Khi cán bộ “đóng băng” trước Đại hội

Thứ tư, 05/08/2020 15:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cán bộ sai phạm phải xử lý kỷ luật thì đã rõ nhưng cán bộ nép mình, không dám nói, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, ngại va chạm để tranh thủ tình cảm qua những lá phiếu liệu có phải là dấu hiệu vi phạm?

Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa từng cảm thán: Sao chẳng phát biểu gì cả? Sao cứ im im thế? Cứ cúi cúi thế là không được, phản ánh tình trạng cán bộ không dám nói, né tránh những vấn đề mà cử tri, nhân dân quan tâm, trông đợi.

Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa từng cảm thán: Sao chẳng phát biểu gì cả? Sao cứ im im thế? Cứ cúi cúi thế là không được, phản ánh tình trạng cán bộ không dám nói, né tránh những vấn đề mà cử tri, nhân dân quan tâm, trông đợi.

Tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII diễn ra cuối tháng 12/2018. Phiên chất vấn về nạn tín dụng đen hoành hành tại các địa phương có sự đăng đàn của tân Giám đốc Công an tỉnh. Chủ tọa kỳ họp đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn làm rõ vấn đề, tìm giải pháp khắc phục. Kết quả, đa số các ý kiến chất vấn, tranh luận đều đến từ các đại biểu chuyên trách. Đại biểu là lãnh đạo các Sở, ngành, các địa phương im phăng phắc.

Một vấn đề rất nóng, được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm nhưng không khí vô cùng trầm lắng. Đến mức chủ tọa kỳ họp phải cảm thán: “sao chẳng phát biểu gì cả? Sao cứ im im thế? Cứ cúi cúi thế là không được. Đấu tranh với tín dụng đen không chỉ là nhiệm vụ của ngành công an mà còn là chức trách, nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền. Cứ im lặng thế là không được”.

“Cứ cúi cúi thế là không được” là một câu nói khá “tượng hình”. Tư thế “cúi cúi” là tình trạng không hiếm gặp của một số cán bộ lãnh đạo khi phải đối diện với những vấn đề nóng, vấn đề nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm. Nói thẳng ra là thái độ né tránh, ngại va chạm, giữ mình để tránh “tai bay vạ gió”. Sâu xa hơn đó là bản lĩnh của người đứng đầu đã không được thể hiện đúng lúc cần phải được thể hiện.

Còn đâu hình ảnh người lãnh đạo gắn với trách nhiệm đứng mũi chịu sào, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám thẳng thắn chỉ ra những “khoảng tối” cần dẹp bỏ giữa diễn đàn của nhân dân?

Còn đâu hình ảnh những vị “công bộc” của dân khi nhậm chức luôn sắt son lời thề phụng sự, cống hiến?

Tư thế “cúi cúi” có thể khiến họ đạt được mục đích cá nhân của mình nhưng không bao giờ có thể lớn hơn trong mắt nhân dân.

Đó chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ sinh động về những người được nhân dân giao phó trọng trách đứng mũi chịu sào nhưng chưa ra biển lớn đã tìm cách nép lại phía sau.

Cán bộ, lãnh đạo sai phạm phải xử lý kỷ luật, thậm chí phải xử lý hình sự thì đã rõ. Nhưng còn có một dạng cán bộ, lãnh đạo không chịu làm vì sợ sai, sợ trách nhiệm cũng là một tình trạng cần báo động.

Đặc biệt, trước thềm đại hội, một số cán bộ, lãnh đạo thuộc diện quy hoạch vào các vị trí chủ chốt ở hầu khắp các cấp đã bộc lộ tâm lý “ngồi im chờ thời”, “nín thở giữ mình” để không ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị, để tranh thủ tín nhiệm.

Hiện tượng này đã được nêu trong Kết luận 55-KL/TW ngày 15/8/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. 

Kết luận nêu rõ: “Có nơi cấp ủy, ủy viên thường vụ, nhất là người đứng đầu cấp ủy còn có điều kiện tái cử có hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm, không chăm lo đội ngũ kế cận; thiếu tích cực triển khai các mặt công tác, nhất là những việc khó, nhạy cảm, phức tạp vì sợ “mất phiếu”, ảnh hưởng đến bản thân, gây ra sự trì trệ trong xử lý, giải quyết công việc chung”.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng những cán bộ lãnh đạo như Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch không làm gì, giữ cho mình an toàn thì phải xứ lý.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng những cán bộ lãnh đạo như Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch không làm gì, giữ cho mình an toàn thì phải xứ lý.

TS. Lê Thanh Vân, Đại biểu Quốc hội đoàn Cà Mau cho rằng: họ không dám làm nghĩa là đã chống đối lại trách nhiệm cấp trên hoặc tập thể giao cho. Không làm gì là vi phạm quy định phải bị trừng trị mới đúng nhưng nhận thức lâu nay người không làm gì coi như không mắc lỗi, không mắc lỗi thì không xử lý. Đây là điều cần phải nhận thức lại để làm sao để cán bộ đã ngồi lên vị trí nào đó họ có trách nhiệm phải làm, nếu không làm được phải nhường chức cho người khác. “Tôi cho rằng những cán bộ lãnh đạo như Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch không làm gì, giữ cho mình an toàn thì phải xứ lý” – ông Vân nhận định.

Cũng theo đại biểu Lê Thanh Vân: “Phải khuyến khích những cán bộ đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Họ biết dù không có quy định rõ ràng trong nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng hàm chứa những nội dung rộng lớn hơn có thể vận dụng được để đột phá thì họ dám lựa chọn và chịu trách nhiệm khi thực hiện, điều quan trọng nhất là kết quả đạt được, mục tiêu đặt ra; kết quả đạt được nghĩa là phải thay đổi được tình huống tích cực hơn, còn mục tiêu là vì nước vì dân, vì lợi ích chung”.

Người Việt thường trọng tình nên những lá phiếu chưa bao giờ thoát ra khỏi sự vận hành của quy luật …tình cảm. Vì thế không phải cứ cao phiếu ắt chọn được người tài và ngược lại. Đôi lúc, chúng ta đã bị đánh đồng giữa “im lặng” với đạo đức. Còn những người dám thẳng thắn đấu tranh, phê phán, chống tiêu cực lại bị xem là…có vấn đề về đạo đức.

“Đạo đức cách mạng” hay “hiền tài” không đồng nghĩa với “hiền lành”. Trái lại đó phải là kết tinh của tư tưởng đấu tranh đến cùng vì lẽ phải, công bằng trên tinh thần xây dựng, đổi mới, phát triển.

Một xã hội muốn phát triển không cần những cán bộ lãnh đạo chỉ biết “minh họa” cho nghị quyết, chính sách, ngồi trông chờ ỷ lại vào cấp trên, không biết nhận diện thực tiễn, không dám đột phá tư duy, “xé rào”, phá bỏ những “tảng băng” cơ chế, kiến tạo nên những giá trị mới.

Để làm được điều đó, nói như Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân thì cần phải có công cụ để kiểm soát. Nếu như phát hiện ra ở đâu đó người đứng đầu hoặc cấp dưới của người đứng đầu hay tập thể ở đó có hành vi cản trở những người dám nghĩ, dám làm, dám phá rào thì phải xử lý thật nghiêm, để dân tin, để những người có dũng khí, có trí tuệ tin tưởng thì họ mới dám xả thân.

Quang Duy

Tin khác

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn
Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

(NB&CL) Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Góc nhìn