Khi Thủ tướng nghẹn ngào rơi nước mắt…

Thứ năm, 10/06/2021 11:19 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Lâu lắm rồi, mới có một sự kiện được đông đảo người dân đón đợi đến thế, như sự kiện Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 tối 5/6 vừa qua.

Tại sự kiện ấy, giữa những ngày căng thẳng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, người dân Việt lại như được trở về bầu không khí của Hội nghị Diên Hồng hơn 700 năm về trước, với bừng bừng khí thế của tinh thần của đoàn kết, của niềm tin chiến thắng. Không chỉ có thế, đêm hôm đó, từ bài phát biểu đầy ắp Thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ nỗi xúc động đến nghẹn ngào chớm lệ của người đứng đầu Chính phủ, hàng triệu triệu người dân Việt vững một niềm tin rằng, tinh thần nhân ái, đậm tính sẻ chia ấy của người Việt nhất định sẽ được lan tỏa rộng khắp, trở thành nguồn sức mạnh lớn giúp cả dân tộc, một lần nữa, chiến thắng trước đại dịch Covid-19.

1. Bất ngờ tổng tiến công, đổ bộ vào cộng đồng trở lại từ những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5, làn sóng Covid-19 đã khiến các chuyên gia y tế không khỏi lo ngại bởi diễn biến phức tạp với các chủng mới từ Ấn Độ và Vương quốc Anh, có tốc độ lây lan nhanh.

Dù là được xem là một trong những điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong nhóm các quốc gia xử lý đại dịch hiệu quả nhất với tỷ lệ người nhiễm và tử vong thấp nhất, nhưng trước làn sóng dịch gay gắt như lần thứ 4 này, Việt Nam chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Tình thế mới, đã đòi hỏi những giải pháp chống dịch mới, theo kịp với diễn tiến của dịch bệnh mà “5K+ vaccine và ứng dụng công nghệ” chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt đang được xem phương châm mới, phù hợp, hiệu quả hơn cả trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, tiêm vaccine được cho là giải pháp căn cơ, lâu dài mang tính chiến lược giúp chúng ta chống đỡ virus, tạo ra miễn dịch cộng đồng, từ đó thoát khỏi đại dịch.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Tường, 82 tuổi, cán bộ hưu trí ngành đường sắt tại lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống Covid-19. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Tường, 82 tuổi, cán bộ hưu trí ngành đường sắt tại lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống Covid-19. Ảnh: VGP

Nhận diện rõ điều đó, để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu sớm tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng, đồng thời chỉ rõ việc này cần duy trì hằng năm. Trước mắt, theo tính toán của Bộ Y tế, Việt Nam chúng ta cần mua 150 triệu liều vaccine để tiêm cho người dân và nhu cầu kinh phí là trên 25 nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí rất lớn, bối cảnh đất nước ta còn khó khăn, vì thế, rất cần sự chung tay góp sức của các tổ chức, cá nhân trên cả nước. Đó là lý do, tháng 5/2021, Chính phủ đã ban hành nghị quyết, ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19 và tối 5/6 vừa qua, Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã chính thức ra mắt.

Phát biểu trong Lễ ra mắt Quỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Quỹ được thành lập với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho người dân trên nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật, thuận lợi nhất cho việc đóng góp.

Cũng trong bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống Covid-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn.

Ôn lại lịch sử, Thủ tướng nhắc lại, năm 1945, trước những khó khăn chồng chất của tình thế cách mạng ngàn cân treo sợi tóc, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào ta trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ Vàng”, với tinh thần “Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều”, tạo nên “Quỹ Độc Lập”, góp phần thiết thực đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.

Truyền thống “Thương người như thể thương thân”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã hun đúc trong mỗi người con đất Việt và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, ở bất cứ nơi đâu trên Trái Đất này. Truyền thống ấy càng tỏa sáng mỗi khi đất nước chúng ta gặp khó khăn như chiến tranh, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… Chính vì vậy, sự chia sẻ, trách nhiệm, cảm thông của nhân dân với Nhà nước là nhân tố quan trọng, quyết định để chúng tôi tin rằng Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Chúng ta tin rằng nhân dân đã hiểu được sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, bằng trí tuệ, bằng ý chí, sự kiên cường, sự quyết liệt và sự đồng cam cộng khổ, đồng lòng của nhân dân… Mỗi đóng góp đều có ý nghĩa cho sự an toàn hơn cho bản thân, gia đình chúng ta, cho cộng đồng và cả xã hội. Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch Covid-19”, nhắc nhớ tới những điều này, người đứng đầu Chính phủ, vị tướng lĩnh công an vốn rất mực trầm tĩnh, cũng không nén được nỗi ngẹn ngào, xúc động trào dâng.

-BAC7181

2. Theo báo cáo từ Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng chống Covid-19, tính đến 17 giờ ngày 6/6, nghĩa là chưa đầy một ngày sau khi Quỹ ra mắt, 227.862 tổ chức và cá nhân đã tham gia đóng góp với tổng số tiền 1.299 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi ra VND) và 4.367,66 tỷ đồng nhà tài trợ đã cam kết nhưng chưa chuyển tiền (tổng số khoảng 5.666,66 tỷ đồng). Như vậy, tổng số tiền Quỹ đã nhận được và cam kết chuyển tiền là 5.978,88 tỷ đồng.

Đó thực sự là những con số đáng trân quý trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, đời sống của người dân cũng như hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ từ tác động của dịch bệnh. Việc “những em bé dành tiền ăn sáng, các cụ già dành tiền lương hưu, tiền tiết kiệm, những phụ nữ tiết kiệm chi tiêu, những công chức, viên chức, công nhân tiết kiệm ngày lương để ủng hộ Quỹ, kiều bào ta ở nước ngoài trực tiếp hoặc nhờ người thân đóng góp Quỹ... Hàng trăm doanh nghiệp mặc dù phải đối mặt với khó khăn do tác động dịch bệnh nhưng rất tích cực đóng góp cho Quỹ” đã là minh chứng cho thấy người dân hoàn toàn tin tưởng rằng “Quỹ sẽ minh bạch và đúng tôn chỉ, mục đích, đúng pháp luật để phục vụ cho sức khỏe, hạnh phúc của nhân dân”.

Và trên hết những con số đóng góp ấy là minh chứng rõ nét, một lần nữa cho thấy niềm tin lớn của đông đảo người dân Việt vào tài chèo lái, điều hành của Chính phủ trong những thời khắc khó khăn như nhân đôi nhân ba như lúc này; cho thấy niềm tin của người dân vào phương pháp chống dịch mà chúng ta đang lựa chọn, như lời Thủ tướng, “chúng ta không lựa chọn giải pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta chỉ thực hiện phong tỏa ở vùng có dịch, giãn cách ở những vùng có nguy cơ cao và vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường bằng phương pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết, dập dịch”.

Niềm tin ấy, hơn trên tất cả mọi con số hữu hình, là những giá trị vô giá không thể đo đếm.

3. Và một khi tinh thần “Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều”, “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng”, như nhấn mạnh của Thủ tướng trong bài phát biểu, đã được lan tỏa và thấm đẫm trong tấm lòng người Việt, thiết nghĩ những con số ấy sẽ còn gia tăng nhanh chóng, giá trị của những con số ấy sẽ còn lớn hơn nhiều, trong những ngày sắp tới. Nhưng quan trọng hơn cả, nó cho thấy, trong gian lao, trong thử thách, trong chiến tranh, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… truyền thống đoàn kết, chia sẻ nhân ái ấy càng có cơ hội tỏa sáng và đó sẽ là “vũ khí quan trọng” để chúng ta, không chỉ chiến thắng trong cuộc chiến Covid-19 ngày hôm nay mà còn là “tài sản vô giá” trên hành trình phát triển tiếp nối sau 35 năm đổi mới còn nhiều thách thức phía trước…

Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch Covid-19” - những nhắc nhớ đầy nghẹn ngào xúc động ấy của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hy vọng sẽ còn được lan tỏa, còn thấm sâu hơn trong tâm khảm của những người Việt hôm nay.

Hà Anh

Báo Công luận

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn