Khan hiếm nguồn cung, “ông lớn” bất động sản phía Nam chảy ngược dòng ra Bắc

Thứ sáu, 22/01/2021 14:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp phía Nam đang có xu hướng đầu tư mạnh vào thị trường phía Bắc. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư phía Bắc lại đang có xu hướng “Nam tiến”.

Trong 2 năm gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội đã đón nhận ồ ạt đón nhận dòng vốn mới, đến từ các doanh nghiệp địa ốc phía Nam.

Ngay trong năm 2020, bất chấp các ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, các “ông lớn” trong ngành bất động sản TP.HCM liên tục công bố các dự án chung cư, khu đô thị mới tại Hà Nội.

Ở chiều ngược lại, giới đầu tư phía Bắc cũng đang chuyển dòng vốn vào các tỉnh thành phía Nam. Một số dự án lớn của các “ông lớn” phía Bắc cũng đã xuất hiện tại TP.HCM và Bình Dương.

"Ông lớn” bất động sản phía Nam ngược dòng ra Bắc

Giải thích nguyên nhân các nhà đầu tư phía Nam có xu hướng Bắc tiến trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNRea) nói: "Trong 2 năm qua, các doanh nghiệp bất động sản phía Nam nói chung, nhất là các doanh nghiệp ở TP.HCM đang rơi vào trạng thái 'khát' dự án. Số lượng dự án mới được cấp phép nhỏ giọt vì bị ách tắc đầu vào. Vì vậy, họ phải tìm kiếm miền đất mới, vùng trũng để đầu tư".

Theo ông Đính, ngoài TP.HCM và các tỉnh ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An;... các doanh nghiệp bất động sản Nam còn 3 sự lựa chọn đầu tư khác.

Thứ nhất là tiếp tục Nam tiến xuống khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khu vực này còn đang trong giai đoạn sơ khai, hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện. Nếu xét dưới góc độ lợi ích, khu vực này không mang lại nhiều lợi nhuận.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể chuyển hướng ra miền Trung, trong đó trọng tâm là các địa phương mạnh về du lịch, như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định, Quảng Ngãi;...

Ông Đính đánh giá, trong năm 2020, yếu tố khan hiếm nguồn cung kết hợp đại dịch Covid-19 đã khiến thị trường các địa phương nếu trên rơi vào trạng thái tê liệt. Do đó, đầu tư vào khu vực này cũng không mang tính khả thi cao.

Cuối cùng là chuyển hướng đầu tư ra Bắc. Bên cạnh Hà Nội, các tỉnh vùng ven như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh;... cũng được nhiều doanh nghiệp phía Nam đánh giá cao, bởi các yếu tố về giá, quy hộ đô thị, dân số, hạ tầng giao thông;...

“Khi thị trường TP.HCM bị tắc, buộc các doanh nghiệp phải tìm đến các thị trường có tiềm năng dồi dào hơn. Trong đó, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận được đánh giá là “điểm trũng lớn”. Lợi thế của khu vực này là tập trung được 70% lực cầu đầu tư trên cả nước. Vì vậy, các doanh nghiệp phía Nam không thể làm ngơ trước mảnh đất màu mỡ này”, ông Đính nói.

Với những nhà đầu tư Bắc tiến, theo ông Đính, họ lựa chọn biện pháp an toàn bằng việc mua lại các dự án đã có sẵn. Bởi, các doanh nghiệp họ không phải dân địa phương, không thạo các thủ tục.

Thay đổi khẩu vị, nhà đầu tư phía Bắc “đảo chiều” Nam tiến

Ở chiều ngược lại, với xu hướng Nam tiến của các ông lớn trong ngành bất động sản phía Bắc, ông Đính nhận định: Bất động sản các tỉnh phía Nam đang là thị trường lớn nhất nước, gấp nhiều lần so với thị trường phía Bắc.

Chính vì vậy, khi nhìn nhận ở bất kỳ góc độ nào, thị trường phía Nam vẫn có sự hấp dẫn thu hút các hoạt động đầu tư trên cả nước dồn vào nhiều.

Phú Long-một doanh nghiệp BĐS phía Nam đầu tư mạnh ra bắc (Ảnh minh họa)

Phú Long-một doanh nghiệp BĐS phía Nam đầu tư mạnh ra bắc (Ảnh minh họa)

Theo Phó Tổng thư ký VNRea, đây là nơi phát triển kinh tế chiếm tỉ trọng GDP lớn nhất cả nước. Cơ hội phát triển mạnh hơn khi có hàng loạt các đầu tư trục huyết mạch giao thông nối TP.HCM với các vùng xung quanh…

Vì thế, các nhà đầu tư phía Bắc thấy môi trường đầu tư hay hơn, có cơ hội lớn hơn nên đón đầu.

Ông Đính đánh giá việc các nhà đầu tư Nam tiến hoặc Bắc tiến là hoạt động đầu tư bình thường, theo hướng cộng hưởng và xu hướng là thị trường phẳng toàn cầu hoá các hoạt động đầu tư đi đầu tư lại mang tính mở.

“Ở từng khu vực như thị trường Hà Nội sẽ đón nhận được những làn gió mới. Với làn sóng đầu tư mới, các doanh nghiệp phía Nam sẽ mang văn hoá đặc thù táo bạo ra Bắc. Các sản phẩm của họ khi đưa ra thị trường, sẽ tạo ra  tính độc đáo, sáng tạo không đụng hàng…

Còn đối với các nhà đầu tư phía Bắc đang Nam tiến, họ sẽ tạo ra những bản sắc khác ở phía Nam, tạo ra dòng sản phẩm hấp dẫn cho người miền Nam hơn. Mang lại ích lợi chung cho cộng đồng”, ông Đính khẳng định.

Lâm Tú 

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản