Khai thác tối đa FTAs cho các sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Thứ ba, 24/09/2019 07:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo, phát triển trong thời gian tới cần nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp. Khai thác tối đa thị trường xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết cho các sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. (Ảnh minh họa)

Sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. (Ảnh minh họa)

Chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi

Khẳng định giá trị của ngành công nghiệp trong nước chưa cao, báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nêu rõ: Công nghiệp phụ thuộc vào khu vực FDI, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hạ nguồn; khâu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng tạo ra còn thấp, linh kiện phụ tùng phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP thay đổi chậm (khoảng 18%) vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa và so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, nội lực và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn yếu, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp (DN) công nghiệp rất ít (cả nước chỉ có gần 80.000 DN trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo), khả năng tài chính và công nghệ hạn chế.

Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp dẫn chứng, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ôtô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi. Sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự, chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Đánh giá về ngành công nghiệp Việt Nam, tại buổi làm việc với Cục Công nghiệp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, một số nhóm hàng chính của Việt Nam, trong đó, nhiều nhóm hàng thuộc ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản - luyện kim, công nghiệp hỗ trợ… đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt khi đối mặt với vấn đề tranh chấp thương mại và gian lận xuất xứ.

Xuất khẩu của khối DN trong nước đã có chuyển biến lớn về tăng trưởng, nhưng cơ cấu giá trị xuất khẩu chủ yếu vẫn đến từ DN FDI. "Do đó, phải làm rõ hoạt động sản xuất công nghiệp đang phụ thuộc vào những yếu tố nào, vai trò của Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách ra sao để bảo đảm tìm ra dư địa, khai thác dư địa, phục vụ cho tăng trưởng và tái điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng giá trị gia tăng cao hơn" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên có tiềm năng

Nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong nước. (Ảnh minh họa)

Nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong nước. (Ảnh minh họa)

Cục Công nghiệp đang tập trung vào một số giải pháp lớn nhằm khai thác các tiềm năng và thế mạnh để đưa nền công nghiệp Việt Nam hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng chính sách và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên có tiềm năng, cơ hội phát triển như công nghiệp ôtô, dệt may, da giày, điện tử, khoáng sản, công nghiệp hỗ trợ.

"Các DN vừa và nhỏ cần được nhà nước hỗ trợ đến khi có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và trở thành đối tác sản xuất đáng tin cậy đối với chuỗi sản xuất toàn cầu. Trong đó, đặc biệt hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hệ thống quản trị sản xuất, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, công nghệ mới và nguồn nhân lực chất lượng cao" - ông Trương Thanh Hoài nêu vấn đề.

Nêu rõ quan điểm về phát triển công nghiệp chủ lực, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó nổi bật là Cục Công nghiệp, cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp với hiệp hội ngành hàng, giúp DN ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, thực hiện đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong nước.

Đơn cử như ngành dệt may, da giày, cần làm rõ vai trò của địa phương trong việc phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho DN để đầu tư phát triển dệt nhuộm, không chỉ nhằm tháo gỡ "nút thắt" giải quyết nguồn cung thiếu hụt, mà còn để Việt Nam có thể tận dụng tối đa ưu đãi xuất xứ từ các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo, phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần bám sát các định hướng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, nội dung trọng tâm, cụ thể là kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu; chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp.

"Bảo vệ và mở rộng thị trường trong nước, khai thác tối đa thị trường xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết cho các sản phẩm công nghiệp trọng điểm" - Bộ trưởng yêu cầu.

Đức Minh

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp