Nhạc kịch 'Khát vọng đỏ' tôn vinh Bộ đội cụ Hồ trong thời bình
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
Theo dõi báo trên:
1. Tôi có hai người bạn thân là doanh nhân thế hệ 8X. Một người khởi nghiệp từ khi còn ngồi ghế giảng đường. Người còn lại đến năm 30 tuổi mới “bỏ ngang” Nhà nước ra làm tư. Cả hai đều đang tự tin đi trên con đường doanh nhân và bước đầu gặt hái được những thành công nhất định thì cơn bão Covid-19 ập đến.
Người thứ nhất sau thành công từ lĩnh vực khám chữa bệnh đã đầu tư thêm lĩnh vực bất động sản và nhà hàng. Người thứ hai sau khi có thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông quyết tâm chinh phục dịch vụ thể thao. Cả hai đều hy vọng, với chân đế vững chắc của mình, lĩnh vực mới hứa hẹn sẽ tiếp tục thành công. Nhưng rồi cả bất động sản, nhà hàng và dịch vụ thể thao đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Sáng 13/10, tôi điện thoại chúc mừng và ngỏ ý đặt lịch đến tặng hoa nhưng cả hai đều từ chối khéo. Họ cho rằng, giờ không phải lúc chúc tụng, tôn vinh hay ngồi than thở khó khăn mà phải tranh thủ giai đoạn bình thường mới để tìm cách sống dưới mưa chờ vượt... bão.
Tôi không phản đối quan điểm của bạn mình nhưng không hoàn toàn đồng tình với họ. Và vì thế, tôi quyết định đến tặng hoa để lắng nghe câu chuyện “sống dưới mưa” để “vượt bão” như thế nào?
Anh bạn đang sở hữu 4 cơ sở khám chữa bệnh, 1 nhà hàng, 1 doanh nghiệp bất động sản kể: Gần nửa năm qua, do lo ngại dịch bệnh, số lượt người đến khám, chữa bệnh giảm hẳn, nhà hàng đóng cửa 24/24, còn bất động sản thì lên xuống thất thường. Doanh thu giảm hơn một nửa so với cùng kỳ. Nếu không có tích lũy tốt cả về vốn, kinh nghiệm, bản lĩnh, chắc doanh nghiệp đã phá sản.
Anh bạn sở hữu 3 khu dịch vụ thể thao thở dài: vừa đầu tư trải thảm sân bóng đá theo tiêu chuẩn quốc tế thì gặp đúng con virus… quốc tế. Lệnh cấm các hoạt động thể thao ngoài trời thành nhiều đợt khác nhau đã khiến cho sân cỏ nằm phơi nắng, phơi mưa. Rất may, các lĩnh vực sản xuất, xây lắp không bị ảnh hưởng nhiều nên có thể “bóc ngắn, cắn dài”.
Tôi hỏi cả hai người có ân hận, nuối tiếc khi quyết định mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực mới hay không? Khá ngạc nhiên là cả hai đều lắc đầu. Theo họ, dịch bệnh là điều bất khả kháng, không ai có thể lường trước được. Vả lại, trong kinh doanh, nếu không có khát vọng đầu tư, phát triển thì không thể lớn lên được.
Tôi hỏi tiếp: làm gì để vượt bão? Cả hai đều có chung câu trả lời: giờ chưa thể tính đến chuyện vượt bão mà phải tìm cách chung sống với bão. Muốn chung sống với bão và tìm cách vượt bão, trước mắt cần phải tìm cách “khiêu vũ” dưới mưa.
Chia sẻ của bạn khiến tôi, một người không làm kinh doanh cũng nhận thêm một bài học về cuộc sống. Rằng khi ra ngõ gặp núi, nếu chưa thể nhấc bổng nó lên thì hãy tìm cách sống dưới chân núi để tìm cơ hội vượt qua đỉnh núi. Covid-19 như một tảng đá khổng lồ chắn ngang con đường doanh nhân vốn chưa bao giờ hết chông gai.
2. Một phần ba thế kỷ kể từ ngày có Luật Doanh nghiệp và 17 năm kể từ khi có ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, chưa bao giờ, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với “cơn bão” khủng khiếp như vậy. Doanh nghiệp kiệt quệ, nạn thất nghiệp gia tăng, tính mạng, sức khỏe con người bị đe dọa…Tính đến hết tháng 9/2021, có gần 90 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Không ít doanh nghiệp vừa khởi sự đã phải đóng cửa. Số khác xác định cầm cự, duy trì được sản xuất, giữ chân người lao động trong bối cảnh dịch bệnh đã là thành công. Diễn biến khó lượng của dịch bệnh, tốc độ lây lanh nhanh của Covid-19 khiến cho nhiều doanh nghiệp, ngành nghề không dự báo, tính toán kịp để thích ứng với hoàn cảnh mới. Không chỉ y tế, nhà hàng, bất động sản, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ nói chung, vận tải, xuất nhập khẩu, sản xuất cũng điêu đứng.
Tiến trình phục hồi nền kinh tế mà trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trụ cánh còn phải đứng trước thách thức về nguồn lao động khi dòng người từ thành phố trở về quê tránh dịch với số lượng lớn chưa từng có. Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 không chỉ lượng hóa bằng các chỉ số kinh tế mà còn gây ra những biến động xã hội lớn lao. Trong đó, tâm lý bất an của người lao động và cả những áp lực tinh thần đối với đội ngũ doanh nhân là những vấn đề nan giải.
Ngay cả khi trở lại trạng thái bình thường mới, thậm chí khi cơn bão đại dịch đi qua thì “hoàn lưu” của nó vẫn gây "mưa lớn". Doanh nghiệp muốn sống qua đại dịch, phải tìm cách “khiêu vũ” dưới mưa, sống chung với bão.
3. Mưa bão đại dịch như một phép thử tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo của những người chèo lái con thuyền doanh nghiệp. “Khiêu vũ” dưới mưa khó gấp bội phần khiêu vũ trên sân khấu. Không ánh đèn, không khán giả, không âm nhạc, không bạn diễn nên... càng cần những đôi bàn chân vững chãi, dẻo dai, những đôi bàn tay cần mẫn và cần cả những cảm xúc thăng hoa, lạc quan hơn thường lệ.
“Khiêu vũ” dưới mưa hiểu một cách thực tế nhất là tìm cách thích nghi với hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh. Đó là cách nghĩ, cách làm, giải pháp phù hợp, sáng tạo để sống chung với hoàn cảnh, vượt qua nghịch cảnh.
Thực tế, không ít doanh nhân, doanh nghiệp đã tìm thấy cơ hội trong khó khăn, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và vẫn đứng vững trong đại dịch. Thậm chí có những doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thị trường, duy trì tốc độ tăng trưởng, tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng. Covid-19 cũng là dịp để các doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử, tăng cường quản trị rủi ro…
Khi thị trường và cơ hội đầu tư bị thu hẹp, các doanh nghiệp cũng sẽ phải tính toán đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, xem đó như là yếu tố then chốt để chinh phục lớp khách hàng mới, những người tiêu dùng vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Thói quen tiêu dùng tiết kiệm, khắt khe chắc chắn sẽ hình thành sau đại dịch là một thứ “đơn đặt hàng” khiến doanh nghiệp, doanh nhân phải có những phương án kinh doanh dài hơi, có chiều sâu và bền vững.
4. Để hỗ trợ doanh nghiệp sống chung với đại dịch, ngoài khả năng “khiêu vũ” dưới mưa, rất cần những người đồng hành ủng hộ. Trước tiên phải đến từ việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Các cơ chế chính sách cần linh hoạt, đặc thù, phù hợp với diễn biến của dịch bệnh. Không để những tảng băng cơ chế tiếp tục đè nén, kìm kẹp sự phát triển doanh nghiệp, làm nhụt ý chí vươn lên của đội ngũ doanh nhân.
Tín hiệu vui trong dịp 13/10 năm nay là dù đang tập trung cao độ chống dịch nhưng tại hai đầu tàu kinh tế của đất nước là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tổ chức 2 buổi gặp mặt doanh nhân. Không rầm rộ cờ, hoa, không nói nhiều đến thành công mà cả 2 cuộc gặp mặt ấy trở thành diễn đàn để lãnh đạo đất nước lắng nghe doanh nhân chia sẻ, hiến kế, tìm giải pháp vượt qua đại dịch, thực hiện thành công mục tiêu kép.
Trước đó, trong thư gửi Doanh nhân Việt Nam nhân ngày 13/10 năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Gần hai năm qua, đội ngũ doanh nhân vừa đóng góp cho sự phát triển đất nước, vừa tích cực tham gia phòng, chống dịch. Dù phải đối mặt với “năm nắng - mười mưa”, nhiều khó khăn, thách thức nhưng các doanh nhân luôn thể hiện trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”. Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn; đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động nguồn lực, cải cách thủ tục hành chính… tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế.
Tại nhiều địa phương, ngày 13/10 năm nay được xác định là dịp để động viên, khích lệ tinh thần doanh nhân nỗ lực vượt khó hơn là dịp để tôn vinh, chúc mừng.
Đó thực sự là những hoạt động cần thiết hơn hết vào lúc này để truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Để nếu “khiêu vũ” điêu luyện dưới mưa, họ sẽ chung sống khỏe với đại dịch, tích lũy nội lực để vượt bão Covid-19 thành công.
Quang Duy
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
(CLO) Ngày 26/11, Lễ ký thỏa thuận hợp tác phát sóng Bộ phim tài liệu ‘Con đường phát triển’ giữa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây đã được diễn ra.
(CLO) Ngày 26/11, tại thủ đô Phnom Penh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
(CLO) Chương trình do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 20h00, Chủ nhật, ngày 1/12/2024 tại Trường quay S1, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội).
(CLO) Apple đối mặt thách thức lớn khi muốn ra mắt AI tại Trung Quốc, với yêu cầu hợp tác cùng công ty địa phương để vượt qua các rào cản pháp lý và chính sách kiểm soát nghiêm ngặt.
(CLO) Ngày 26/11, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Long (SN 1991, quê ở xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi "Giết người".
(CLO) Mẫu xe gầm cao cỡ B nhập khẩu Indonesia chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với 2 phiên bản, giá bán lẻ 589-669 triệu đồng, thấp hơn đa số đối thủ cùng phân khúc.
(CLO) 4 địa phương được cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
(CLO) Với vi phạm lùi xe ở đường một chiều, nam tài xế N.V.Q. bị xử phạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tước bằng lái 2-4 tháng.
(CLO) Ngày 26/11, tại UBND xã Sơn Trung, TAND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với VKSND cùng cấp mở phiên xét xử sơ thẩm lưu động, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiệp (SN 1985, trú xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn) 9 năm 6 tháng tù về tội "Cướp tài sản".
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 27/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào rải rác.
(CLO) Thời điểm này, các nhà vườn tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa những cây quất để kịp phục vụ nhu cầu chơi cây của người dân, dù trước đó bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) gây ra.
(CLO) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định, mức thuế suất 5% áp dụng đối với phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi theo quy định của pháp luật…
(CLO) Chiều 26/11, diễn viên kiêm người mẫu Ngọc Trinh đã tham dự buổi ra mắt phim "Chị dâu" của đạo diễn Khương Ngọc tại TP HCM. Người đẹp quê Trà Vinh không giấu được xúc động khi chia sẻ về hành trình trở lại sau biến cố.
(CLO) Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra về xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các bộ, địa phương cần đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, bảo đảm xây dựng được bộ máy tinh gọn; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tuyển chọn được những người thực sự có tâm, có năng lực, hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ.
(CLO) Chiếc xe ô tô kéo theo rơ-moóc đang dừng ở bên đường tại thôn Mai Sơn, xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) thì bỗng nhiên bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn phần đầu xe; một số hàng hóa là lúa cũng bị cháy.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.