Khẩn trương nghiên cứu phương án số hóa tài liệu lưu trữ một cách đơn giản, thuận tiện

Thứ năm, 20/12/2018 15:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tới thăm Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (TP. Đà Lạt), sáng 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc phát huy giá trị, đưa các di sản tư liệu đến với công chúng trong thời kỳ phát triển của khoa học công nghệ. Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên tại các trung tâm lưu trữ trong công tác bảo quản, lưu trữ khối lượng tư liệu rất lớn.

Báo Công luận
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm nơi lưu trữ Mộc bản triều Nguyễn - Ảnh: Đình Nam

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết hiện 4 Trung tâm Lưu trữ quốc gia đang bảo quản hơn 30 km giá tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức Trung ương thuộc các chế độ khác nhau; của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử.

Đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên tại các trung tâm lưu trữ trong công tác bảo quản, lưu trữ khối lượng tư liệu rất lớn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Trước đây, nhiều người hình dung công tác văn thư, lưu trữ là bạt ngàn công văn, giấy tờ, ít người hiểu rằng đây còn là một chuyên ngành khoa học không chỉ có tính hành chính mà còn mang trong đó giá trị lịch sử, văn hoá sâu sắc. Những năm gần đây, anh em làm văn thư, lưu trữ đã cố gắng đưa vào tư duy mới không chỉ là lưu trữ đơn thuần mà bước đầu đã gắn với việc phát huy giá trị của các khối tài liệu, bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ công chúng, nhà nghiên cứu...

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác lưu trữ phải bước sang một giai đoạn mới hoàn toàn, trong đó, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, nhanh chóng số hóa toàn bộ các tài liệu lưu trữ, trước hết là các di sản tư liệu. Đây còn là cơ sở để ngành lưu trữ Việt Nam và Pháp có thể hợp tác nhằm chia sẻ, “hợp nhất” toàn bộ khối tài liệu, tư liệu lịch sử của Việt Nam đang được lưu trữ tại hai quốc gia.

Báo Công luận
Ảnh: Đình Nam

“Lưu trữ không chỉ phục vụ công tác nghiên cứu mà cán bộ lưu trữ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ, gợi mở những hướng nghiên cứu mới, hay tự triển khai các đề tài độc lập. Ngay đối với Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn,... cũng có nhiều giá trị cần được làm sáng tỏ ngoài việc đây là tư liệu công văn hành chính của Nhà nước mà còn thể hiện tinh thần minh bạch hóa, công khai hóa những gì chính quyền đang làm đến với người dân hay chất liệu để làm mộc bản, các loại sơn, mực được cha ông sử dụng để chống ẩm mốc, mối mọt…”, Phó Thủ tướng gợi ý.

Nhấn mạnh di sản không phát huy được giá trị thì công tác bảo tồn, lưu trữ không hiệu quả, bền vững, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ VHTT&DL phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khẩn trương nghiên cứu phương án số hóa tài liệu lưu trữ một cách đơn giản, thuận tiện nhất, trước hết là các di sản tư liệu như “Mộc bản triều Nguyễn”, “Châu bản triều Nguyễn”, bảo vật quốc gia,... trên tinh thần xã hội hóa… đưa đến công chúng thay vì “số hóa rồi lại bỏ vào kho”; đưa những tư liệu số hóa lên Hệ tri thức Việt số hóa để làm nền tảng cho các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo…

PV

Tin khác

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức