Khối ngoại bán ròng vì “tiên lượng” thị trường chứng khoán Việt Nam khó đạt vùng 1.400 điểm

Thứ tư, 31/03/2021 14:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là nhận định của ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) tại Toạ đàm "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững" sáng 31/3.

Khối ngoại bán ròng vì “tiên lượng” thị trường chứng khoán Việt Nam khó đạt vùng 1.400 điểm.

Khối ngoại bán ròng vì “tiên lượng” thị trường chứng khoán Việt Nam khó đạt vùng 1.400 điểm.

Đại dịch Covid-19 khiến khối ngoại bán ròng lớn nhất trong 10 năm qua  

Chia sẻ tại Toạ đàm, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB cho biết, năm 2020 khối ngoại bán ròng đã rút ra hơn 100 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi.

Theo ông Sơn, đại dịch Covid-19 khiến dòng vốn thay đổi, xảy ra xu hướng bán ròng lớn nhất trong 10 năm qua tại Việt Nam. Xu hướng này tiếp tục vào đầu năm 2021, được thúc đẩy bởi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng nhanh. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng khiến tỷ giá ở các thị trường mới nổi mất giá nhanh, giá USD tăng cao trở lại. Rủi ro tỷ giá, khiến tỷ giá USD ở một số nước chạy từ 5-7%, khiến khối ngoại nhanh chóng rút vốn ra để bảo toàn vốn.

Ở Hàn Quốc USD tăng giá gần 4% nên quỹ đầu tư lớn của Hàn Quốc đã rút tới hơn 60 triệu USD khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Còn tại Đức đưa ra số liệu lạm phát cao nhất trong nhiều 5 năm trở lại đây... Yếu tố này tác động tới tỷ giá khiến nhà đầu tư bán ròng.

Một lý do nữa khiến khối ngoại bán ròng là việc Chính phủ các nước tung các gói hỗ trợ chưa từng có, Mỹ đã bơm 300 tỷ USD ra nền kinh tế, khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, tại Việt Nam lãi suất thấp nhất trong chu kỳ 10 năm nhưng chính sách tài khoá hỗ trợ chưa thấy rõ.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng một quốc gia lớn là Trung Quốc cũng đang hạ đòn bẩy, cung tiền của Trung Quốc đang suy giảm nhanh, dẫn tới vỡ nợ trái phiếu chính quyền địa phương và Trung ương, khi hơn 10 tỷ USD đã vỡ nợ – không quá lớn nhưng cũng thể hiện một xu hướng. Chỉ số trên thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh khiến xu hướng dòng vốn ngoại tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, ông Sơn nhận định.

Ngoài ra, những rủi ro cho thị trường chứng khoán sắp tới là PE của thị trường đang ở đỉnh thời gian qua, P/E thị trường 18, 19 lần là mức định giá rất cao. P/E thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang 30-35 lần, P/E thị trường Mỹ đang cao nhất lịch sử. Nếu cung tiền chững lại nhà đầu tư sẽ quay sang bán. Đó là lý do tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lên tới 1.200 điểm rồi lại xuống.

Vì thế, để hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian tới, yếu tố níu chân chính là chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp. Các công ty được định giá đánh giá cao hơn sẽ đẩy thị trường qua mốc kháng cự khi lợi nhuận, chất lượng doanh nghiệp cải thiện tốt.

Tuy nhiên, ngoài những công ty niêm yết trong rổ VN30 thì trong 3-5 năm nay chưa có công ty nào đủ lớn để cho nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy tiềm năng, chưa có lớp cổ phiếu lớn kế cận có lượng tiền lớn để hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế, đại diện Công ty Chứng khoán MB bày tỏ quan điểm.

Muốn chống “bán ròng” thì phải hạn chế nhà đầu tư nhỏ lẻ

Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, dòng tiền đang dịch chuyển sang những thị trường có sức bật cao hơn, có xếp hạng cao hơn, nhất là khi những nước này đang chủ động đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19. Khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục thì các nước phát triển sẽ hồi phục, tăng trưởng tốt và sớm hơn, do đó dòng tiền dịch chuyển sang những khu vực này.

Về chiều mua, khối ngoại quan tâm đến nhiều vấn đề trong đó là xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, bên cạnh đó họ cũng nhìn vào báo cáo tài chính và khảo sát doanh nghiệp, nhưng do dịch bệnh nên công tác này còn hạn chế, ông Minh nhận định.

Đáng lưu ý, từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước chiếm một tỷ lệ lớn giá trị thanh khoản hàng ngày. Rủi ro là dòng tiền vào ra rất nhanh. Đã từng có phiên VN-Index giảm tới 7%.

Đơn cử như tại thị trường Đài Loan, trong lịch sử, thị trường này có thời kỳ mà nhà đầu tư nhỏ lẻ và chiếm thanh khoản lớn trên thị trường và hướng giải quyết đó là đẩy mạnh sản phẩm ETF (quỹ hoán đổi giao dịch) – hạn chế nhà đầu tư nhỏ lẻ, tăng nhà đầu tư tổ chức.

Bên cạnh đó, Đài Loan thành lập công ty chỉ số trực thuộc Sở giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, công ty này liên kết các chỉ số chứng khoán khác, tạo ra các quỹ ETF chỉ số, thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Do đó đây cũng là cách có thể giúp chúng ta giảm tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân.

Một vấn đề khác, nhà đầu tư cá nhân thường không ở lại thị trường lâu mà sẽ tìm đến cơ hội và rút ra. Do đó, trong tương lai, có thể thanh khoản thị trường chứng khoán giảm khi nhà đầu tư nhỏ lẻ quá lớn. Do đó cần có sản phẩm để giữ tiền lại thị trường và ETF có thể là một sản phẩm giảm được tính biến động thị trường hiện nay, đồng thời thu hút dòng tiền mới vào thị trường, ông Minh nhìn nhận.

Vốn ngoại rút ròng không quá đáng ngại

Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

Ở góc nhìn của nhà hoạch định chính sách Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) Nguyễn Sơn cho rằng, để đánh giá danh mục của các quỹ ngoại phải có tối thiểu từ 10 – 20 mã cổ phiếu.

Thời điểm họ đầu tư cách đây từ nửa năm đến 1 năm, lúc chỉ số khoảng 600 – 700 điểm và hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam gần 1.200 điểm, (PE 18 lần) nên việc họ rút ra để cơ cấu danh mục, đảo danh mục là chuyện dễ hiểu khi tỷ suất sinh lời đã quá lớn. Trước đây khối ngoại thường sở hữu khoảng 21% - 22% vốn các mã niêm yết.

Dữ liệu gần đây cho thấy, họ đã rút ra còn 18%, tức chỉ rút khoảng 3%, không phải là quá nhiều. Và cần lưu ý, họ bán ra cổ phiếu, nhưng không rút hoàn toàn tiền mặt mà đang chờ cơ hội mới. Cũng có thể hiểu, khối ngoại đang tiên lượng thị trường chứng khoán Việt Nam khó đạt vùng 1.400 điểm.

Tuy nhiên, đừng quan ngại vấn đề bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài bởi họ cũng chỉ là một tiêu chí. Nên nhớ, không phải quỹ nào cũng thành công tại Việt Nam, có những quỹ thoát hàng. Thậm chí lỗ như HSBC thoái khỏi Techcombank, DC rút khỏi Hải Phát Land hay các quỹ ngoại đầu tư vào ROS từ lúc hàng trăm nghìn, nay chỉ còn vài nghìn.

Ngoài ra, thanh khoản thị trường đang rất tốt, khoảng 13.000 – 14.000 tỷ/phiên. Còn có những hôm giảm nhưng thanh khoản vẫn rất tốt. “Tôi cũng cho rằng, các nhóm cổ phiếu mới khi gia nhập thị trường sẽ là cơ hội cho đợt tăng mới của thị trường chứng khoán, ông Sơn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Vũ Bằng – nguyên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, theo dõi các số liệu hiện nay có thể thấy, trên thị trường Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài rút ra cổ phiếu nhưng lại vào trái phiếu. Nên đâu đó nhà đầu tư nước ngoài chỉ rút ra 6.000 tỷ là không quá lớn.

“Vấn đề nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất là tỷ giá. Họ theo dõi sát, khi lãi suất đảo chiều sẽ tác động lớn tới thị trường, ông Bằng nhận định. 

Khánh Linh

Tin khác

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

(CLO) Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi giá vàng SJC khiến khoảng cách giữa hai thị trường lại được đưa xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm