Khi “lục địa già” đã không còn bình thản…

Thứ năm, 12/03/2020 09:56 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Lục địa già” châu Âu, trong nhìn nhận của nhiều chuyên gia, vốn nổi tiếng bảo thủ. Trong cách lục địa này ứng xử với dịch Covid-19 cũng vậy. Tuy nhiên, sức công phá dữ dội, không thể ngờ của virus SARS-CoV-2 đã khiến “lục địa già” giờ đây, dường như cũng phải đổi chiều.

“Covid-19 không nghiêm trọng hơn cúm”

Đó là nhìn nhận của nhiều người dân, thậm chí là nhiều chính phủ châu Âu trước dịch bệnh Covid-19. Họ cũng cho rằng, dịch Covid-19 dù nghiêm trọng nhưng sẽ khó đe dọa đến đời sống kinh tế và xã hội thường nhật. Cũng bởi tư tưởng này mà khác với nhiều châu lục khác, chính phủ nhiều nước châu Âu không quá khuyến khích đeo khẩu trang và bản thân nhiều người dân châu Âu cũng không đeo khẩu trang trong những ngày dịch bệnh Covid-19 vì khăng khăng quan điểm rằng đây chỉ là dịch cúm thông thường.

Tờ Kleine Zeitung ra tại Áo ngày 27/2 nêu 7 biện pháp phòng ngừa, trong đó không có biện pháp đeo khẩu trang. Tại Anh, tờ Ngôi sao hằng ngày có một bài báo khẳng định khẩu trang không có tác dụng trước dịch Covid-19. Tờ Thời báo Thụy Sĩ có bài viết nhận định: “Đeo khẩu trang hoàn toàn không có tác dụng nếu không nhiễm bệnh, hay không lui tới bệnh viện”.

Số ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh.

Số ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh.

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới hạn chế tụ tập đông người, khuyến khích hạn chế giao tiếp, thực hiện cách ly khi cần thiết thì nhiều quốc gia châu Âu lại ngược lại. Tại Anh, người đứng đầu Cơ quan Y tế Anh Chris Whitty nêu rõ Anh nhiều khả năng sẽ không tiến hành phong tỏa thành phố để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, cho dù đến nay, Anh đã xác nhận 39 trường hợp nhiễm Covid-19. Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn tỏ ra lạc quan khi tuyên bố dịch bệnh sẽ không thể ngăn ông chào đón mọi người bằng hành động bắt tay. Ông khẳng định đã bắt tay tất cả mọi người tại một bệnh viện, nơi các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị. Cuối tháng 2/2019, khi Ý có hơn 200 ca nhiễm, 7 người chết và là ổ dịch lớn thứ ba thế giới, Anh vẫn chỉ khuyến cáo người dân du lịch trở về từ miền bắc nước Ý nên tự cách ly ở nhà nếu có các triệu chứng giống cúm. Mới đây nhất, ngày 6/3, khi dịch Covid-19 đã de dọa nghiêm trọng khắp châu Âu, Bộ trưởng Đức Jens Spahn vẫn loại trừ khả năng hạn chế đi lại trên khắp khu vực.

Sự sợ hãi của nước Ý

Theo số liệu thống kê mới nhất, với số ca mắc bệnh không ngừng tăng lên (vượt qua Hàn Quốc 7.513 ca và số ca tử vong cao hơn 9 lần), Ý đã trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc đại lục. Ngày 9/3, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte thông báo toàn bộ nước Ý sẽ được đặt dưới lệnh phong tỏa cho đến đầu tháng 4. Theo đó, không ai được phép du lịch đến, từ hoặc trong nước này trừ trường hợp cần thiết có liên quan đến công việc và sức khỏe. Từ 10/3 đến 3/4, tất cả người lao động được khuyến nghị ở nhà, các quán bar, nhà hàng phải đóng cửa lúc 6h chiều, việc tụ tập đông người bên ngoài quán bar cũng bị cấm, các trung tâm mua sắm phải đóng cửa vào cuối tuần. Tất cả trường học cùng trường đại học tiếp tục đóng cửa. Các trận đấu bóng đá thuộc giải Serie A cũng bị cấm. “Các thói quen của chúng ta phải thay đổi ngay lúc này. Chúng ta phải từ bỏ những thứ này vì nước Ý” - Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố.

Cảnh sát Ý làm việc tại một chốt kiểm tra nằm giữa hai tỉnh bị cách ly là Modena và Bologna hôm 9/3.

Cảnh sát Ý làm việc tại một chốt kiểm tra nằm giữa hai tỉnh bị cách ly là Modena và Bologna hôm 9/3.

Sự lo sợ của nước Ý cùng số ca bệnh lên nhanh như gió đã khiến cả châu Âu cũng phải thay đổi cách nhìn. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã phải bàn với việc tổ chức một hội nghị trực tuyến để thảo luận về các nỗ lực phối hợp giữa các nước thành viên trong cuộc chiến chống sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó có việc bàn tới việc ngừng hiệp ước Schengen, vốn cho phép tự do đi lại giữa các nước trong khu vực, trong các tình huống khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ sử dụng tất cả các khoản tài chính trong khả năng, đồng thời dùng mọi phương tiện để có thể giúp nền kinh tế tăng sức kháng cự và có thể vượt qua “cơn bão”. Chủ tịch EC cho biết, các khoản viện trợ này phải được cấp cho các nước đang thực sự có nhu cầu và EU cần linh hoạt trong các quy tắc của mình để hạn chế thâm hụt ngân sách.

Rõ ràng, với sức công phá không biên giới, không kiêng nể, dịch Covid-19 đã khiến châu Âu đã không giữ được sự bình thản vốn có…

Hà Trang

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h