(CLO) Vụ việc về Asanzo một lần nữa khiến niềm tin của người tiêu dùng Việt bị xâm hại, tổn thương... Và trước khi chờ kết luận chính thức từ Bộ Công Thương vào ngày 30/7 tới, thì một câu hỏi đặt ra; Ai sẽ là người bảo vệ người tiêu dùng?
Giảm sút niềm tin về hàng Việt
Chưa bao giờ người tiêu dùng lại cảm thấy đau lòng và tổn thương như hiện nay bởi lòng tin của mình bị đánh cắp, bị trục lợi một cách công khai, trắng trợn. Hàng loạt vụ việc bị phát hiện và phanh phui trước công luận do làm ăn gian dối, hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng như thuốc giả, sữa bột có độc tố, kẹo có bột đá, rau xanh và các loại thực phẩm thiếu an toàn… Và gần đây nhất là vụ việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc về lắp ráp rồi dán nhãn Made in Việt Nam khiến dư luận dậy sóng, phản ứng dữ dội.
Ngay khi sự việc gây xôn xao dư luận, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các Cục, Vụ, Viện có liên quan như: Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường… tiến hành kiểm tra rà soát công tác quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này. Từ đó có những biện pháp cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh...
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả trong thời gian sớm nhất.
Vào cuối năm 2013, trên thị trường điện tử Việt Nam bỗng xuất hiện một thương hiệu tivi mới, thương hiệu tivi dành riêng cho người Việt – tivi Asanzo. Đây được coi là uy tín, thương hiệu lớn nhất thời kỳ đầu lập nghiệp của Tập đoàn này. Trong khi thị trường điện tử trong nước đang bị thống trị bởi các sản phẩm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… thì với sự xuất hiện bất ngờ của một thương hiệu Việt, nhiều người tin tưởng rằng, đây không chỉ là sản phẩm dành riêng cho người Việt, mà còn là niềm tự hào của người Việt.
Cũng nhờ niềm tin ấy, chỉ trong một thời gian ngắn, sản phẩm tivi Asanzo cùng với nhiều sản phẩm khác, thương hiệu Asanzo đã nhanh chóng vươn lên top 3 thị trường điện tử Việt Nam. Thế nhưng, đằng sau sự đình đám của thương hiệu Việt ấy là những câu hỏi đầy nghi ngờ được đặt ra.
Ở Việt Nam, phần đông mọi người đều chọn lựa sản phẩm dựa vào thương hiệu và xuất xứ hàng hóa bởi tin tưởng vào chất lượng cũng như uy tín của nhà sản xuất. Họ chấp nhận mua với mức giá cao để được sử dụng sản phẩm với chất lượng tương đương. Tuy nhiên, chỉ vì lợi nhuận, chỉ vì con số tăng trưởng, một số doanh nghiệp sẵn sàng đánh mất đạo đức, chà đạp lên lòng tin của người tiêu dùng.
Ai sẽ là người bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi việc chọn lầm những sản phẩm không đảm bảo chất lượng của những doanh nghiệp “đen”, làm ăn gian dối này? Vì sao, hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng lại tung hoành và làm mưa làm gió trên thị trường? Đó luôn là câu hỏi nóng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
Các ngành hải quan, thuế, quản lý thị trường, khoa học công nghệ đứng ở đâu khi trong một thời gian dài doanh nghiệp này vẫn sản xuất bình thường để đến khi báo chí vào cuộc điều tra mới bị vỡ lẽ. Đúng hay sai sẽ có kết luận trong thời gian sớm nhất nhưng việc các cơ quan trên đứng ngoài cuộc lại là câu chuyện đáng bàn.
Không riêng gì các sản phẩm của Asanzo đang đem lại điều tiếng trong thời gian qua đối với thị trường mà nhiều người tiêu dùng cũng đang rất bức xúc trước tình trạng hàng loạt loại hàng hóa mang danh “made in Việt Nam” nhưng thực tế lại sản xuất ở Trung Quốc với giá rẻ, chất lượng kém, rồi tuồn thẳng vào thị trường nội địa, trốn thuế và móc túi người tiêu dùng.
Theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, năm 2018 có 51% người tiêu dùng vẫn ưa thích hàng Việt, 60% thường mua sản phẩm Việt. Thế nhưng, so với năm 2017 tỷ lệ này sụt giảm lần lượt là 27% và 32%. Nguyên nhân có thể thấy, niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt có phần bị lung lay là do một số doanh nghiệp tên tuổi, thương hiệu khá đình đám làm ăn thiếu minh bạch, chụp giật.
Trao đổi với báo chí anh Phạm Anh Khoa (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, không có ý định xem nhẹ chất lượng các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường Việt Nam, việc mập mờ nguồn gốc xuất xứ của Trung Quốc, gắn mác sản xuất tại Việt Nam đang khiến người tiêu dùng hoang mang. “Một sản phẩm được đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao, nhưng lại linh kiện phần lớn lại có nguồn gốc từ TQ, rồi gắn nhãn mác Việt Nam thì chúng tôi cảm thấy mình như bị lừa dối, như bị đánh cắp niềm tin”, anh Khoa cho hay.
Chị Nguyễn Thanh Ngân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bức xúc: “Từ những thông tin về vụ việc đã được đưa, chúng ta có thể thấy được người tiêu dùng đang đứng giữa những ma trận, những cạm bẫy tinh vi của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đội lốt thương hiệu Việt. Câu hỏi đặt ra là những mặt hàng khác sẽ ra sao? Người Việt còn lừa nhau như vậy hỏi sao hàng nội địa không chết ngay sân nhà?”.
Ở một góc nhìn khác, chị Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), một khách hàng thường xuyên của các cửa hàng Made in Vietnam một thời gian dài cũng tỏ ra bất bình khi cho biết mình đã không ít lần phát hiện ra sản phẩm quần áo được bán trong các cửa hàng Made in Vietnam cũng đồng thời xuất hiện ở chợ vùng biên Lạng Sơn hay chợ Đồng Xuân (Hà Nội). “Việc mua hàng, nguyên liệu Trung Quốc về dán mác Việt là căn bệnh của nhiều doanh nghiệp Việt trong nhiều năm qua, sâu xa là vì tham lợi nhuận, vì yếu tố cạnh tranh. Và chính sự tham lam này không chỉ khiến thương hiệu bị tẩy chay mà còn mang tiếng cả một quốc gia”. chị Hà nói
Trước "vấn nạn" trên anh Mạnh Thắng (Cầu Giấy, Hà Nội) đề nghị phải xử lý nghiêm hành vi “lừa dối” này. “Hành vi này được gọi là "gian lận thương mại" vi phạm nghiêm trọng những quy định pháp luật tối thiểu của kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện tượng nhiều doanh nghiệp không minh bạch và “nhầm lẫn” trong việc dán tem "Hàng Việt Nam chất lượng cao " đang làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng. Để hạn chế vấn đề này và để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam thì các cơ quan quản lý chức năng cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ và xử lý nghiêm ”, anh Thắng nói.
Loại bỏ bằng cách nào?
Vì sao sản phẩm Asanzo có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng vẫn được gắn nhãn mác Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) trong một thời gian dài mà không bị cơ quan chức năng nào phát hiện? Và thậm chí cả đơn vị đã cấp chứng nhận HVNCLC cho Asanzo cũng “bó tay” không đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Trước vấn đề này nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng quy trình thẩm định, bình chọn quá sơ sài và đơn vị bình chọn không đủ năng lực?
Câu trả lời chung từ các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương đó là; Bộ đang khẩn trương làm rõ các vi phạm nếu có và sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2019.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đây không phải câu chuyện cá biệt. Cách đây chưa lâu, doanh nghiệp Khaisilk có hành vi lừa dối người tiêu dùng khi nhập lụa Trung Quốc về rồi dán mác "made in Việt Nam". Doanh nghiệp này đã bị cơ quan chức năng xử lý và người tiêu dùng tẩy chay.
"Qua sự việc Khaisilk, Asanzo mới thấy, cần phải giúp người tiêu dùng nhận biết thế nào là hàng Việt Nam để ưu tiên sử dụng, trong đó việc làm rõ khái niệm thế nào là hàng Việt Nam là cần thiết. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, có một số doanh nghiệp lợi dụng tâm lý ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam để giả mạo nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm", Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đề nghị.
Trước sự bức xúc của dư luận, cùng sự lên tiếng mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông về Asanzo có dấu hiệu sử dụng sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc, gắn nhãn mác Việt Nam, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và yêu cầu các cơ quan, ban, ngành có liên quan vào cuộc làm rõ. Nếu có sai phạm, sẽ phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, điều này cho thấy, cơ quan chức năng đang có những hành động mạnh mẽ đối với những thương hiệu, doanh nghiệp làm ăn gian dối.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý gian lận thương mại. Xử lý mạnh tay tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Đặc biệt, cần có những chiến dịch thiết thực để tuyên chiến với hàng giả, hành vi ăn gian làm dối, sản xuất phân phối hàng kém chất lượng nhằm đảm bảo an ninh kinh tế.
Chừng nào sự vào cuộc của những cơ quan chức năng có trách nhiệm vẫn chưa thực hiện hết “bổn phận” của mình thì chắc chắn rằng người tiêu dùng vẫn sẽ bị "móc túi" bởi những sản phẩm kém chất lượng... Và kỳ vọng vào một thị trường kinh doanh minh bạch, trong sạch trong thời gian tới thì quả là "lãng mạn"
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Giải thưởng quốc tế danh giá Kotler Awards 2024 tôn vinh các Nhà tiếp thị kinh doanh, Chuyên gia Marketing, Nhà quản trị chiến lược và Doanh nghiệp xuất sắc với những thành tựu vượt trội, đóng góp cho sự phát triển bền vững và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam.
(CLO) Dịp cuối năm nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín dụng hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(CLO) Trong những thời điểm tình hình địa chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường và kinh tế trong nước đối diện nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) càng khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu giữ ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.
(CLO) Từ 01/01/2025, theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học qua CCCD gắn chip sẽ không thực hiện được giao dịch trực tuyến trên tài khoản cũng như rút tiền, thanh toán online từ thẻ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chủ động hoàn thành thủ tục này, Agribank mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng hoàn thành cài đặt sinh trắc học.
(CLO) Theo báo cáo từ Cơ quan Thuế Liên bang Nga (FTS), doanh thu thuế của ngân sách Nga trong 10 tháng đầu năm nay đã đạt gần 46 nghìn tỷ rúp (tương đương 457 tỷ USD), tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chính phủ Nga có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng trước thời hạn và các văn bản liên quan sẽ được chuẩn bị trong những ngày tới, Phó Thủ tướng Alexander Novak nói với các phóng viên.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).