Khi Lưu Quang Phổ tản mạn về… ảnh

Thứ năm, 04/03/2021 10:03 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà báo, nhiếp ảnh gia Lưu Quang Phổ cầm máy ảnh 30 năm qua. Nhiều người thích ảnh của anh vì đằng sau mỗi tấm hình không chỉ là lát cắt của đời sống mà nó còn như đồng hiện với sự kiện thời sự, chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị và ẩn giấu nụ cười dân gian, ý nhị.

“Thật ra ảnh tôi không đẹp”

Học xong Trường Đoàn cao cấp (nay là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam), anh thanh niên Lưu Quang Phổ trở về Thành phố Cảng, làm một cán bộ quận đoàn Ngô Quyền. Cuộc đời anh cán bộ Đoàn đã rẽ sang một hướng hoàn toàn khác khi anh có trong tay chiếc máy ảnh.

Ăng-ten thu sóng truyền hình thời 3.0. Phố cổ Tam Bạc. 1993. Ảnh: Lưu Quang Phổ.

Ăng-ten thu sóng truyền hình thời 3.0. Phố cổ Tam Bạc. 1993. Ảnh: Lưu Quang Phổ.

Kể lại chiếc máy ảnh đầu tiên của mình, anh cho biết: “Khi ấy tôi ra trường, là cán bộ đoàn quận Ngô Quyền. Thông qua người nhà làm ở Trung tâm Dịch vụ Thanh niên, tôi làm thêm ở một phần việc dịch vụ liên quan đến hải quan ở Cảng Hải Phòng, thu nhập tương đối tốt. Đến khi tích cóp đủ 800 nghìn đồng, tôi đã mua một chiếc máy ảnh của Đông Đức.

Trước đó, chưa bao giờ tôi được học ảnh một cách nghiêm túc, tôi đi tìm sách về nhiếp ảnh để đọc, rồi tự mày mò, tự mua phim, chụp ảnh, tráng phim… Tất cả đều tự làm”.

Nhiều người bạn và người theo dõi Facebook cá nhân của anh Lưu Quang Phổ luôn bị bất ngờ bởi cách mà các bức ảnh cũ của anh xuất hiện gần như đồng hiện với những sự kiện thời sự đang diễn ra. Các chú thích, bình luận của anh khiến nhiều bức ảnh cũ kỹ đột nhiên có một đời sống tươi mới. Sự thú vị đó khiến cho Facebook Lưu Quang Phổ có sức hút đặc biệt.

Anh Lưu Quang Phổ cho biết: “Tôi lúc nào cũng chụp ảnh, chụp thường xuyên, cứ đi ra đường là cầm theo máy ảnh. Khoảng từ 1990 đến năm 2000, tôi chụp máy phim. Thời gian sau thì dùng máy ảnh kỹ thuật số. Tôi cũng tự mua một máy quét phim để tiện lưu trữ ảnh cũ ở dạng kỹ thuật số”.

Thật ra, ảnh của tôi không đẹp – Không đẹp theo ý nghĩa “ảnh nghệ thuật”. Nhưng tôi quan tâm đến tính thông tin, tư liệu của bức ảnh. Cái đó tác động ngược trở lại, nó hằn sâu trong trí nhớ của mình. Thấy câu chuyện của ngày hôm nay, mình nghĩ đến câu chuyện của ngày hôm qua”.

Một con ngõ ở làng quê Vĩnh Phúc (ảnh trên), và 15 năm sau (ảnh dưới).

Một con ngõ ở làng quê Vĩnh Phúc (ảnh trên), và 15 năm sau (ảnh dưới).

Facebook chỉ là nơi thư giãn

Nói về chuyện ảnh trên Facebook, anh Phổ nói: “Tôi dùng Facebook từ khá sớm. Một người bạn tôi nói, “Anh có nhiều ảnh hay, sao anh không đăng cho mọi người xem?”. Tôi thấy có lý. Đến khoảng năm 2015 tôi mới bắt đầu đăng rải rác, rồi mọi người cũng bắt đầu khen ngợi”.

Nhiều người có thắc mắc vì sao trước mỗi sự kiện thời sự, nhiếp ảnh gia Lưu Quang Phổ luôn có ngay những bức ảnh để minh họa cho sự kiện ấy? Anh cười và lý giải: “Tôi có thói quen lưu trữ ảnh, đặt tên thư mục theo sự kiện. Khi nhắc đến sự kiện, tôi sẽ nhớ ngay là trong diễn biến của sự kiện ấy tôi chụp những cái gì. Hệ thống lưu trữ của mình trên máy tính, mình chỉ cần gõ từ khóa ra là các sự kiện cũ, ảnh cũ nhảy ra trên màn hình ngay lập tức”.

“Mình dùng Facebook nhưng Facebook nó cũng “lái” tôi. Tôi đăng gì cũng phải theo trend (xu hướng) một tí. Nó thành thói quen, mỗi khi có một sự kiện gì đấy, mình nghĩ ngay đến Facebook. Đối với tôi, Facebook không phải là công cụ để truyền thông, quảng bá, tranh luận, bình luận, phê phán hay khẳng định tên tuổi gì cả. Đấy chỉ là chỗ thư giãn của tôi”.

Cũng bởi ghi chép các sự kiện bằng ảnh, mà người ta thấy được nhiều địa danh, nhiều con người hiện ra trong một mạch thời gian liên tục. Đây là một điều thú vị mang đậm cá tính Lưu Quang Phổ.

Khẩu hiệu hành động của một doanh nghiệp nhà nước. Hải Phòng. 1994. Ảnh: Lưu Quang Phổ.

Khẩu hiệu hành động của một doanh nghiệp nhà nước. Hải Phòng. 1994. Ảnh: Lưu Quang Phổ.

Ví như gần đây, sau khi đăng một tấm ảnh cũ về Vĩnh Phúc, một người bạn của anh đã nhận ra con ngõ năm xưa, đã chụp ảnh mới nhất về con ngõ ấy và gửi lại như một hồi đáp của hiện tại với quá khứ. Lưu Quang Phổ nói: “Sau mười lăm năm, tôi nhận ra nơi mình đã chụp, nhận ra bóng dáng của ngày hôm qua. Vẫn con đường ấy, vẫn nóc nhà ấy, là hai tấm ảnh nhưng nó chính là câu chuyện của lịch sử, của văn hóa, của phát triển, của bảo tồn và nhiều thứ khác”.

Cảng cá Cát Bà. 1992. Ảnh: Lưu Quang Phổ.

Cảng cá Cát Bà. 1992. Ảnh: Lưu Quang Phổ.

Phải có vốn văn hóa

Nhiều đồng nghiệp biết Lưu Quang Phổ luôn trăn trở về ảnh báo chí. Nhớ lại ba mươi năm trước, anh nói: “Thời trước, ảnh báo chí đăng khá bừa bãi. Ba mươi năm trước, mở một trang báo ra rất ít ảnh. Các diễn đàn, hội thảo báo chí nói rất nhiều về vấn đề ảnh, ảnh xấu, ảnh không đúng nội dung; thậm chí bài nghiêm túc nhưng ảnh thì khiêu dâm, thậm chí tính minh họa còn không đạt được, nên bài viết nghiêm túc thậm chí phản tác dụng”.

“Khoảng 10 năm nay, khi internet phát triển mạnh mẽ, mình có giao lưu quốc tế nhiều, máy ảnh của anh em tốt lên, các báo bắt đầu cạnh tranh nhau phát triển thì ảnh trên báo được quan tâm tốt. Các báo có điều kiện tốt đều có ban ảnh riêng. Chức danh “biên tập viên ảnh” bắt đầu xuất hiện trong một số tòa soạn”, anh nói.

Tôi hỏi anh: “Anh có cách đặt các chú thích ảnh sự kiện rất dí dỏm và ý nhị…”, anh Phổ cười lớn: “Cái đó thật ra là nghề của mình. Muốn làm nghề tốt thì phải có vốn văn hóa tương đối rộng. Nhiều người cũng giỏi nhưng rất tiếc họ không biết chụp ảnh. Tôi không nghĩ mình chụp ảnh giỏi nhưng may sao, mình chụp ảnh giỏi hơn người viết báo và mình viết bài giỏi hơn người chụp ảnh”.

Tử Hưng

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa