Khôi phục đường bay: Các địa phương tránh phát sinh “giấy phép con” cho hành khách

Chủ nhật, 10/10/2021 17:49 PM - 0 Trả lời

(CLO)Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, khi khôi phục lại hoạt động hàng không cần có sự thống nhất chung giữa các địa phương trong việc kiểm soát các điều kiện được di chuyển của hành khách, sử dụng các thông tin sẵn có qua hệ thống dữ liệu điện tử, tránh phát sinh “giấy phép con” gây khó khăn cho hành khách.

Việc thực hiện thí điểm khai thác các chuyến bay thương mại vận chuyển hành khách nội địa (từ ngày 10/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021) chính thức được triển khai.

Theo Dự thảo quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 của Bộ GTVT (sẽ ban hành chính thức sau thời gian thí điểm), kế hoạch khai thác các chuyến bay được thực hiện thí điểm trong 10 ngày với 23 chuyến khứ hồi/ngày (46 chuyến/ngày). Bao gồm 10 chuyến khứ hồi từ TPHCM đi các địa phương, 6 chuyến khứ hồi từ Hà Nội, 4 chuyến khứ hồi từ Đà Nẵng và 3 chuyến khứ hồi từ Thanh Hóa.

khoi phuc duong bay cac dia phuong tranh phat sinh giay phep con cho hanh khach hinh 1

Hôm nay (10/10), đường bay sẽ chính thức được khôi phục trở lại sau thời gian đóng cửa chống dịch.

Bài liên quan

Từ đầu tháng 5 đến nay, gần 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã bị đóng băng. Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam giảm trên 60%, dự ước năm nay tiếp tục giảm so với năm 2020 và năm nay lỗ sẽ lớn hơn khoản lỗ 16.000 tỷ đồng.

Trong thời gian thí điểm, sẽ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế như lực lượng công vụ, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và người dân.

Điều kiện hành khách được sử dụng dịch vụ hàng không là phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên sổ Sức khoẻ điện tử/ PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19); đồng thời, có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay...

Trong quá trình di chuyển từ cảng hàng không về nơi cư trú, lưu trú, hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người. Chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú. Tự theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú, lưu trú ít nhất 7 ngày (theo quy định cụ thể của từng địa phương) kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện 5K.

Đối với địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú, tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi cư trú, lưu trú đối với hành khách về từ vùng dịch (được công bố tại trang thông tin điện tử Bộ Y tế).

Với Dự thảo nêu trên của Bộ GTVT, đa số các tỉnh thành nhất trí. Tuy nhiên, một số địa phương còn băn khoăn việc phân loại đối tượng khách từ vùng xanh, vùng nguy cơ cao, vùng nguy cơ thấp. Hay như Hà Nội đề nghị cho phép thành phố cách ly 7 ngày đối với hành khách tại khu cách ly của thành phố hoặc tại các khách sạn do thành phố chỉ định. Thành phố sẽ thông báo cụ thể các khách sạn được đón người cách ly.

khoi phuc duong bay cac dia phuong tranh phat sinh giay phep con cho hanh khach hinh 2

Việc mở cửa trở lại hoạt động hàng không có ý nghĩa rất lớn trong phục hồi kinh tế.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (ĐBQH), Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội ủng hộ việc Chính phủ cho phép khôi phục lại đường bay trong bối cảnh cả nước đang bước sang thời kỳ thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19.

ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, khi đã xác định chiến lược về phòng dịch là chấp nhận sống chung với dịch một cách an toàn thì không thể chờ khi nào hết dịch thì mới mở cửa, mới khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu như các điều kiện đảm bảo kiểm soát được dịch và đảm bảo tính an toàn của những hoạt động thì tất cả đều phải được mở cửa, đều phải được phục hồi.

“Đặc biệt giao thông hàng không là lĩnh vực được gọi là cao cấp, có chọn lọc, có các tiêu chuẩn chặt chẽ thì việc kiểm soát dịch bệnh đối với hàng không là tương đối có điều kiện. Khi có được sự kiểm soát, đảm bảo an toàn cho di chuyển thì việc mở cửa hoạt động hàng không là ưu tiên trong các hệ thống vận tải hành khách”, ông Cường nói.

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long cho biết, tại cuộc họp với Bộ GTVT chiều 8/10, Sở GTVT TP Hà Nội thống nhất mở 2 đường bay (Hà Nội - TP.HCM và Hà Nội - Đà Nẵng) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày trong 10 ngày đầu, từ ngày 10/10.

Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, ngoài các đối tượng đi hàng không phải đảm bảo điều kiện an toàn như tiêm đủ vaccine, xét nghiệm âm tính, thì việc đảm bảo an toàn tại các nhà ga, trên máy bay là quy trình khép kín. Các cơ quan cũng có thể kiểm soát được lịch trình, nơi đến, nơi đi của hành khách rất rõ ràng. Những vấn đề này đối với kiểm soát an toàn trong lĩnh vực hàng không hoàn toàn thực hiện được để tránh lây nhiễm. Đây là những điều kiện để mở lại giao thông hàng không.

Ông Cường nhấn mạnh, khi tiến hành khôi phục đường bay, mở cửa trở lại các sân bay sẽ giúp cho các hãng hàng không đỡ khó khăn khi trong thời gian qua phải đóng cửa để phòng chống dịch mà các chi phí về dịch vụ, bảo dưỡng tàu bay... vẫn phải bỏ ra. Việc mở cửa trở lại cũng có ý nghĩa lớn khi tạo ra giao lưu về con người, hàng hóa, thúc đẩy trở lại các hoạt động kinh tế. Cùng với đó là hàng loạt các dịch vụ “ăn theo” hàng không được khôi phục trở lại. Đây là yếu tố để tác động phát triển kinh tế rất tốt.

khoi phuc duong bay cac dia phuong tranh phat sinh giay phep con cho hanh khach hinh 3

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (ĐBQH), Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

Liên quan đến việc một số địa phương cho rằng hành khách khi đến phải tiến hành cách ly tập trung 7 ngày, sau đó phải tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, việc Chính phủ đã chỉ đạo từ “Zero COVID” sang sống chung với dịch thì các địa phương cần phải có sự chuẩn bị các biện pháp ứng phó an toàn, có sự linh hoạt, khoa học trong việc tổ chức thực hiện. Trong đó, việc tiếp nhận hành khách đến, tổ chức cách ly, vừa phải đảm bảo an toàn nhưng không nên cứng nhắc, gây khó khăn cho hành khách.

Đặc biệt, ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, phải có sự thống nhất chung trong triển khai giữa tất cả các địa phương với nhau, sử dụng các thông tin sẵn có của hành khách qua hệ thống dữ liệu điện tử, tránh phát sinh thêm giấy phép con làm khó khăn cho hành khách.

“Nếu người dân đã có chứng nhận tiêm chủng trên hệ thống tiêm chủng quốc gia, kết quả xét nghiệm âm tính thì coi là điều kiện thống nhất, các cơ quan, địa phương phải thừa nhận những cái này, không nên sinh ra giấy tờ khác để xác nhận thêm gây khó khăn cho người dân”, ông Cường nói.

Quốc Trần

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức