Khai báo gian dối, trốn cách ly: Không kêu gọi, hãy trừng phạt!

Thứ năm, 26/03/2020 14:10 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hành vi khai báo gian dối, trốn cách ly của một số cá nhân làm gia tăng nguy cơ phát tán dịch bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng, giữa lúc “nước sôi lửa bỏng”, “chống dịch như chống giặc” này thì chần chừ, nhân nhượng với hành vi trốn cách ly giống như sự “tự sát cả cộng đồng”!

Đe dọa an toàn của cả cộng đồng    

Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Cách ly là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”. Đây là lời kêu gọi toàn dân, toàn quân chung sức đồng lòng thực hiện triệt để công tác phòng, chống dịch.

Theo kết quả xét nghiệm ngày 22/3 của Viện Pasteur TP.HCM, một bệnh nhân mang quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở quận 8, dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây là bệnh nhân thứ 100 của Việt Nam, cũng là trường hợp từ Kuala Lumpur - Malaysia về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Asia Air số hiệu AK524.

Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Ngay sau khi về nước, bệnh nhân đã được hướng dẫn tự cách ly tại nhà vì những yếu tố nguy cơ có liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh tại nước bạn sau thánh lễ Hồi giáo. Tuy nhiên, người bệnh đã không tuân thủ các khuyến cáo cách ly của cơ quan chức năng. Trong thời gian từ ngày 4/3 đến ngày 17/3, bệnh nhân đã liên tục đi lễ tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar - số 157B/9 Dương Bá Trạc, phường 1, quận 8, TP.HCM.

Ngày 18/3, mặc dù bệnh nhân chưa có dấu hiệu bệnh nhưng được Trung tâm Y tế quận 8 lấy mẫu giám sát theo nhóm đối tượng dự lễ hội từ Malaysia. Ngay sau khi xác định ca bệnh, giải pháp khoanh vùng xử lý dịch đã được ngành thành phố khẩn trương thực hiện. Các bước điều tra dịch tễ về ca bệnh ghi nhận những vấn đề bất thường trong việc phòng chống dịch ở bệnh nhân.

Trước đó, bệnh nhân thứ 61 ngụ tại Bình Thuận được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi dự thánh lễ Hồi giáo tại Malaysia. Dựa vào hộ chiếu, cơ quan chức năng xác định có rất nhiều người ở TP.HCM đã tham dự lễ cùng bệnh nhân trên. Cơ quan chức năng của nước bạn cũng đã xác định có 673 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 sau thánh lễ.

Trước nguy cơ từ nhóm người dự thánh lễ trở về, ngành y tế TP.HCM đã phát đi thông tin tìm kiếm và khuyến cáo những người từng dự thánh lễ ở nước bạn có liên quan đến ca bệnh thứ 61 cần chủ động liên hệ với cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp phòng dịch, chủ động cách ly, theo dõi sức khỏe, tránh nguy cơ phát tán dịch bệnh cho cộng đồng. Tuy nhiên, trường hợp trên đã không tuân thủ các khuyến cáo đã được cơ quan chức năng đề nghị thực hiện.

Về việc không thực hiện nghiêm túc việc cách ly, trao đổi với báo chí, BS. Trương Hữu Khanh – chuyên gia phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm đang công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho rằng: “Rõ ràng ca bệnh thứ 100 đã có hành vi trốn cách ly làm gia tăng nguy cơ phát tán dịch Covid-19. Đây là hành vi nguy hiểm, đe dọa an toàn của cả cộng đồng, dù đang mắc bệnh nhưng hành vi này của người bệnh cần phải xử phạt nóng để làm gương cho những người khác”.

Ảnh: T.L

Ảnh: T.L

Cũng theo BS. Khanh: “Ca bệnh thứ 17 cơ quan chức năng nói sẽ phạt, đến ca bệnh thứ 34 lại nói chờ khỏi xong mới phạt, điều đó đã làm phát sinh ra ca bệnh thứ 100. Hồng Kông, Đài Loan thành công trong phòng chống dịch chính là do phạt “nóng”. Nếu chiếu theo Luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, ca bệnh thứ 100 sẽ bị xử phạt hành chính ở mức từ 5 đến 10 triệu đồng, nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự”.

Đừng gieo rắc virus ích kỷ

Trở lại với câu hỏi về khai báo y tế, trường hợp gian dối để che giấu bệnh truyền nhiễm như Covid-19 (nhóm A) có phạt được không? Có đấy, theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh thuộc nhóm này bị phạt từ tiền 500.000 - 1 triệu đồng. Điều 10 của nghị định này cũng có quy định: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng. Hành vi vi phạm nặng hơn đối với người làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người khác có thể áp dụng theo Điều 240 bộ luật Hình sự, quy định mức phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù tối đa 12 năm.

Ảnh: T.L

Ảnh: T.L

Như vậy, theo nhiều chuyên gia luật, trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay và có thể là những dịch bệnh khác trong tương lai, việc kêu gọi ý thức công dân, ý thức cộng đồng trong khai báo bệnh hay tự cách ly ngừa dịch là cần nhưng chưa đủ mà phải xử phạt nặng để răn đe. Có thế mới không để tái diễn trường hợp về từ vùng dịch mà khai báo gian dối, hoặc không khai, lại còn đi lung tung, đăng hình ảnh đùa cợt dư luận.

Quyền tự do đi lại là quyền cơ bản của con người. Trong thời hội nhập, có sự xuất hiện của công dân toàn cầu (global citizen) thường di chuyển khắp thế giới. Họ làm việc và sống theo nguyên tắc nuôi dưỡng sự tự trọng bản thân mình và tôn trọng người khác, hiểu rõ sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu, nhất là các vấn đề về an ninh. Khi thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh xuất hiện, tất cả quốc gia đều có biện pháp phòng vệ, thì dù là công dân toàn cầu cũng phải tuân thủ. Đó là nói ở tầm cao nhân cách, chứ không kể những thiếu gia công tử, thiếu nữ con nhà có tiền đi chơi tới các nước phát triển mà cũng chẳng hiểu biết gì về văn hóa ứng xử văn minh, mang theo virus ích kỷ và sự khôn lỏi để gieo rắc nỗi đau khổ cho cộng đồng.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn