Khẩn trương có chính sách mở cửa cho du lịch quốc tế

Thứ năm, 30/09/2021 10:08 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam khẳng định,Chính phủ cần khẩn trương xây dựng chính sách mở cửa cho thị trường du lịch quốc tế, vừa giúp các doanh nghiệp du lịch hồi phục, vừa tạo tiền đề cho Việt Nam bước vào trạng thái bình thường mới.

Doanh thu của ngành du lịch có thể chưa tới 10% so với năm 2019

Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, du lịch được xác định là một trong những ngành dịch vụ chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn 2015 - 2019, số lượng du khách quốc tế tới Việt Nam không ngừng tăng mạnh, tăng không dưới 2 con số. Ngành du lịch cũng đóng góp rất lớn vào tỷ trọng GDP của Việt Nam.

khan truong co chinh sach mo cua cho du lich quoc te hinh 1

Cụ thể, năm 2015 ngành du lịch đóng góp 6,3% vào GDP của cả nước; năm 2016 tăng lên 6,9%. Cho tới năm 2019, du lịch Việt Nam đạt 755.000 tỷ đồng, tương đương 32,8 tỷ USD.

Trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế trong năm 2019 đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD), đóng góp 9,2% vào GDP.

Tuy nhiên, để phòng tránh sự lây lan của đại dịch COVID-19, trong gần 2 năm qua, Chính phủ đã kiểm soát rất chặt các cửa khẩu, cảng hàng không quốc tế, hạn chế tối đa số lượng du khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê, trong tháng 8/2021 có khoảng 9.300 lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 24,4% so với tháng 7/2021, nhưng giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 105.000 lượt người, giảm 97,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của ngành du lịch.

Hiện chưa có con số thống kê chính xác doanh thu từ ngành du lịch trong 9 tháng đầu năm 2021, thế nhưng, một số chuyên gia dự báo doanh thu ngành du lịch có thể chưa bằng 10% so với năm 2019.

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện tại ngành du lịch toàn quốc chỉ còn khoảng 2.200 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành với phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh lữ hành nội địa; người lao động ngành du lịch bắt buộc phải chuyển đổi nghề khác để kiếm sống, dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nhân lực khi du lịch khôi phục trở lại. Theo dự báo (VCCI), ngành du lịch Việt Nam cần ít nhất 5 năm để phục hồi 2.

Đồng tình với nhận định này, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam tiết lộ: Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều tỉnh vẫn giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch phá sản. Vị này tiết lộ, tính tới thời điểm cuối tháng 9/2021, gần 95% công ty lữ hành tại TP.HCM đã phá sản.

Đại diện của Hiệp hội du lịch cũng cho rằng, ngành du lịch chịu thiệt hại, còn kéo theo rất nhiều ngành nghề khác cũng phải chịu chung số phận, như dịch vụ lưu trú, khách sạn, dịch vụ vận chuyển bao gồm các ngành vận tải đường bộ, đường sắt và đặc biệt là hàng không. Đó là chưa kể tới các dịch vụ đi kèm như mua sắm, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống cũng bị thiệt hại.

Du lịch Việt Nam: Mở cửa chậm nhưng có còn hơn không

Không chỉ Việt Nam, trên thế giới, và ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, rất nhiều quốc gia đã phải hứng chịu sự suy giảm của ngành du lịch. Đặc biệt, tại Thái Lan, một trong những đất nước rất mạnh về ngành du lịch đã phải trải qua 2 năm thảm họa du lịch.

khan truong co chinh sach mo cua cho du lich quoc te hinh 2

Tuy nhiên, từ đầu tháng 7/2021, Chính phủ Thái Lan bất ngờ mở cửa đón khách du lịch tới đảo Phuket, một trong những điểm đến hấp dẫn của quốc gia này. Chỉ trong hơn 2 tháng mở cửa, các khách sạn tại đảo Phuket đã được hưởng lợi từ hơn 524.000 đêm đặt phòng của du khách, thu về gần 50 triệu USD.

Việc Thái Lan thí điểm mở cửa Phuket được đánh giá là mạo hiểm, thế nhưng sự thành công bước đầu của hành động này đã trở thành bài học cho các quốc gia khác trong việc nới lỏng các hoạt động du lịch, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam cũng dự định mở cửa, đón khách du lịch tới Phú Quốc. Nhận định về điều này, trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết: Du lịch Việt Nam mở cửa chậm, nhưng có còn hơn không.

Theo GS. Nguyễn Mại, Phú Quốc có điều kiện tự nhiên, khí hậu tương đối tương đồng với đảo Phuket của Thái Lan. Cả Phú Quốc và Phuket đều là đảo nhỏ, xa đất liền, việc kiểm soát du khách có nhiễm bệnh hay không cũng không phải là khó. Tuy nhiên, Thái Lan đã mở cửa đón khách tới Phuket, trong khi đó, Phú Quốc hiện vẫn “bế quan tỏa cảng” là điều rất chậm.

“Tôi cũng đã có kiến nghị với Thủ tướng về việc thí điểm mở cửa đón khách du lịch trong và ngoài nước tới Phú Quốc từ tháng 7/2021, nhưng tới tháng 9 mới có thông tin này. Như vậy là chậm, nhưng dù sao chậm còn hơn là đóng cửa mãi”, GS.TSKH Nguyễn Mại thẳng thắn chia sẻ.

Khẩn trương có chính sách mở cửa cho du lịch quốc tế

Trong khi đó, PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam khẳng định, Chính phủ cần khẩn trương xây dựng chính sách mở cửa cho thị trường du lịch quốc tế, vừa giúp các doanh nghiệp du lịch hồi phục, vừa tạo tiền để cho Việt Nam bước vào trạng thái bình thường mới.

khan truong co chinh sach mo cua cho du lich quoc te hinh 3

Theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng và triển khai mạnh mẽ chính sách “Hộ chiếu vaccine” cấp cho những người đã được tiêm phòng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 để nhanh chóng thí điểm phục hồi các hoạt động du lịch và giao thương quốc tế ở các trung tâm du lịch đủ điều kiện về phòng chống dịch: Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An...

Theo đó, những du khách này được tự do đi lại. Trong số các quốc gia đi đầu áp dụng tự do đi lại đối với du khách mang hộ chiếu vaccine, Tây Ban Nha.

Một số nước và vùng lãnh thổ gần như đã đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng, điển hình nhất là Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Seychelles, U.A.E, Qatar, Maldives… còn triển khai áp dụng ngay cơ chế này không giới hạn trong hoạt động giao thương quốc tế.

Các thị trường du lịch cạnh tranh với Việt Nam trong khu vực cũng đang nhanh chóng áp dụng cơ chế này: Thái Lan khôi phục các hoạt động du lịch quốc tế tại đảo Phuket và một số điểm du lịch khác.

 Trung Quốc cũng đã cấp và chấp nhận xác nhận y tế như là điều kiện cho các hoạt tự do trong nước và giao thương quốc tế; Singapore áp dụng mô hình giải pháp “Bong bóng du lịch” và thỏa thuận “Làn xanh đối ứng”.

Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng áp dụng chế độ chứng nhận miễn dịch y tế để đón tiếp, phục vụ các đối tượng đã tiêm chủng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 đảm bảo an toàn cho các hoạt động giao thương quốc tế như du lịch, hàng không, thương mại, ngoại giao, giáo dục, xuất khẩu lao động…

Dù vậy, Chính phủ tiếp tục duy trì và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình đón tiếp phục vụ, kiểm dịch y tế, hàng không, biên phòng, an ninh cửa khẩu, hải quan, du lịch, cơ sở lưu trú…

Chủ động, tích cực và sáng tạo trong hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực, hợp tác song phương và đa phương trong việc đồng bộ hóa các tiêu chí và điều kiện kỹ thuật thống nhất chấp nhận các hình thức xác nhận miễn dịch COVID-19 trong hoạt động giao thương quốc tế”, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp