Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Khát vọng phát triển

Thứ năm, 28/01/2021 09:25 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Đất trời sau những ngày rét đậm đã hừng nắng ấm. Hà Nội rực rỡ cờ hoa. Sông Hồng hiền hòa rạo rực muôn ngàn con sóng. Dòng sông Mẹ như bay lên trong ráng đỏ của bình minh ngày áp Tết Tân Sửu. Đại hội XIII khai mạc trọng thể mang đến niềm vui chung, niềm tin tưởng lớn ở một chặng đường mới.

Trong phiên khai mạc, Báo cáo Chính trị, trung tâm của các văn kiện trình Đại hội đã được đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày. Không chỉ có gần 1.600 đại biểu chăm chú lắng nghe mà đồng chí, đồng bào cả nước cùng quan tâm theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí cả nước với sức mạnh vượt trội trong thời “thế giới phẳng” truyền đi từ Thủ đô ngàn năm văn hiến nội dung, không khí và thông điệp Đại hội. Hàng trăm phóng viên báo chí quốc tế cũng khẩn trương tác nghiệp để đưa tin bình luận về sự kiện trọng đại này. Một không khí “cạnh tranh” thật đáng yêu! Báo Global Times, thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố 2020 là năm thành công nhất của Việt Nam trong 5 năm qua. Vào thời khắc quan trọng này của lịch sử Việt Nam, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức nhằm tiếp nối hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước”.

Ngày mai (261), khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng 1

Nói đây là sự kiện trọng đại là bởi, Đại hội XIII là mốc son chói lọi trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng ta, gắn liền với lịch sử dân tộc. Đại hội không chỉ nhìn lại 5 năm qua mà còn đánh giá tổng quát những thành công, bài học kinh nghiệm qua 35 năm đổi mới đất nước. Từ diễn đàn lớn nhất của đất nước, sẽ bàn thảo, xác định bước đi, thế đứng của đất nước trong 5 năm tới và trong nửa đầu thế kỷ XXI. Điểm son chói lọi được khẳng định là phấn đấu đến giữa thế kỷ này, đất nước chúng ta sẽ trở thành nước phát triển, mức thu nhập cao. Cả hội trường đã vỗ tay hồi lâu khi người đứng đầu của Đảng nói: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Để thực hiện được những mục tiêu đó, cần kiên định, sáng suốt, giữ vững nguyên tắc trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới. Nguyên tắc đó là: kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi. Dự thảo các văn kiện đã thật sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân,  ý Đảng - lòng Dân hòa quyện cùng quyết tâm và ý chí phát triển của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Báo Công luận

Hướng về đích, có mấy chặng đường đòi hỏi sự tăng tốc: từ nay đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045. Chặng đường ấy có hành trang quý báu là thành tựu đổi mới qua hơn ba thập niên. Và từ đây là cuộc chạy tiếp sức không ngừng nghỉ. Cuộc tiếp sức có động lực mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; động lực mới của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, của nội lực Việt Nam. Là đây cái đích qua mỗi chặng 5 năm, 15 năm. Trước mắt, trong vòng 5 năm nữa khi bước vào Đại hội Đảng lần thứ XIV, nước ta là một quốc gia đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp?  Tức là khi ấy thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 đến 5.000 USD. Làm sao đây để đến năm 2030, Đảng thân yêu của chúng ta tròn 100 tuổi, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao? Lúc đó thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt từ 3.500 đến 10.700 USD. Và làm sao đây, vào năm 2045, tròn 100 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam mới, đất nước trải dài bên bờ sóng Biển Đông sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao, với thu nhập bình quân đầu người 12.500 USD trở lên?

Khát vọng phát triển là tiếng nói, là hơi thở xuyên suốt trong các văn kiện trình bày, trong các bài tham luận. Không chỉ ở Đại hội Toàn quốc, suốt năm 2020, tại đại hội đảng bộ các cấp đã thể hiện tinh thần dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và sáng tạo. Từ việc tổng kết, đánh giá tình hình, đến đề ra phương hướng, mục tiêu đều thể hiện rõ tinh thần tự phê bình, phê bình, thấy rõ thành tựu để phát huy, hạn chế, khuyết điểm để khắc phục. Ngay khi đánh giá thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, Đảng ta vẫn thẳng thắn chỉ rõ mặt hạn chế, như: Việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm; chưa tạo được chuyển biến căn bản  về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Hoặc khi đánh giá về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, bên cạnh những mặt làm tốt vẫn còn những khuyết điểm: Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện một số nghị quyết còn chậm, chưa quyết liệt, chưa hiệu quả. Thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số tổ chức đảng còn chưa nghiêm, thậm chí vi phạm.

Muốn khát vọng phát triển trở thành hiện thực trong đời sống xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, cụ thể, nhưng điều quyết định là phải dựa vào dân, khơi dậy sức dân, mở rộng dân chủ. Điều này Đảng ta đã làm tốt ngay từ khâu xây dựng văn kiện đại hội, toàn dân đã được lấy ý kiến nhiều lần, không chỉ lấy ý kiến nhân dân trong nước, trong cán bộ, đảng viên mà  rất tôn trọng những góp ý của các nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài, chú ý tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Trong đó báo chí là một kênh rất quan trọng tổng hợp các ý kiến đóng góp, báo cáo với Tiểu ban dự thảo văn kiện một cách đầy đủ, khách quan, chính xác.

Báo Công luận

Ngày nay, phương châm, mục tiêu hành động nhiều người đã thuộc, đã nói rất rành rẽ. Rằng cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu, phải gần dân, sâu sát dân, nghe dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải thấy rằng “dân là gốc”, dân không chỉ biết, bàn, làm, kiểm tra, mà Đại hội XIII còn bổ sung mệnh đề: dân giám sát, dân thụ hưởng. Nắm được vấn đề như thế là rất cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn nếu chính người nói bắt tay ngay vào việc để người dân học tập, làm theo.

Khát vọng phát triển đất nước, đưa đất nước ta lên tầm cao mới là niềm mong đợi, niềm tin ở Đại hội XIII của Đảng. Muốn sự nghiệp thành công, điều quan trọng hơn cả vẫn là người “lo” và người “làm”. Nhiều tiếng nói từ Đại hội bày tỏ quyết tâm lựa chọn đúng những đồng chí tiêu biểu, xứng đáng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Mong muốn đó, quyết tâm đó là của mọi thời, nhưng trong tình hình hiện nay lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì thời nay là lúc chúng ta đã bước chân vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Toàn cầu hóa không cho ai một mình một chợ. Không có cán bộ giỏi thì không thể nói là công việc trôi chảy. Để chọn đúng cán bộ, chúng ta đã có quá trình chuẩn bị công phu, nghiêm túc, dân chủ, khách quan, với một quy trình có nguyên tắc gồm nhiều bước, nhiều việc, nhiều kênh thích hợp. Ngay từ cơ sở việc lựa chọn cấp ủy viên tuân thủ theo 5 bước rất chặt chẽ và khoa học. Đương nhiên đây là khoa học về nhìn người, chọn người, dùng người, cho nên phải chú trọng cả thước đo, lại đòi hỏi “người cầm thước” chính là tấm gương sáng, công tâm, đàng hoàng, vì việc lớn mà chọn người tài cao, chí lớn, đức độ.

Báo Công luận

Trong những ngày đầu diễn ra Đại hội, chúng ta vui mừng nhận thấy đội ngũ những người làm báo cả nước đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tuyên truyền về Đại hội, về không khí cả nước hướng về Đảng. Nhiều báo mở thêm chuyên mục, chuyên trang, ra thêm các ấn phẩm chào mừng đại hội. Tiếng nói của đại biểu, tiếng nói của quần chúng nhân dân được “phủ sóng” trên tất cả các kênh thông tin, góp phần định hướng dư luận, ổn định chính trị - xã hội, xua tan những luận điệu xuyên tạc, vu cáo lạc lõng của các thế lực thù địch, của các phần tử cơ hội chính trị.

Những người làm báo nhận rõ sứ mệnh, trọng trách của mình trong việc tuyên truyền thành công Đại hội XIII của Đảng và sắp tới là tuyên truyền một cách sinh động, hấp dẫn, góp phần trả lời câu hỏi: Làm thế nào để đưa nhanh Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống?

Hải Đường

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn