyền từ chủ đầu tư chứ không đơn giản ai muốn dẫn khách lên chủ đầu tư ký là ký, phải có bên trên “phím” cho thì mới dám ký ở đấy” - người bán cho biết.

Trách nhiệm của chủ đầu tư ở đâu?

Liên quan đến nội dung trên, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển nhà Phúc Đồng. Ông Tuấn cho biết, dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị bàn giao; tháng 11/2019 sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng, và hiện toàn bộ căn hộ của dự án đã được bán hết từ rất lâu.

Về thông tin liên quan đến việc bán giá chênh lệch tại dự án, theo ông Tuấn đây là giao dịch dân sự: “Chủ đầu tư có đánh giá việc bán chênh lệch, họ thường dùng hình thức ủy quyền định đoạt để giao dịch căn hộ, nhưng hình thức này rất rủi ro cho khách hàng và chủ đầu tư khuyến cáo không nên làm hình thức đấy.”

“Chúng tôi không biết và cũng không kiểm soát được, chúng tôi chỉ khuyến cáo rủi ro nằm hết ở phía người mua...” - ông Tuấn khuyến cáo.

Cũng theo ông Tuấn, một số người đầu cơ, chờ giao dịch thị trường thứ cấp có chênh lệch sẽ đem chuyển nhượng bán cho nhau theo hợp đồng ủy quyền định đoạt. “Chúng tôi không quản lý việc này, chỉ biết đã bán hết cho những người đầu tiên nộp hồ sơ và có soát xét của đơn vị chức năng. Luật không có quy định trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ đầu tư không thể kiểm soát được”- ông Tuấn khẳng định.

Thông tin trên báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM, từng nêu ý kiến: việc để cho người mua nhà ở xã hội “lách luật” chuyển nhượng căn hộ cho người khác có nhiều nguyên nhân. Dù quy trình lập danh sách, xét duyệt các đối tượng được quy định chặt chẽ nhưng có khi chủ đầu tư, cơ quan quản lý thực hiện qua loa, thiếu trách nhiệm.

Cũng có chủ đầu tư do muốn bán được nhà nên không sàng lọc kỹ đối tượng mua nhà. Ngoài ra, công chứng viên cũng có trách nhiệm khi công chứng các hợp đồng ủy quyền để che giấu việc mua bán nhà ở xã hội trái quy định.

Để xảy ra tình trạng mua bán trái phép, các cơ quan liên quan phải chịu trách nhiệm liên đới. Phải có quy định xử lý trách nhiệm cụ thể, nghiêm khắc đối với các đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trên. Riêng những trường hợp cố tình vi phạm, phải kiên quyết thu hồi nhà để đảm bảo công bằng chính sách cho những người nghèo thật sự.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Minh Chí

Tin khác

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra