Khách sạn, nhà hàng ở Sầm Sơn nằm im lìm... vì Covid-19

Chủ nhật, 16/05/2021 16:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cơn bão mang tên Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn (Thanh Hóa). Sau tuần lễ khai trương sôi động với chủ đề “Sầm Sơn cất cánh”, khoảng nửa tháng trôi qua, đô thị du lịch biển có tuổi đời hơn 100 năm nằm im lìm trên bãi vắng.

Sầm Sơn đang

Sầm Sơn đang "ngủ đông" giữa mùa hè vì Covid-19. Ảnh: QD

Sầm Sơn được xem là đầu tàu của du lịch xứ Thanh, nơi có bãi tắm sôi động nhất ở khu vực phía Bắc. Trước dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 một tuần, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương mùa du lịch Sầm Sơn với chủ đề: “Sầm Sơn cất cánh”. Thông điệp của tỉnh Thanh Hóa và TP. Sầm Sơn là hướng tới một đô thị du lịch biển văn minh, hiện đại, sôi động, từng bước phát triển du lịch trong cả 4 mùa. Một kế hoạch lễ hội với rất nhiều hoạt động tưng bừng  hứa hẹn sẽ biến Sầm Sơn thành điểm đến hàng đầu trong mùa du lịch 2021 đã được đề ra. Tuy nhiên, sau 1 tuần sôi động, du lịch Sầm Sơn đã bị “cơn bão” mang tên Covid-19 tàn phá.

Theo báo cáo từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, trong 4 ngày nghỉ lễ từ 29/4-2/5/2021, Thanh Hóa đón 374.000 lượt du khách, riêng Sầm Sơn có 215.000 lượt khách (giảm 22 % so với dự kiến và giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái).

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến nay, mặc dù các ngành chức năng cùng chính quyền địa phương đã kiểm soát,  không ngừng tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho du khách khi về đây nghỉ dưỡng, nhưng biển Sầm Sơn vẫn vắng lặng.

Đường Hồ Xuân Hương, trục chính của TP Sầm Sơn vắng vẻ trong ngày cuối tuần 16/5. Ảnh: Minh Anh

Đường Hồ Xuân Hương, trục chính của TP Sầm Sơn vắng vẻ trong ngày cuối tuần 16/5. Ảnh: Minh Anh

Ông Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn cho biết, thành phố đã phản ứng rất nhanh, bằng các biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch. Tất cả các điểm đến, các cơ sở kinh doanh dịch vụ đều được yêu cầu thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Lực lượng chức năng có mặt thường xuyên, liên tục để kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động chủ cơ sở và người dân chấp hành tốt các quy định về chống dịch. Cơ quan chức năng của thành phố cũng đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch. Tất cả đều nỗ lực để thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, trong đó trọng tâm là kinh tế dịch vụ du lịch.

Ghế và ô che nắng nằm phơi mình trên bãi biển...chờ khách. Ảnh: M.Anh

Ghế và ô che nắng nằm phơi mình trên bãi biển...chờ khách. Ảnh: M.Anh

Tuy nhiên, có mặt tại thành phố Sầm Sơn những ngày này, mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng dọc các bãi tắm, kể cả ngày cuối tuần là khung cảnh đìu hiu, vắng lặng, thi thoảng xuất hiện một vài du khách, chủ yếu là người địa phương trong tỉnh xuống tắm biển. 

Đường Hồ Xuân Hương, con đường “huyết mạch” của du lịch Sầm Sơn vào giờ cao điểm vắng lặng còn hơn cả những ngày mùa đông. Nhiều người ví von, hè năm nay, Sầm Sơn đang “ngủ đông”.

Nhiều khách sạn "cửa đóng, then cài", các nhà hàng mở cửa nhưng cũng không có khách. Nhân viên nhà hàng, khách sạn thất nghiệp. Một số sinh viên nghỉ học vì dịch bệnh tranh thủ làm thêm, giờ cũng rơi vào tình cảnh… mất việc. Các dịch vụ du lịch như xe điện, xích lô, taxi, chụp ảnh những ngày này cũng ế ẩm, ra biển chỉ để ngồi chơi tránh nắng. 

Khách sạn, nhà nghỉ trưng biển

Khách sạn, nhà nghỉ trưng biển "còn phòng" nhưng vẫn không có khách hỏi. Ảnh: TT

Nhiều năm trước, gia đình bà Nguyễn Thị Chung (khách sạn Chung Châu, phường Trung Sơn) đã vay thêm vốn ngân hàng 4 tỷ đồng xây dựng khách sạn với hơn 30 phòng để làm dịch vụ. Hai năm liên tiếp dịch bệnh bùng phát, khách du lịch vắng vẻ đã khiến những người làm dịch vụ như bà lao đao.

"Khách không có, mỗi tháng trả lãi ngân hàng mấy chục triệu đồng khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Phải nói là hai mùa du lịch gần đây, chẳng để dư ra được đồng nào. Như năm ngoái lác đác một thời gian cũng chỉ đủ để trả nợ ngân hàng, sang năm nay nếu cứ thế này thì cũng rất khó khăn", bà Chung thở dài. 

Người làm dịch vụ ở Sầm Sơn đang điêu đứng vì Covid-19. Ảnh: TT

Người làm dịch vụ ở Sầm Sơn đang điêu đứng vì Covid-19. Ảnh: TT

Những năm trước đây, việc bố trí phòng nghỉ cho khách vào ngày cuối tuần luôn là bài toán nan giải khiến những người như bà Chung đau đầu. Dự kiến nếu cứ theo đà khách đông như thế, chỉ cần thêm ít năm nữa sẽ thu hồi vốn, thậm chí đầu tư mở rộng thêm. Giờ thì không biết việc kinh doanh sẽ đi về đâu. Bà Chung bảo, mong sao lại được “đau đầu” vì phải lo bố trí xếp phòng, chuẩn bị đồ ăn cho khách như mấy năm trước.

Cảnh

Cảnh "cháy phòng" ở Sầm Sơn giờ chỉ còn là mơ ước của các chủ khách sạn. Ảnh: TT

Không chỉ có khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ “ăn theo” như xe điện, bán hàng lưu niệm, bán hải sản khô, cho thuê áo tắm, ghế ngồi, các quán cà phê, đồ uống cũng lao đao.

Năm 2020, dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Sầm Sơn vẫn đón gần 3,3 triệu lượt khách, đạt doanh thu 2.960 tỷ đồng. Theo kế hoạch, năm 2021, thành phố biển này dự kiến đón 4,6 triệu lượt khách, phấn đấu có doanh thu 3.360 tỷ đồng. Hiện tại tỉnh Thanh Hóa mới chỉ phát hiện duy nhất 1 trường hợp mắc Covid-19. Người này đã được đưa đi cách ly điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Công tác phòng chống dịch được BCĐ Phòng chống Covid-19 quốc gia đánh giá là kiểm soát tốt.

Quang Duy

Tin khác

Chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào tại Ninh Bình

Chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào tại Ninh Bình

(CLO) Tối 18/3, tại sân khấu Thủy Đình, Phố cổ Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình, Trường Đại học Hoa Lư phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ Việt Nam - Lào. Chương trình nhằm quảng bá văn hóa Lào tại tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Ghé thăm động Hoa Lư - Căn cứ khởi nghiệp của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh

Ghé thăm động Hoa Lư - Căn cứ khởi nghiệp của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh

(CLO) Cùng với Cố đô Hoa Lư nổi tiếng, động Hoa Lư cũng là một trong những di tích tiêu biểu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng. Nên ngày nay, nhiều du khách khi đi du lịch Ninh Bình sẽ lựa chọn tham quan, trải nghiệm thêm động Hoa Lư.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Tổ chức lễ cầu an tại di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Miếu Hai Thôn

Thái Bình: Tổ chức lễ cầu an tại di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia Miếu Hai Thôn

(CLO) Tối ngày 18/3, tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia miếu Hai Thôn (xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra lễ cầu an. Đến dự có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Trần Thị Bích Hằng.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Phan Ngọc Khuê mở triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê mở triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”

(CLO) Ngày 18/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam kết hợp với họa sĩ Phan Ngọc Khuê khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.

Đời sống văn hóa
Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên trở lại Việt Nam

Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên trở lại Việt Nam

(CLO) Tuần lễ phim Quốc tế về Thiên nhiên (International Nature Film Week) đã chính thức trở lại Việt Nam với sự góp mặt của 9 bộ phim trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa