Khi 'sống chung với Covid-19' không còn là khẩu hiệu

Thứ ba, 07/09/2021 15:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục tấn công nhiều khu vực trên thế giới, ngày càng nhiều nước chấp nhận kịch bản "Covid-19 không thể bị xóa sổ" và khuyến khích người dân chuyển dần sang trạng thái sống chung với virus.

Sự kiện: COVID-19

Vaccine vẫn là chìa khóa để sống chung với Covid-19

Ý là quốc gia phương Tây đầu tiên đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19. Vào đầu năm 2020, khi nhiều vùng của đất nước này tràn ngập các ca nhiễm COVID-19, một số phương tiện truyền thông cho rằng chính phủ Ý đã mất quá nhiều thời gian để áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm chống lại sự lây lan của virus.

khi song chung voi covid 19 khong con la khau hieu hinh 1

Hộ chiếu vắc xin là điều kiện để tham gia các hoạt động tại Ý. Ảnh: TL

Nhưng Ý đã rút ra một số bài học kể từ lần đóng cửa quốc gia đầu tiên vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, và bây giờ - hơn một năm rưỡi sau làn sóng COVID-19 đầu tiên, nước này đã áp dụng các biện pháp để tiến tới việc sẽ trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Trạng thái “bình thường mới” là cách mà chính quyền các nước mô tả trạng thái một đại dịch chuyển thành một loại bệnh đặc hữu, như cảm cúm hay sốt rét.

Sống chung với COVID-19 đơn giản là một chiến lược mà khi đó, người nhiễm bệnh, F0, có thể được điều trị tại nhà, vì vắc xin đã làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Ngoài ra, không cần truy vết một cách quyết liệt và cách ly các F1, F2 mỗi lần phát hiện ra các ca nhiễm. Người dân sẽ tự xét nghiệm tại nhà, tự cách ly nếu nhiễm COVID-19.

Thêm vào đó, không cần theo dõi số ca nhiễm bệnh hàng ngày, chỉ cần quan tâm đến số ca bệnh nặng, cần thở ô xy, cần điều trị đặc biệt, tương tự như điều trị bệnh cúm.

Sau đó là dần dần cho phép tụ tập đông người tại các sự kiện lớn, chấm dứt việc ngắt quãng hoạt động kinh doanh. Cuối cùng là việc cho phép mở cửa du lịch và nếu khách du lịch đã tiêm chủng đầy đủ, miễn cách ly nếu xét nghiệm âm tính.

Anh cũng đã loại bỏ gần như tất cả các hạn chế để chống lại sự lây lan của dịch bệnh, còn chính phủ Đức đã cho phép những người được tiêm chủng đầy đủ đi du lịch mà không cần cách ly.

khi song chung voi covid 19 khong con la khau hieu hinh 2

Xét nghiệm thường xuyên là cách các nước áp dụng để sống chung với Covid-19. Ảnh minh họa

Chín tháng sau khi khởi động, Pháp đã trở thành một trong những nước đi đầu thế giới về chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Đến đầu tháng 9, có ít nhất 50 triệu người, tương đương 75% dân số Pháp được tiêm ít nhất 1 mũi. Như vậy, Pháp đã làm tốt hơn Anh, nước đi tiên phong và trong suốt thời gian dài đứng đầu châu Âu về tiêm phòng Covid-19, cũng như vượt cả Đức, Mỹ và thậm chí là Israel về tỷ lệ tiêm chủng.

Về phần mình, Australia tuyên bố sẽ áp dụng lệnh phong tỏa tại các bang và vùng lãnh thổ để khống chế dịch bệnh cho đến khi có ít nhất 70% người từ 16 tuổi trở lên được tiêm chủng.

Nhà chức trách Australia cũng thông báo sẽ dần mở cửa biên giới, vốn bị "đóng băng" từ tháng 3/2020, khi tỷ lệ người tiêm chủng đạt trên 80%.

Chiến lược sống chung với Covid-19 của Israel

khi song chung voi covid 19 khong con la khau hieu hinh 3

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho một người dân Israel đang ngồi trên xe. Ảnh: Reuters

Những quốc gia châu Á đang theo dõi chặt chẽ tình hình “sống chung với Covid” của Israel.

Ngày 2/9, Israel ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục ở 11.187. Một phần do nước này đang tăng cường xét nghiệm diện rộng, tuy nhiên con số vẫn là đáng ngạc nhiên đối với một quốc gia đã tiêm chủng cho hơn 60% dân số với phác đồ Pfizer hai mũi đầy đủ và số ca mắc từng chỉ ở 1 con số vào hồi tháng 6.  

Số người chưa được tiêm chủng chiếm hơn 6.000 trong tổng số ca nhiễm mới, nhưng cũng có hơn 4.000 đã được tiêm chủng đầy đủ, theo thống kê của Bộ Y tế Israel.

Israel là quốc gia đầu tiên khuyến nghị tiêm mũi "tăng cường" thứ ba cho công dân từ 12 tuổi trở lên. Nhìn nhận tình hình này, giáo sư Eyal Leshem của Trung tâm Y tế Sheba của Israel vẫn chia sẻ một số mặt tích cực. "Số liệu này xuất hiện trong bối cảnh người dân sinh hoạt gần ở mức bình thường trước đại dịch”, chuyên gia này so sánh làn sóng hiện tại thời điểm Israel phải phong tỏa hồi tháng 1".

Dữ liệu của Bộ Y tế Israel cho thấy số ca tử vong theo ngày gần đây khoảng 20 - 30 ca tử vong, thấp hơn một nửa so với tháng 1. Chuyên gia Leshem nhấn mạnh những kết quả này là thành tựu từ vaccine.  

khi song chung voi covid 19 khong con la khau hieu hinh 4

Mọi người đeo khẩu trang khi ở địa điểm công cộng tại Singapore ngày 7/9/2021. Ảnh: CNA

Quốc đảo Singapore đang ở giai đoạn đầu trong kế hoạch 4 bước tiến tới cuộc sống bình thường mới hậu Covid-19. Mặc dù tuyên bố không còn theo đuổi chính sách "Không Covid-19", quốc gia này vẫn duy trì các biện pháp giãn cách, bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài, cũng như giới hạn số người được phép tụ tập, vào các điểm du lịch, trung tâm thương mại, phòng tập thể dục, dự đám cưới, đám tang và nhiều sự kiện khác...

Trong khi đó, Malaysia cũng đang xây dựng kịch bản sống chung với đại dịch, dù vẫn ghi nhận hơn 20.000 ca mắc mới Covid-19/ngày.

Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin nói: "Chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế rằng, mặc dù chúng ta đã nỗ lực kiểm soát đại dịch này, nhưng sẽ có lúc Covid-19 trở thành một loại bệnh đặc hữu và chúng ta cần thực hiện các bước để sống chung với nó".

Từ ngày 16/9 tới, địa điểm du lịch nổi tiếng Langkawi của Malaysia sẽ mở cửa đón tiếp những người dân địa phương đã được tiêm phòng đầy đủ theo kế hoạch "bong bóng du lịch".

Tính đến nay, Malaysia nằm trong nhóm những nước có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất thế giới. Nước này hiện đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa Covid-19 cho hơn 84% người trưởng thành, trong khi 64% dân số đã được chủng ngừa đầy đủ.

Học cách thích ứng với Covid-19 cả trong tương lai

Không giống như chính sách phòng dịch hiện vốn tập trung vào việc giảm thiểu số ca mắc mới hàng ngày, chiến lược mới của Hàn Quốc sẽ tập trung vào việc điều trị những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, đồng thời nới lỏng các biện pháp điều trị để giúp người dân trở lại cuộc sống hàng ngày như trước đại dịch.

Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận được thực hiện với 500 người (trên 18 tuổi) do hãng Realmeter công bố ngày 6/9, có tới 58,5% người Hàn Quốc nói rằng nước này nên áp dụng chiến lược mới vào khoảng đầu tháng 10 tới, 34,3% không đồng ý, trong khi số còn lại không có ý kiến.

khi song chung voi covid 19 khong con la khau hieu hinh 5

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Pyongyang, Hàn Quốc ngày 10/8/2021. Ảnh: Kyodo/TTX

Những lời kêu gọi về chiến lược "sống chung với COVID-19" ở Hàn Quốc đã ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người đã phải chịu thiệt hại do các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài được áp dụng trong nhiều tháng qua.

Theo một liên minh các hộ kinh doanh cá thể trên toàn quốc, tổng số nợ mà các chủ doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc đang gánh đã lên tới 66.000 tỷ won (57 tỷ USD), trong khi 453.000 doanh nghiệp đã đóng cửa kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở nước này hồi tháng 2/2020. 

 Các cơ quan y tế của Hàn Quốc cho hay đang lên kế hoạch xem xét lại chiến lược phòng dịch COVID-19 mới ngay sau lễ Chuseok (Tết Trung thu) kéo dài từ ngày 17 đến ngày 23/9, thời điểm sẽ có hơn 70% dân số dự kiến hoàn tất ít nhất một mũi tiêm vaccine.

Ngoài ra, quyết định nới lỏng giãn cách xã hội mà Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 3/9 vừa qua cũng được xem là động thái thăm dò để đi đến quyết định có thực hiện chính sách phòng dịch mới kể từ tháng 10 tới hay không.

Phát biểu trước báo giới ngày 6/9, người phát ngôn Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Sohn Young-rae nhấn mạnh nếu tình hình kiểm soát dịch COVID-19 được duy trì ổn định trong tháng 9 này, bộ trên sẽ thực hiện một số điều chỉnh đối với các biện pháp giãn cách xã hội vào tháng 10 tới để đưa Hàn Quốc tới gần mức bình thường như trước.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế