Khó khăn liên tiếp bủa vây doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ nhật, 12/07/2020 14:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong năm năm vừa qua, quốc gia này đã phải chịu đựng một chuỗi các sự kiện làm giảm sút niềm tin kinh doanh.

Tập đoàn xây dựng và hàng không vũ trụ Kale đã sản xuất và lắp ráp các bộ phận động cơ cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ từ 2005.

Nhưng khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mua một hệ thống phòng thủ tên lửa từ Nga vào năm ngoái, chính phủ Mỹ đã loại đồng minh NATO này của mình khỏi chương trình F-35.

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua 100 chiếc máy bay nhưng không nhận được chiếc nào.

Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã để vuột mất các hợp đồng ước tính trị giá 9 tỉ USD Mỹ. Kale là một trong số các công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất. Và sau đó Covid-19 đã lan tới. Kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ cần đến sự can đảm.

Trong 5 năm vừa qua, quốc gia này đã phải chịu đựng một chuỗi các sự kiện làm giảm sút niềm tin kinh doanh: hàng tá các vụ tấn công khủng bố lớn, một nỗ lực đảo chính bạo lực theo sau là một cuộc đàn áp những người chống đối, một cuộc khủng hoảng tiền tệ, các bất đồng ngoại giao với châu Âu và Mỹ, và bảy cuộc bầu cử căng thẳng, gây chia rẽ.

Nhưng không sự kiện nào gây ra sửng sốt lớn cho các công ty như đại dịch này. Một cuộc suy thoái nghiêm trọng đang diễn ra.

Xuất khẩu đã giảm mạnh dù đồng lira đang suy yếu và thất nghiệp sẵn sàng chạm mức cao kỷ lục.

Ngành công nghiệp du lịch mang lại 35 tỉ USD Mỹ đang chuẩn bị cho năm tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ.

Kale đã kiên trì theo đuổi, hoàn thành dự án hiện tại trên chiếc F-35, cung cấp cho lĩnh vực quốc phòng đang bắt đầu phát triển của Thổ Nhĩ Kỳ và sản xuất linh kiện cho máy bay dân dụng, nhưng vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự hỗn loạn.

Khi các lệnh phong tỏa ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, Kale đã phải vật lộn để nhập nguyên liệu từ nước ngoài.

Trong nước, các khách hàng kiệt quệ về tài chính đang hủy các đơn hàng.

Khó khăn liên tiếp bủa vây doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty

Khó khăn liên tiếp bủa vây doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty

Chúng tôi đang vận hành với khoảng từ 50% đến 70% năng suất,” bà Zeynep Bodur Okyay, chủ tịch của Kale cho biết. Nhưng công ty không hề cắt giảm việc làm.

Chính quyền của ông Erdogan đã cấm các công ty sa thải nhân viên trong vòng 6 tháng. Mặc cho sự ảm đạm, một số công ty vẫn có cơ hội để lạc quan.

Các tập đoàn đa quốc gia đã bắt đầu nghĩ lại về sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc thậm chí trước cả khi đại dịch nổ ra, và giờ đây họ dễ có thiên hướng thực hiện điều đó hơn. Thổ Nhĩ Kỳ nên có đủ tiềm lực để gặt hái thành quả.

Theo bà Alicia Garcia-Herrero từ Bruegel, nhóm chuyên gia cố vấn tại Brussels, chi phí nhân công rẻ, thậm chí bị đồng lira yếu đẩy xuống thấp hơn, vị trí lân cận với thị trường châu Âu và liên minh thuế quan với EU có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng củng cố chỗ đứng của họ trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các nhà sản xuất hàng dệt may Thổ Nhĩ Kỳ đã thấy một số bằng chứng của cơ hội này từ đầu năm.

Gurmen, một nhãn hàng sản xuất quần áo nam, đã nhận thấy đơn đặt hàng tăng khoảng 4-6% so với một năm trước trong cả Tháng Một và Tháng Hai, khi lệnh phong tỏa tại Trung Quốc buộc các hãng bán lẻ châu Âu tìm kiếm các nhà sản xuất tại nơi khác.

Toàn bộ ngành may mặc của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gần 7% trong xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2019, trước khi giảm đột ngột gần 28% vào Tháng Ba khi đại dịch tấn công nước này.

Các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn cần thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Sự bất ổn trong những năm gần đây, cùng với việc ngân hàng trung ương mất đi sự độc lập và các cơ quan trọng yếu bị tiếp quản bởi những người trung thành với chính phủ nhưng thiếu phẩm chất, đã khiến các nhà đầu tư phương Tây tránh xa Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà đầu tư Trung Quốc thì thận trọng. Tới nay, Trung Quốc đã đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ ít hơn so với đầu tư vào Venezuela.

Trừ khi các thể chế, đặc biệt là ngân hàng trung ương và bộ máy tư pháp, cùng mối quan hệ với Mỹ và châu Âu được tái thiết, nếu không các công ty nước ngoài sẽ tránh xa, bỏ mặc các công ty Thổ Nhĩ Kỳ tự phục hồi sau đại dịch.

Hoàng Long

Tin khác

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h