Khi nhà báo đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, sáng tạo

Thứ năm, 23/06/2022 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều năm liền đoạt giải thưởng tại Giải Báo chí Quốc gia, nhà báo Ngọc Oanh - Đài PT&TH Hưng Yên luôn có những tác phẩm phát thanh truyền hình chất lượng. Nhiều tác phẩm của chị đã phản ánh chân thực những tấm gương sống động, bình dị, giàu sức lan tỏa trong đời sống xã hội.

“Chạm” đến thảm đỏ Báo chí Quốc gia cần sự đam mê & sáng tạo

Có không ít những tác phẩm báo chí xuất sắc ở các cơ quan báo chí địa phương đã được vinh danh trong nhiều mùa Giải Báo chí Quốc gia. Trong khuôn khổ chuyên đề này, Báo Nhà báo & Công luận xin giới thiệu một số tác phẩm, tác giả đã được vinh danh ấy, để thấy rõ hơn những nỗ lực sáng tạo đáng trân trọng, tinh thần cống hiến, dấn thân của những người làm báo các địa phương.

Sự trải nghiệm thực tế mang đến sự hấp dẫn thú vị cho tác phẩm

“Fago 4.0, để người nông dân bứt phá” - giải C giải Tin, phóng sự, ký sự truyền hình tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 là một tác phẩm để lại nhiều ấn tượng. Tác phẩm nói về một thanh niên nung nấu trăn trở về một giải pháp công nghệ Việt, giúp người nông dân Việt sản xuất chuyên nghiệp, hiệu quả.

Từ năm 2017, từ Giám đốc phòng giao dịch của một ngân hàng, anh thanh niên Phạm Hồng Sơn đã bỏ lại tất cả sự ổn định cùng mức lương hấp dẫn để bắt tay vào nghiên cứu công nghệ hỗ trợ người nông dân Việt trong chăn nuôi. Sau nhiều lần thất bại, anh đã tập hợp nhóm gồm các bạn trẻ là những cựu sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội cùng đam mê, mong muốn sáng tạo ra thiết bị để phục vụ các trang trại của người nông dân.

khi nha bao dong hanh cung thanh nien khoi nghiep sang tao hinh 1

Nhà báo Ngọc Oanh và ê-kíp Đài PT&TH Hưng Yên thực hiện phóng sự "Fago 4.0, để người nông dân bứt phá".

Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, công nghệ FAGO chính thức được ra đời, một sản phẩm rẻ, chất lượng mà người nông dân dễ dàng dùng, giúp quản lý giám sát được toàn bộ không khí, tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, kết hợp hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, tìm thị trường tạo ra sự ổn định trong năng suất, chất lượng sản phẩm. Và đặc biệt, nó có tác dụng rất nhiều trong việc hạn chế tiếp xúc, hạn chế nguồn lây bệnh cho vật nuôi trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay. Đồng thời, công nghệ của người Việt nên hoàn toàn đảm bảo an ninh thông tin, không bị lộ thông tin sản xuất nông nghiệp ra nước ngoài. Mà thông tin là điều vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tránh bị ép giá trong nhiều trường hợp.

Nhà báo Ngọc Oanh nhớ lại: “Tôi nhận thấy anh Phạm Hồng Sơn - người sáng lập dự án FAGO là người rất tâm huyết với việc hỗ trợ người nông dân phát triển sản xuất một cách bền vững. Vì thế tôi thực hiện tác phẩm để mong giúp cho dự án của bạn trẻ này được quảng bá rộng hơn đến với nhiều người nông dân”.

Dù không phải là đề tài gai góc, mang tính điều tra tỉ mỉ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện phóng sự, cả ê-kíp gặp không ít khó khăn, do thời điểm này tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, mọi đi lại di chuyển gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là dịch bệnh tả lợn châu Phi thường xuyên xảy ra, không thể đến thực tế các trang trại để tìm hiểu thông tin. Sau cùng cả ê-kíp đã mất gần một năm để theo chân nhân vật, ghi lại hình ảnh từ quá trình nghiên cứu ứng dụng đến thực tiễn dự án FAGO.

Về phía nhân vật chính, Phạm Hồng Sơn - một thanh niên rất giỏi về việc nghiên cứu các kỹ thuật, công nghệ nhưng cũng chưa một lần đứng trước ống kính máy quay. Anh cũng cảm thấy bất ngờ vì thời gian thực hiện phóng sự sẽ dài chứ không chỉ đơn thuần là phỏng vấn một lần duy nhất. Ê-kíp đã thuyết phục để nhân vật bước qua sự ngại ngùng từ những chuyến đi thực tế để cùng thực hiện dự án ở một số tỉnh, thành khác nhau.

khi nha bao dong hanh cung thanh nien khoi nghiep sang tao hinh 2

Nhà báo Ngọc Oanh - Đài PT&TH Hưng Yên tại Hội Báo toàn quốc năm 2022.

Nhà báo Ngọc Oanh chia sẻ: “Tôi có ý tưởng ban đầu là làm một buổi tọa đàm về tấm gương thanh niên xuất sắc trong lao động sản xuất, kinh doanh. Trong danh sách, tôi thấy Phạm Hồng Sơn là thanh niên trẻ nhưng có mô hình khởi nghiệp hay, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại nên nảy ra ý tưởng sẽ làm riêng một phóng sự về nhân vật này”

Có thể nói, để có được một phóng sự truyền hình, người làm báo phải có hiểu biết vấn đề, có trải nghiệm nhất định về đề tài mình chọn và mang cảm xúc vào trong đó, muốn vậy, những người làm báo đều phải đi sâu vào thực tế cuộc sống. Đối với phóng sự về công nghệ trong nông nghiệp hướng đến người nông dân càng cần sự gần gũi, khoa học và dễ hiểu, sự trải nghiệm thực tế của phóng viên sẽ mang đến sự hấp dẫn thú vị cho tác phẩm. Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh, may mắn ê-kíp đã hoàn thành phóng sự theo kế hoạch, kịch bản đã đề ra.

Để phóng sự hấp dẫn ngay khi mở đầu

“Fago 4.0, để người nông dân bứt phá” - câu chuyện về nhân vật thực tế này ngay sau khi phát sóng đã được mọi người chú ý. Trong các cuộc họp, hội nghị của các sở ngành trong tỉnh nói về vấn đề thanh niên khởi nghiệp, mọi người cảm thấy vấn đề khởi nghiệp của thanh niên trẻ không còn là viển vông mà hoàn toàn thực tế, hoạt động này trực tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Qua phóng sự, khán giả rõ hơn về mô hình, cảm thấy sự thiết thực của mô hình với đời sống sản xuất của người nông dân.

Với những thông tin hình ảnh cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết, khẳng định công nghệ của kỹ sư người Việt nghiên cứu, sản phẩm made in Việt Nam này hoàn toàn có thể ứng dụng vào đời sống. Phóng sự đã mang đến sự kết hợp giữa những kỹ sư trẻ, có niềm đam mê và hoài bão cho công nghệ với sự kỳ vọng của người nông dân mong muốn đưa công nghệ tự động vào quá trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, dự đoán được thị trường. Không vì mục đích lợi nhuận, dự án đã phát triển đến hàng chục các tỉnh thành phố, công nghệ đã được ứng dụng ở hàng trăm trang trại.

Không chỉ hấp dẫn về nội dung, “Fago 4.0, để người nông dân bứt phá” còn thu hút khán giả bằng chất lượng hình ảnh phù hợp gắn với câu chuyện. Nhà báo Ngọc Oanh cho biết: Đối với tác phẩm truyền hình ngay đầu phóng sự đó phải có hình ảnh để gây được ấn tượng đầu tiên, nếu hình ảnh kéo giữ khán giả ở 30 giây đầu tiên, thì mới giữ được khán giả xem tiếp nội dung sau này. Hình ảnh đó mang được tính bao quát, thể hiện bản chất, nội dung chính của toàn bộ câu chuyện, có giá trị thông tin nhiều nhất, tác động mang cảm xúc nhiều nhất.

khi nha bao dong hanh cung thanh nien khoi nghiep sang tao hinh 3

Nhà báo Ngọc Oanh và đồng nghiệp tại Đài PT&TH Hưng Yên.

Nhiều năm liền có tác phẩm chất lượng tham dự Giải Báo chí Quốc Gia, nhà báo Ngọc Oanh tâm sự: “Trong suốt hành trình công tác, tôi may mắn có được sự động viên của cơ quan, Chi hội Đài PT&TH Hưng Yên, Hội Nhà báo tỉnh quan tâm hỗ trợ. Trong quá trình làm tác phẩm dự thi, nhà báo Nguyễn Thị Thu Hoài - Giám đốc điều hành Đài PT&TH Hưng Yên gọi điện trực tiếp để nhắc nhở chuẩn bị gửi tác phẩm mang dự thi, tạo điều kiện cho phóng viên thời gian để chỉnh sửa tác phẩm, rồi trực tiếp các anh em đồng nghiệp, các tiền bối đã góp ý tác phẩm cho tôi, đó vừa là sự hỗ trợ nhưng cũng là sự động viên lớn với tôi trong quá trình làm nghề”.

Theo nhà báo Ngọc Oanh, việc nâng cao chất lượng tác phẩm truyền hình luôn được cán bộ, phóng viên Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên hướng tới. Ngoài tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Hội Nhà báo tổ chức, các thành viên trong ê-kíp còn thường xuyên xem những phóng sự truyền hình của các đồng nghiệp. Từ đó nắm bắt cách họ sắp xếp hình ảnh, cách sử dụng tư liệu, kỹ xảo như thế nào để học theo và ứng dụng trong mỗi lần quay, đồng thời đưa ra ý tưởng cụ thể với kỹ thuật viên để thống nhất.

Vũ Phong

Bình Luận

Tin khác

Phát động Cuộc thi “Em là phát thanh viên - năm 2024”

Phát động Cuộc thi “Em là phát thanh viên - năm 2024”

(CLO) Đây là chương trình do Đài Phát Thanh và Truyền hình Kiên Giang tổ chức, thông qua Cuộc thi, giúp các em học sinh có sân chơi bổ ích trong kỳ nghỉ hè. Đồng thời phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu để các em thực hiện ước mơ trở thành phát thanh viên, người dẫn chương trình; giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trình bày, tự tin hoạt động phong trào…

Nghề báo
Nâng cao sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước

Nâng cao sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước

(CLO) Sáng ngày 16/4, Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ ra mắt Chuỗi toạ đàm truyền hình internet và phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”.

Nghề báo
Gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ

Gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ

(CLO) Chiều 15/4, tại Hội trường Quân khu 2, tỉnh Phú Thọ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ.

Nghề báo
Báo Long An: Tập huấn công tác tuyên truyền xây dựng Đảng và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Báo Long An: Tập huấn công tác tuyên truyền xây dựng Đảng và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 15/4, Báo Long An tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền xây dựng Đảng và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Cung Phú Quốc làm Phó Tổng Biên tập Báo Khánh Hòa

Bổ nhiệm nhà báo Cung Phú Quốc làm Phó Tổng Biên tập Báo Khánh Hòa

(CLO) Chiều 15/4, ông Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa dự Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Khánh Hòa.

Nghề báo