Khán giả xúc động khi xem chương trình nghệ thuật “Trở lại Bạc Liêu”

Thứ tư, 20/11/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù chỉ có 90 phút khá ngắn ngủi với 12 ca khúc gồm bản Dạ cổ hoài lang của Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các ca khúc khác do nhạc sĩ – nhà báo Vũ Đức Sao Biển sáng tác được trình bày nhưng chương trình nghệ thuật “Trở lại Bạc Liêu” đã khiến người xem thích thú, xúc động và lưu luyến.

Nhằm tôn vinh bản Dạ cổ hoài lang và kết nối từ giai điệu trong những ca khúc của Nhạc sĩ - Nhà báo Vũ Đức Sao Biển, tối qua (19/11), tại Nhà hát Cao Văn Lầu (tỉnh Bạc Liêu), Hội Nhà báo Việt Nam cùng báo Nhà báo & Công Luận đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức chương trình nghệ thuật có chủ đề “Trở lại Bạc Liêu”.

Đến dự chương trình có Nhà báo Nguyễn Bé – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Nhà báo Mai Phúc – Trưởng Cơ quan đại điện phía Nam báo Nhà báo & Công luận, bà Lâm Thị Sang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị và hàng trăm khán giả ở địa phương.

Tiết mục mở màn đặc sắc với phần ca cảnh tái hiện được quá khứ một cách chân thực.

Tiết mục mở màn đặc sắc với phần ca cảnh tái hiện được quá khứ một cách chân thực.

Đúng 19 giờ, khi hình ảnh những đoàn người tiếp nối nhau họa cảnh người đi bộ, người chèo xuồng xuôi về Bạc Liêu… xuất hiện trên sân khấu thì cũng là lúc hàng trăm khán giả có mặt tại nhà hát bỗng chốc vui mừng, hứng khởi sau những giây phút nôn nao, khấp khởi chờ đợi chương trình diễn ra.

Bằng sự chuẩn bị công phu và đầu tư kỹ lưỡng, ban tổ chức đã dàn dựng nên một tiết mục mở màn đặc sắc, mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc ngay từ đầu chương trình. Hình ảnh những đoàn người vượt mưa bão để tìm đến với miền đất lành Bạc Liêu hồi cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 được tái hiện hết sức chân thực, rõ nét. Không chỉ có thế, tiếng đàn kìm vọng lên bài Tứ Đại Oán nghe não nùng hòa vào hình ảnh sấm chớp hiện lên phía chân trời càng tô thêm nét đẹp nghị lực của những đoàn người quyết vượt bão tố để đến với tỉnh Bạc Liêu thuở ấy.

h9

Phần ca cảnh cũng tái hiện được hoàn cảnh ra đời của bản Dạ cổ hoài lang. Cụ thể, vào năm 1919, sau khi trải qua những biến cố trong mối lương duyên đầy bi đát, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã viết nên ca khúc này và trải lòng qua những điệu đàn giữa đất trời bao la. Từ đó, ông được xem là một trong những người đặt nền móng, “khai sinh” ra những giai điệu Đờn ca tài tử mà nhiều thế hệ đi sau không ngừng tìm đến Bạc Liêu để học tập, phát huy.

Trong đó, Nhạc sĩ - Nhà báo Vũ Đức Sao Biển là người thầy giáo trẻ quê đất Quảng Nam đến với Bạc Liêu vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20 cũng đã chọn mảnh đất này là nơi khởi nguồn nuôi dưỡng tâm hồn âm nhạc. Có thể nói rằng, những ca từ trong các ca khúc do nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển sáng tác đều mang nhịp thở của Dạ cổ hoài lang.

Ca sĩ Quang Đệ với giọng hát ngọt ngào của mình đã thể hiện thành công ca khúc

Ca sĩ Quang Đệ với giọng hát ngọt ngào của mình đã thể hiện thành công ca khúc "Thu, hát cho người".

Điển hình, ca khúc Trở lại Bạc Liêu của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển do nghệ sĩ ưu tú Ngọc Đợi, vũ đoàn Nhật Nguyệt và các nghệ sĩ của Nhà hát Cao Văn Lầu biểu diễn tiếp sau phần ca cảnh đã làm toát lên nhịp thở ấy. Chính các ca khúc Trở lại Bạc Liêu, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang và một số các khúc khác mà các giai điệu đã được mang âm hưởng hoặc gắng liền với bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đã làm nên tên tuổi của một nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển.

Trong chương trình, ban tổ chức cũng tạo cơ hội cho hàng trăm khán giả có dịp được mãn nhãn khi giới thiệu một số ca khúc do nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển sáng tác cho mảnh đất Bạc Liêu nói riêng, Nam bộ nói chung và cả Quảng Nam, miền Trung quê hương yêu dấu của ông.

Ca sĩ Quang Đệ và Ca sĩ Lina Nguyễn (đều quê Quảng Nam) đã vượt hàng trăm km đến tham dự chương trình.

Ca sĩ Quang Đệ và Ca sĩ Lina Nguyễn (đều quê Quảng Nam) đã vượt hàng trăm km đến tham dự chương trình.

Theo đó, “Thu, hát cho người” là nhạc phẩm do nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển viết về một người con gái xứ Quảng được ca sĩ Quang Đệ thể hiện trong chương trình đã để lại trong lòng người xem nhiều ấn tượng. Với giọng hát ngọt ngào, ấm áp và giàu sức truyền cảm, ca sĩ Quang Đệ đã giúp cho khán giả chạm tới được những rung cảm thực sự sau khi được thưởng thức ca khúc.

Ca sĩ Lina Nguyễn khiến cả khán phòng

Ca sĩ Lina Nguyễn khiến cả khán phòng "chết lặng" khi hòa mình vào ca khúc Hát trên đồi xưa.

Hay như ca khúc Hát trên đồi xưa của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển được thể hiện qua giọng hát chắc khỏe, đầy nội lực của ca sĩ Lina Nguyễn cũng khiến cho người xem “chết lặng” vì thích thú. Nói khác hơn, sự tinh tế trong lời ca, uyển chuyển trong giai điệu bài hát, cũng như điều mà tác giả bài hát muốn gửi gắm qua ca khúc này đã được ca sĩ Lina Nguyễn lột tả một cách khéo léo ở phần biểu diễn nhập tâm của mình.

Ngoài ra, trong chương trình, ban tổ chức cũng đã giới thiệu nhiều nhạc phẩm khác của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, như: Điệu buồn phương Nam, Chiều mơ (do ca sĩ Kiều Oanh trình bày); Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang (Tân nhạc: Vũ Đức Sao Biển, Vọng cổ: Quốc Khánh do NSƯT Ngọc Đợi và ca sĩ Bảo Thanh cùng Vũ đoàn Nhật Nguyệt Nhà hát Cao Văn Lầu biểu diễn); Trăng miền hạ (do ca sĩ Hồng Quyên thể hiện); Khúc Nam xuân trên đồng bằng (do các ca sĩ Kiều Nghi - Tiên Bình và Vũ đoàn Nhật Nguyệt Nhà hát Cao văn Lầu biểu diễn); Nhớ Quảng Nam, Tam Kỳ tươi đẹp (do các ca sĩ Ánh Hồng - Tiên Bình và Vũ đoàn Nhật Nguyệt Nhà hát Cao Văn Lầu trình bày).

h1
h3
h5
Một số hình ảnh trong chương trình.

Một số hình ảnh trong chương trình.

Đáng chú ý, ca khúc Nhớ Quảng Nam với những ca từ “Ta mong ước sao sống những giờ trìu mến, Trường Sơn ơi bao năm rồi lòng phiêu du theo phương người, chợt hiểu ra thì tuổi xuân tàn phai. Mười lăm năm chưa về Quảng Nam…” cứ da diết, thiết tha khiến không ít người ngồi dưới sân khấu phải bồi hồi xúc động, cồn cào nỗi nhớ quê. Cũng có người mắt rưng rưng lệ sau khi nghe ca khúc nặng sâu ân tình, khắc khỏi nhớ thương quê nhà… này của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển.

Nhà báo Mai Phúc (áo trắng) và đạo diễn Quốc Khánh tặng hoa, cảm ơn các ca sĩ đã đến tham dự chương trình.

Nhà báo Mai Phúc (áo trắng) và đạo diễn Quốc Khánh tặng hoa, cảm ơn các ca sĩ đã đến tham dự chương trình.

Do thời lượng không nhiều nên chương trình nghệ thuật “Trở lại Bạc Liêu” đã khép lại sau 90 phút bắt đầu. Dù chỉ có 90 phút khá ngắn ngủi với 9 ca khúc được trình bày nhưng đây là chương trình được nhiều khán giá đánh giá rất có ý nghĩa, sâu lắng, xúc động và để lại được nhiều ấn tượng, cả đôi chút lưu luyến, tiếc nuối cho người xem.

“Chương trình hay thế này mà thời lượng phát sóng hạn chế nên tiếc quá. Ở Bạc Liêu hầu như ai cũng mến mộ và thích nghe nhạc của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, nên mong được gặp ông ấy lắm! Tiếc nữa là hôm nay nghe nói do sức khỏe không tốt nên ông ấy không đến dự được. Tôi mong sao nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển mau chóng lành bệnh để tôi có dịp được gặp ông ấy, được nghe nhiều hơn những ca khúc do ông ấy sáng tác…, trong một chương trình gần nhất”, bà Hồ Thị Mai – một khán giả đến xem chương trình bộc bạch.

Nguyễn Thanh Vĩnh

 

Tin khác

Nhã Nam tạm ngừng công tác Tổng Giám đốc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Nhã Nam tạm ngừng công tác Tổng Giám đốc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

(CLO) Công ty sách Nhã Nam quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác của Tổng Giám đốc Nguyễn Nhật Anh sau cáo buộc "quấy rối nhân viên nữ".

Đời sống văn hóa
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa