Khám phá thế giới họa sĩ vẽ chân dung kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh

Thứ sáu, 03/04/2015 09:11 AM - 0 Trả lời

Khám phá thế giới họa sĩ vẽ chân dung kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh

Sự kiện: hoạ sĩ

>>>

 
 
(Congluan.vn) Một họa sĩ chỉ nghe qua mô tả mà đã phác họa được đích thị chân dung kẻ bắp cóc trẻ sơ sinh? Đó là tự tin kỳ diệu mà không mấy ai làm được. Nhưng ít người biết Phan Vũ Linh, tên chàng nghệ sĩ kia, từng "xuyên thấm" phong cách fantasy trong rất nhiều tác phẩm văn học hình sự...
 
Báo Công luận
 Phan Vũ Linh, họa sĩ tiền phong trong văn chương Việt với phong cách Fantasy

Sáng nay, trước giờ đi làm, lúc đang lơ đãng uống ly cà phê cóc, bất ngờ tôi giật mình vì lướt qua tờ báo thấy thông tin như sau: "Chiều 14/1, Sở Y tế TP HCM đã trao bằng khen và tặng thưởng 5 triệu đồng cho họa sĩ Phan Vũ Linh, 38 tuổi, giảng viên trường ĐH Mỹ Thuật TP HCM. Người đã phác hoạ chân dung nghi can bắt cóc bé trai mới sinh của chị Nguyễn Thị Minh Tâm, giúp Công an quận 7 nhanh chóng tìm ra thủ phạm...".

Nhìn bức ảnh chụp, tôi đã ngờ ngợ vì thấy quen quen. Nhưng vẫn còn hồ nghi vì người tôi biết vốn là một họa sĩ nổi tiếng trong một lĩnh vực mới của văn chương chữ nghĩa, tạm gọi là phong cách Fantasy, một dòng văn học ấn tượng kết hợp giữa người viết và người vẽ với những câu chuyện tâm lý, phiêu lưu hập dẫn đang được giới trẻ yêu chuộng hiện nay. Liệu tôi quá “fantasy” không nhỉ, khi sớm gọi tên anh? Và nỗi mơ hồ đa nghi xen lẫn kỳ thú đó cho tôi một tâm trạng chưa từng và chưa bao giờ có trước đó khi nghĩ đến phạm trù văn học và hình sự.Có gì vun vén hoặc nối kết giữa hai cực ngỡ là vô nghĩa và vô lý đó? Không sao! Khi viết bài này tôi sẽ tiếp tục làm sáng rõ điều đó. Còn bây giờ nó như sự gợi hứng hay một chương mở đầu một ngày làm việc mới của tôi. Đó là hai hình ảnh thám tử "cực kỳ cổ điển" là Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle hay "cực kỳ kinh điển" là thanh tra Maigret, sáng tạo của nhà văn Georges Simenon nổi tiếng toàn thế giới đang xuất hiện trước mặt tôi.

Và đúng, tôi đã hoàn toàn không nhầm lẫn, người họa sĩ đó là Phan Vũ Linh. Lần đầu tiên trên các phương tiện truyền thông đã đưa tin về một cách tham gia phá án bằng tranh vẽ của một họa sĩ chứ không phải công việc thuần túy "đặc chủng" của đội "đặc nhiệm" phá án hình sự. Đó gì khác? Ồ, khác rất nhiều chứ! Nghệ sĩ là kẻ phác họa vẽ ra thiên đường của mình. Thiên đường đó có thể dành cho tất cả mọi người nhưng cũng có thể không dành cho ai cả ngoài y! Còn một đội đặc nhiệm chỉ thuần túy là phá án cho một đối tượng cụ thể. Trong trường hợp này, việc tham gia phá án của chàng đã hiện đại hơn. Chỉ bằng kỹ thuật phác họa một vài nét vẽ.

 
Báo Công luận

 Phác họa chân dung nghi can bắt cóc trẻ em Lê Thị Bích Trâm  

Tôi gặp Phan Vũ Linh lần đầu tiên tại cà phê Ngõ Thời Gian ở khu cà phê đẹp nhất Sài Gòn, Hồ Con Rùa - Phạm Ngọc Thạch. Nơi có thể nhìn thấy những hàng cây sao cao ngút trời cũng như tháp đỡ con rùa trong kiến trúc bát quái cổ xưa. Lúc đó hình như Linh vừa ở Mỹ về Sài Gòn và cũng đang có dự tính quay lại trở lại Mỹ vì tiếp tục theo đuổi một vài dự định. Còn tôi lúc bấy giờ đang đảm nhận vai trò phụ trách mảng văn hóa văn nghệ và biên tập viên cho tờ Thanh Niên Thể Thao Giải Trí. Một tờ phụ san của nhật báo Thanh Niên do nhà báo Hoàng Hải Vân, phụ trách. Hoàng Hải Vân là ai có lẽ ai trong nghề báo cũng biết! Anh là một nhà báo can trường luôn đứng đầu sóng ngọn gió. Những ngày tháng được làm việc với anh và ê kíp Thanh Niên Thể Thao Giải Trí vô cùng thú vị và trở thành những kỷ niệm khó quên của tôi. Nó giúp tôi nhận ra nghề báo hóa ra chỉ là "đầu dây múi rợ", muôn ngàn nẻo. Như người đi xiếc trên dây. Vấn đề là phải làm sao cân bằng được mình để không bao giờ bị té. Tôi sẽ còn viết về anh và ngày tháng tươi đẹp đó.      

Trở lại với câu chuyện Phan Vũ Linh. Công việc ở tòa soạn bấy giờ đang ngập lún, mệt mỏi. Tờ báo giấy in ra phát hành trầm trệ. Nhiều độc giả phản ánh nên bớt chữ nghĩa và cần thêm nhiều hình ảnh, minh họa. Vấn đề này được thông qua Ban biên tập và thực tình cũng cứu nguy cho tôi lúc ấy cũng rơi thỏm vào hai trạng thái thừa chữ hoặc thiếu chữ. Viết lách rốm rắm cung quăng. Và tôi muốn tìm một họa sĩ để vẽ minh họa cho trang văn hóa. Tăng thêm khoảng trống, bớt chữ nghĩa. Qua sự giới thiệu của họa sĩ Phan Trọng Văn, Linh và tôi đã gặp nhau lần đầu tiên trong quán Ngõ Thời Gian ở Hồ Con Rùa. Thú thật ấn tượng đầu tiên của tôi không nghĩ Linh là một họa sĩ. Vóc người cao lớn, trắng trẻo bạch diện thư sinh. Nhưng trên khuôn mặt bộc lộ hai rãnh suy nghĩ đối chéo: nụ cười thì rất hiền nhưng râu ria thì rất dài! Nom vừa lành lại vừa dữ. Đó là mô típ của những trí thức hiện đại chăng? Bàn tay với những ngón thon dài, mảnh thật khó hình dung có thể thả xuống những nét bút mềm mại. Lúc đó tôi nghĩ, Phan Vũ Linh chỉ có thể là một trong hai trường hơp: Một kiếm sĩ Samurai hiện đại hay một fan của nhạc Rock. Về sau, cả hai nhận định ban đầu của tôi đều đúng. Linh mê man văn hóa Nhật Bản và vô cùng xuyên thấu, thiện nghệ với kiến thức và cảm thụ nhạc Rock. Nhưng Linh cũng kết tinh tinh thần đó trong hội họa.
 
Báo Công luận
 Xuyên thấm - Một tác phẩm văn chương mang phong cách
Fantasy của Phan Hồn Nhiên và Phan Vũ Linh
 
Sau câu chuyện mời Linh vẽ, chúng tôi chuyển đề tài sang chuyện chơi và vẽ xe cổ. Hình như đã rà trúng đài hơn. Tôi chưa thấy một ai có thể nói chuyện về xe cổ hay như Linh. Chúng tôi đều mong muốn sẽ mua được những chiếc xe cổ tự mình trang trí trên đó. Tôi thì chưa bao giờ vẽ. Và nếu sưu tầm được chiếc quái xế mình thích thì chắc chắn phải nhờ đến tay Linh rồi. 
Và chiếc xe cộng với niềm vui khi được cộng tác làm việc chung giữa Phan Vũ Linh và tôi cũng thoắt bốc hơi, biến mất như một làn khói. Linh nhận vẽ minh họa cho trang văn hóa tôi làm "đầu bếp" và biên tập được một thời gian ngắn thì báo chết, tòa soạn đóng cửa. Thỉnh thoảng tôi đi qua cao ốc ngày xưa có căn phòng của Thanh Niên Thể Thao Giải Trí lại tự hỏi chàng kiếm sĩ mê nhạc Rock, râu tóc dài phiêu dạt nơi đâu giữa phố xá đông đúc Sài Gòn?
Và thật ngạc nhiên, bất ngờ ngay và luôn - như con người Linh, anh chuyển qua đi dạy. Hãy đọc một câu trả lời hết sức khiêm tốn nhưng nặng sức nghĩ, đầy trí tuệ băn khoăn về kiếp cõi nhân sinh. Lý do gì khiến anh tham gia giảng dạy? "Tư duy của tôi đã thay đổi sau khi được học thầy Kazu Sano, họa sỹ nổi tiếng người Nhật từng vẽ áp-phích cho phim Star Wars. Khi dạy chúng tôi, thầy đã rất yếu vì bệnh ung thư. Thầy đã qua đời năm 2011. Theo thầy, cuộc sống rất ngắn ngủi và cái chết là sự tan biến hoàn toàn của mỗi cá nhân. Do đó, việc thầy đi dạy là nhằm để lại nơi mỗi sinh viên một phần nhỏ linh hồn mình sau khi qua đời. Chính tư tưởng này đã thay đổi mọi dự định nghề nghiệp của tôi từ đó về sau…".
 
Báo Công luận
Thực hay ảo khi cánh cửa sáng tạo Fantasy
vẫn mở ra cụ thể được xác nhận ở ngoài đời? 
 
Và bất ngờ nhất là họa sĩ Phan Vũ Linh đã hợp tác với nhà văn Phan Hồn Nhiên để cho ra đời những tác phẩm "Chuỗi hạt Azoth", "Những đôi mắt lạnh", "Xuyên thấm". Bộ truyện mang phong cách  Fantasy được các bạn trẻ yêu mến, tái bản nhiều lần. Đến hôm nay vẫn còn rất sốt. Những bức tranh của Linh từ bộ sách thần kỳ đến nỗi đưa người xem bay lượn giữa hai thái cực ảo và thực, có và không, mộng mơ và tỉnh thức. Có hay không việc xóa nhòa ảo giác giữa hai biên giới đó?
Hình như với một nghệ sĩ - họa sĩ thực sự có tài đã và phải "xuyên thấm" tất cả. Như chính nhan đề một tác phẩm mà chính anh và cộng sự - một nhà văn nổi tiếng sáng tạo. 

Có lẽ tôi cần phải nói thêm một điều quan trọng để kết thúc bài viết này. Ít người biết trong việc tình nguyện tham gia vẽ phác họa để tìm kiếm kẻ bắt cóc trẻ con vừa qua, Linh đã làm một cuộc cách mạng vượt thoát chính mình. Anh muốn tìm một đáp số chung giữa nghệ thuật phù phiếm và cái đẹp có thực. Điều gì sẽ xảy ra nếu như anh vẽ không giống tội phạm? Những cuộc tìm kiếm vô vọng. Hay khi lần ra được dấu vết kẻ bắt cóc thì thấy phác họa một đằng, nhân tướng một nẻo. Là một trò cười hay phá bĩnh.

Nhưng tất cả đã chứng minh ngoạn mục và tài tình. Phòng vẽ trong tâm hồn Phan Vũ Linh đã có những ngăn kéo để kéo ra những nhận dạng nhân ảnh. Anh tin vào bút lực chính mình để bước vào cuộc truy tìm nan giải mà tôi nghĩ cũng không thua kém gì khi  Sherlock Holmes và Maigret, sáng tạo của nhà văn Georges Simenon là bao. Và chỉ vài nét vẽ thần tình đó, Linh đã tốt nghiệp thạc sĩ trường Academy of Art University - Mỹ. Cũng như anh đã lăn lộn quăng quật với đam mê, ruổi rong với màu sắc hội họa tìm phong cách chính mình. Như ao ước, tình nguyện và khát vọng dấn thân. Từ khi bất ngờ nhận ra bản thể rung chuyển nhận thức, cống hiến trước khi quá muộn bởi "cuộc sống rất ngắn ngủi và cái chết là sự tan biến hoàn toàn của mỗi cá nhân..."
 
Sài Gòn, tòa soạn báo Công Luận, đêm trắng 19.1.2014
 
NGUYỄN HỮU HỒNG MINH
 
Đọc các bài viết của cùng tác giả:
 
>>>
>>>
>>>
>>>
>>>
>>>
>>>
>>>
>>>
 >>>
...

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa