Khó khăn của các nước hạ lưu sông Mê Kông khi Trung Quốc không chia sẻ thông tin

Thứ ba, 09/06/2020 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ở châu Á, phần lớn các dòng sông chảy xuôi, tức là bắt đầu từ Cao nguyên Tây Tạng trước khi đổ xuống phía đông, phía tây và phía nam. Các dòng chảy dốc này tạo điều kiện lý tưởng cho các dự án thuỷ điện.

20200516_LDP001_0

Do Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, các kỹ sư của quốc gia này đang tận dụng tối đa tiềm năng đó.

Họ không chỉ xây các đập lớn ở những dòng sông chảy từ Trung Quốc tới Thái Bình Dương như sông Hoàng Hà và Trường Giang, mà còn xây trên các dòng sông khác như Brahmaputra và Mê Kông, những dòng sông chảy qua một vài quốc gia rồi mới đổ ra biển. Trung Quốc có quyền làm vậy.

Các quốc gia may mắn được kiểm soát đầu nguồn của những con sông lớn thường tận dụng sức nước để làm thuỷ điện hoặc tưới tiêu trước khi dòng sông tiếp tục chảy qua biên giới.

Tuy vậy, việc này đương nhiên khiến các quốc gia láng giềng nằm ở hạ lưu các con sông lo lắng và sợ hãi.

Nếu các quốc gia ở gần đầu nguồn khai thác các dòng chảy quá nhiều, hoặc đơn giản chỉ là xây dựng đập để ngăn không cho phù sa chảy xuống hoặc cá bơi lên, thì hậu quả mà các nước ở hạ nguồn phải gánh chịu rất lớn: hạn hán, phá huỷ vùng đánh cá, đất trồng trọt bị xâm nhập mặn.

Tốt nhất là các nước ven sông sẽ ký các thoả thuận quy định lượng nước được đảm bảo chảy tới quốc gia kế tiếp. Trong trường hợp xấu nhất, tranh chấp ở các dòng sông là nguyên nhân dẫn tới tình hình căng thẳng và đấu tố lẫn nhau liên tục.

Tình hình căng thẳng đã là chuyện thường ngày như cơm bữa giữa quốc gia thượng nguồn Trung Quốc và các nước láng giềng ở hạ lưu sông Mê Kông.

Nguyên nhân một phần là do một con sông như dòng sông Mê Kông không chứa đủ nước cho các quốc gia ven sông.

Trung Quốc đã xây 11 đập trên sông chính (không tính các nhánh sông) và dự định sẽ xây thêm 8 đập nữa; các nước ở hạ lưu đã xây 2 đập và dự định sẽ xây thêm 7 đập nữa.

Vào mùa hạn hán năm ngoái, nước sông Mê Kông chảy chậm khiến Campuchia phải đóng cửa một nhà máy thuỷ điện.

Ngay cả khi lượng mưa ở mức bình thường, dòng chảy bị thay đổi và lượng phù sa giảm dần gây ra xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của Việt Nam, và làm cạn kiệt cá - nguồn cung cấp protein duy nhất cho hàng triệu người nghèo tại Campuchia.

Trung Quốc từ lâu đã từ chối bất kỳ cam kết chính thức nào về việc hạn chế xây dựng các đập hoặc bảo đảm phân bố lượng nước tối thiểu cho các nước ở hạ lưu con sông.

Nước này thậm chí còn không tham gia Uỷ hội sông Mê Kông - cơ quan giúp giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia ven sông về vấn đề chia sẻ nguồn nước.

Vấn đề không chỉ là Trung Quốc nổi cáu với bất kỳ điều gì được cho là sự can thiệp của nước ngoài tới công việc nội bộ của nước này.

Các lãnh đạo quốc gia này còn đang bị mê hoặc bởi các dự án kỹ thuật lớn và hiếm khi tỏ ra lo lắng cho những người dân bị di dời hoặc thiệt hại, ngay cả khi nạn nhân là những công dân nước mình.

Trên thực tế, do quá quan tâm tới việc xây các đập lớn, nên hiện tại Trung Quốc đang giúp Pakistan xây một vài con đập trên sông Ấn - một con sông quá nhỏ và xa xôi để Trung Quốc khai thác giá trị đập nước - và đang cố gắng thuyết phục Myanmar xây một con đập khổng lồ chắn ngang dòng sông Irrawaddy - con sông có các nhánh chảy qua Trung Quốc chỉ vài km.

Nhưng ngay cả khi các lãnh đạo Trung Quốc không thể vượt qua được sự tôn thờ của mình dành cho việc xây dựng đập, họ vẫn có thể làm nhiều việc hơn để trấn an các nước láng giềng. Liên tục chia sẻ dữ liệu về lượng nước hằng ngày sẽ là một khởi đầu tốt.

Do tranh chấp trong việc phân chia vùng biên giới chung vào năm 2017, Trung Quốc đã ngừng chia sẻ với Ấn Độ thông tin về dòng chảy của dòng sông Brahmaputra, vốn được dùng để cảnh báo lũ lụt cho người dân sống ở vùng hạ lưu con sông.

Phải cần đến một hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước thì thông tin mới được thông suốt trở lại.

Giống với tình hình của Ấn Độ, các quốc gia khác ở hạ lưu các con sông cũng muốn biết kế hoạch giữ hoặc xả nước của các nhà máy thuỷ điện Trung Quốc, để nông dân và dân chài ở các nước này có thời gian chuẩn bị. Điều đó còn khiến nước này được biết ơn nhiều hơn.

Mai Bùi

Tin khác

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h
Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

(CLO) Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, trong một tuyên bố được hãng tin IRNA trích dẫn vào thứ Ba (23/4) cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào của Israel vào lãnh thổ Iran sẽ dẫn đến hậu quả "thảm khốc".

Thế giới 24h
Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

(CLO) Ukraine hôm thứ Ba (23/4) đã đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với các công dân nam ở hải ngoại trong độ tuổi nhập ngũ cho đến ngày 18/5, mong muốn những thanh niên trong diện này trở về quê nhà chiến đấu.

Thế giới 24h
Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

(CLO) Cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại các khu vực do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine hôm thứ Ba đã giết chết 4 phụ nữ trong một chiếc ô tô ở phía bắc thị trấn Melitopol.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

(CLO) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (23/4) kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về các ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc bao vây của Israel, và nói rằng có thể đã xảy ra tội ác chiến tranh.

Thế giới 24h