(CLO) Sáng 2/6/2017, tại Toà nhà Hội Nhà báo Việt Nam, đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI- năm 2016 đã khai mạc vòng chấm Chung khảo. Đây là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hằng năm. 138 tác phẩm (trong tổng số 1.550 tác phẩm đủ điều kiện dự Giải) thuộc 11 loại Giải sẽ được Hội đồng chấm, thẩm định chọn ra các tác phẩm xuất nhất để trao Giải. Đây là năm thứ 11 Giải BCQG được tổ chức theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Giải BCQG và là năm thứ 3 thực hiện Quyết định số 1694/QĐ-TTg ngày 22/9/2014 Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng Giải BCQG. Giải BCQG lần thứ XI- 2016 là mùa Giải thứ hai trong nhiệm kỳ mới của Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa X (2015- 2020), với nhiều thành viên mới trong Hội đồng Giải và Hội đồng Chung khảo. [caption id="attachment_166229" align="aligncenter" width="700"]
Toàn cảnh Lễ khai mạc vòng chấm Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI – 2016.[/caption] Hội đồng Chung khảo gồm có 1 đồng chí Chủ tịch và 3 đồng chí Phó Chủ tịch cùng 37 đồng chí ủy viên đều là các nhà báo giàu kinh nghiệm, có uy tín, nhiều đồng chí đã liên tục tham gia chấm vòng chung khảo, vừa tinh thông nghề nghiệp, vừa sắc sảo trong nghề giám khảo, thẩm định và phát hiện những tác phẩm hay, những cây bút giỏi. Phát biểu khai mạc vòng chấm Chung khảo, đồng chí Thuận Hữu- Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải BCQG lần thứ XI – năm 2016, cho biết: Qua 11 năm tổ chức Giải, thực hiện sự chỉ đạo sâu sát của Hội đồng Giải, đến nay, các cấp Hội, các cơ quan báo chí và hội viên nhà báo, cộng tác viên trong cả nước ngày càng tích cực hưởng ứng. Tham dự Giải năm nay có 214 đơn vị cấp Hội và cá nhân tham dự 11 loại giải theo quy định; trong đó có 116 đơn vị cấp Hội và 98 cá nhân gửi ảnh báo chí (năm 2015 có 169 đơn vị và 43 cá nhân tham dự), 166 cộng tác viên (năm 2015 có 207); Có 59/63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố tham dự (năm 2015 có 61/63 HNB). Có 4 địa phương không tham dự Giải là: Bạc Liêu, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang; 16/18 Liên Chi hội tham dự; 41 Chi hội Nhà báo trực thuộc và cơ quan báo chí dự giải (năm 2015 có 48 Chi hội trực thuộc tham dự). [caption id="attachment_166226" align="aligncenter" width="700"]
Đồng chí Thuận Hữu – Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI – năm 2016 phát biểu khai mạc.[/caption] Bên cạnh đó, Chủ tịch Thuận Hữu khẳng định: “
Các tác phẩm dự giải đã phản ánh trung thực các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2016, năm có nhiều sự kiện trọng đại: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thực hiện Nghị quyết 04 của Trung ương khóa XII về về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ trong năm 2016. Lượng tác phẩm tập trung nhiều vào các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, xây dựng nông thôn mới và tích tụ ruộng đất, vấn đề ô nhiễm môi trường; vấn đề đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trên các lĩnh vực, nhất là tiêu cực trong quản lí đất đai, tài nguyên; trong công tác cán bộ, v.v... Số lượng tác phẩm viết về bảo vệ chủ quyền biển, đảo khá nhiều, có chất lượng tốt” Các tác phẩm dự giải đáp ứng được các tiêu chí xét chọn của Giải về: Bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước trong năm 2016- thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng với nhiều khó khăn, thử thách mới; phản ánh kịp thời, sinh động và đa dạng tình hình kinh tế, xã hội, phản ánh quyết liệt vấn đề an ninh, quốc phòng, nhất là bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Đấu tranh với các thế lực thù địch, các hoạt động sai trái chống phá Nhà nước và chế độ. Giới thiệu những nhân tố mới, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong hoạt động kinh tế, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các mặt đời sống; trong xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ngăn chặn suy giảm kinh tế; Khắc phục hậu quả thiên tai; Vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác… Đặc biệt, Chủ tịch Thuận Hữu nhấn mạnh: “
Theo đánh giá của Hội đồng Sơ khảo, về chất lượng các tác phẩm dự Giải đã phản ánh đầy đủ diện mạo, khách quan tình hình đất nước, những nỗ lực của cả hệ thống chính trị thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ. Nhiều cấp Hội có tác phẩm dự Giải có tính phát hiện tốt, có sức ảnh hưởng xã hội. Nhiều tác phẩm được thể hiện có tính chuyên nghiệp cao, bài bản (nhất là tác phẩm truyền hình, báo in). Trong mấy năm gần đây, khoảng cách giữa báo chí Trung ương và địa phương ngày càng được thu hẹp. Đây là sự tiến bộ đáng mừng”. [caption id="attachment_166224" align="aligncenter" width="700"]
Đồng chí Hồ Quang Lợi– Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI – 2016 công bố Quy chế của Hội đồng Chung khảo và thể thức bỏ phiếu.[/caption] Các tác phẩm vào chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu cả về nội dung và hình thức, phản ánh trung thực tình hình kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng của đất nước, có tính định hướng dư luận xã hội, nhiều tác phẩm đã cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết, dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò phát hiện, phản biện, đấu tranh phê phán cũng như biểu dương, xây dựng. Tại lễ khai mạc, báo cáo kết quả của vòng chấm Sơ khảo, đồng chí Mai Đức Lộc- Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải BCQG năm 2016 cho biết thêm: Giải BCQG lần thứ XI - năm 2016 tiếp tục được các cấp Hội hưởng ứng tích cực, tác phẩm gửi dự thi nhiều, đúng hạn, hình thức bảo đảm đúng theo qui định. Các cấp Hội trên toàn quốc tham gia tương đối đầy đủ, số lượng cá nhân tham dự giải tăng đáng kể. [caption id="attachment_166233" align="aligncenter" width="700"]
Đồng chí Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI – năm 2016 báo cáo kết quả chấm Sơ khảo.[/caption] Trong số 1.637 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả tham dự, Ban Thư ký tổng hợp Giải đã kiểm tra, sàng lọc và loại 87 tác phẩm do phạm quy, đưa vào chấm sơ khảo
1550 tác phẩm. Các tiểu ban của Hội đồng sơ khảo tiến hành chấm 2 vòng theo Quy chế. Theo đánh giá của các tiểu ban Hội đồng sơ khảo, các tác phẩm dự Giải năm nay có chất lượng khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm. Có những tác phẩm mang tính phát hiện và tính đấu tranh cao. Năm nay Hội Nhà báo các các địa phương có tác phẩm tham dự Giải vẫn giữ ở mức cao (59/63), cho thấy uy tín của Giải được tiếp tục lan rộng và giá trị được khẳng định vững chắc, được hội viên cả nước và xã hội quan tâm sâu sắc. Chất lượng tác phẩm của nhiều địa phương được nâng cao đáng kể. [caption id="attachment_166228" align="aligncenter" width="700"]
Hội đồng Chung khảo gồm các nhà báo giàu kinh nghiệm, có uy tín sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, khách quan, công tâm và trí tuệ lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc nhất để trao Giải.[/caption] Ngoài ra, nhà báo Mai Đức Lộc cũng đã nêu một số điểm đáng lưu ý của các tác phẩm tham dự giải năm nay.
Đối với loại hình báo phát thanh: Năm nay số lượng tác phẩm phát thanh tham gia tương đương so với năm ngoái, trừ đài TNVN, các đài địa phương chưa có tác phẩm thật sự nổi trội, chưa thể hiện sự tìm tòi, áp dụng khoa học công nghệ mới.…;
Đối với loại hình báo in và báo điện tử: Bên cạnh các tác phẩm nhiều kỳ, được thực hiện theo đề cương thống nhất, logic, có không ít tác phẩm là sự gộp lại các bài riêng lẻ, thiếu gắn kết, nhất là đối với loại hình báo điện tử. Bên cạnh đó, năm nay là năm thứ sáu Hội đồng Giải có cơ chế riêng đối với ảnh báo chí (cho phép tác giả ảnh báo chí gửi thẳng tác phẩm về Hội đồng Giải, không qua tuyển chọn ở cơ sở). Số lượng tác giả và tác phẩm ảnh báo chí tuy có tăng (đạt 120 tác phẩm), có 98 cá nhân dự giải (2015: 43). Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy chủ trương đúng của Hội đồng Giải trong việc khuyến khích sự tham gia cá nhân các tác giả. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội và báo chí, việc chỉ có 120 tác phẩm dự giải và chưa có tác phẩm được đề nghị giải cao là điều đề nghị Ban tổ chức và các cấp Hội quan tâm. [caption id="attachment_166231" align="aligncenter" width="700"]
Hội đồng tiến hành chấm giải.[/caption] Đánh giá về công tác chấm giải, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải BCQG lần thứ XI Mai Đức Lộc cho rằng: Các Ban giúp việc của Hội đồng Giải đã nỗ lực triển khai các công việc sơ khảo với tiến độ sớm hơn gần 1 tháng và đúng yêu cầu của quy trình tổ chức Giải; Hội đồng Sơ khảo đã thực hiện đúng quy chế chấm Giải, làm việc với tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, chấm tác phẩm theo các tiêu chí về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, đã lựa chọn và trình lên Hội đồng chung khảo danh sách 138 tác phẩm thuộc 11 loại giải. Để công tác chấm Giải được bảo đảm khách quan, chính xác, đồng chí Thuận Hữu – Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải BCQG lần thứ XI– năm 2016, nhấn mạnh: Thay mặt Hội đồng Giải, tôi trân trọng đề nghị các đồng chí thành viên Hội đồng chung khảo, với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước một Giải thưởng quốc gia dành cho báo giới nước nhà, hãy tham gia tích cực, cống hiến kinh nghiệm và nhiệt huyết, phát huy tinh thần trách nhiệm, khách quan, công tâm và trí tuệ để chọn cho được những tác phẩm xuất sắc nhất trong tổng số 138 tác phẩm vào chung khảo, vừa đảm bảo đúng đắn về nội dung, có tính phát hiện và tính định hướng tư tưởng, chính trị… vừa tiêu biểu về mặt nghiệp vụ thể hiện, nêu cao được tính cách mạng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, để trao giải vào đúng dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2017) Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI sẽ tiếp tục chương trình làm việc và công bố kết quả trong ngày 3/6/2017.
Bài: Ngọc Lành - Ảnh: Nguyễn Mạnh