Khơi thông đường vào “Lục tỉnh cầm ca” cho giới trẻ ngày nay

Thứ hai, 26/10/2020 22:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để giới trẻ tiếp cận và chung tay giữ gìn, phát triển văn hóa cổ truyền, nhóm Đối Thoại Văn Hóa Cộng đồng vừa có buổi truyền đạt kiến thức cơ bản về 4 loại hình nghệ thuật, giúp bước đầu học cách thưởng thức các loại hình diễn xướng miền Nam.

Vợ chồng Nghệ sĩ đàn Sáu Hưng - Song Oanh biểu diễn giao lưu với giới trẻ tại Đường sách TP.HCM.

Vợ chồng Nghệ sĩ đàn Sáu Hưng - Song Oanh biểu diễn giao lưu với giới trẻ tại Đường sách TP.HCM.

Chương trình diễn ra tại Đường Sách TP.HCM do Nhà XB Văn Hóa - Văn Nghệ TP.HCM phối hợp cùng Nhóm Đối Thoại Văn Hóa Cộng Đồng (CCD) và công ty TNHH Vang Vọng Trống Chầu tổ chức nhằm mục đích giới thiệu nghệ thuật cổ truyền đặc sắc của Nam Bộ đến giới trẻ. Và cũng là bước đầu thể nghiệm một giáo trình dẫn nhập, giúp các bạn trẻ tiếp cận và tìm hiểu nghệ thuật cổ truyền một cách dễ dàng và sinh động hơn qua bộ sách "Lục tỉnh cầm ca".

Các nhóm nghệ sĩ tham gia dự án: Ban đờn ca tài tử Sáu Hưng, Đoàn hát bội Ngọc Khanh, Nghệ sĩ Lý Kiều Hạnh, Nghệ sĩ Thanh Sơn và học trò, Ban sắc bùa Phú Lễ, Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Nhà nghiên cứu Lê Hải Đăng, Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm, Ban nghệ thuật cổ truyền Vạn Đức Quang.

Bộ sách "Lục tỉnh cầm ca" hợp nhiều nguồn tư liệu và kinh nghiệm tổ chức các chương trình về hát bội, diễn xướng dân gian Nam bộ, đờn ca tài tử và cải lương. Qua đó, các bạn trẻ và độc giả bước đầu học cách thưởng thức các loại hình diễn xướng của miền Nam. Các kiến thức cơ bản về bốn loại hình nghệ thuật được trình bày cô đọng, từ bối cảnh lịch sử hình thành các loại hình diễn xướng, sân khấu hóa chất liệu âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền với góc nhìn đương đại, giúp khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ tiếp cận và chung tay tiếp tục giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa cổ truyền. 

Thông qua chất liệu nghệ thuật cơ bản và ứng dụng QR code thực tế, đây sẽ là điểm sáng hiệu quả với mong muốn thu hút từng lớp khán giả am hiểu và yêu nghệ thuật sân khấu nước nhà. Để những loại hình nghệ thuật đặc trưng như hát bội - cải lương - đờn ca tài tử - diễn xướng dân gian Nam bộ không rơi vào lãng quên hay đứt gãy mạch văn hóa.

Hát Bội từng chiếm vị trí rất quan trọng trong văn hóa Việt, nhất là ở các tỉnh miền Nam.

Hát Bội từng chiếm vị trí rất quan trọng trong văn hóa Việt, nhất là ở các tỉnh miền Nam.

Đường vào Hát Bội là quyển đầu tiên trong bộ sách. Hát Bội là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống với tính ước lệ cao trong biểu diễn và phục trang. Hát Bội từng chiếm vị trí rất quan trọng trong văn hóa Việt, nhất là ở miền Nam. Toàn bộ cái hay, cái đẹp của Hát Bội nằm trong hệ thống quy phạm nghiêm ngặt, từ phục trang đến hóa trang, từ nhạc khúc, ca từ đến điệu bộ.

Đường vào Diễn xướng dân gian Nam Bộ giới thiệu các loại hình diễn xướng dân gian mà tiêu biểu ở hai thể loại là hình thức trữ tình có dân ca, hò, hát, lý… và hình thức nghi lễ có Hát Bóng Rỗi, Hát Sắc Bùa. Những loại hình này hầu như đã mất đi không gian văn hóa để tồn tại hoặc đã có nhiều biến đổi xa xôi so với nguồn gốc. Song cái hay, cái đẹp của các loại hình nghệ thuật dân gian này là kết tinh văn hóa của các thế hệ đi trước, vẫn cần khán giả trẻ lưu tâm tìm hiểu mà chắt lọc, kế thừa. Các nội dung được nhóm biên soạn sắp xếp lại theo một trình tự dễ hiểu, kết hợp với những minh họa độc đáo.

Đường vào cải lương là kết quả của các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ tiền bối, nhóm biên soạn Lục Tỉnh Cầm Ca chỉ trích dẫn, sắp xếp lại theo một trình tự dễ hiểu, kết hợp với những minh họa độc đáo và kỹ thuật QR code để bạn đọc có thể vừa xem sách, vừa nghe, vừa thưởng thức các đoạn biểu diễn minh họa. Ngoài quá trình ra đời, hình thành và phát triển, tập sách cũng phân chia rõ và giúp bạn đọc định hình các loại hình của cải lương mà chúng ta vẫn hay nghe nhắc đến như cải lương xã hội, cải lương mang màu sắc hương xa, cải lương tuồng cổ, hồ quảng…

Và cuối cùng là đường vào Đờn ca tài tử được trình bày có thể ví như một buổi sinh hoạt tài tử nào đó mà người viết là mời quý độc giả đến tham dự. Chương trình có kể chuyện xưa cũ, có hòa đờn – hòa ca minh họa và cũng có khoảng chia sẻ sâu lắng. Bắt đầu từ câu chuyện "ngày xửa ngày xưa", khi bản "Hành văn" vốn là nhạc Huế nhưng lời ca lại rặt miền Nam xen lẫn tiếng Tây (tiếng Pháp). Đến cuối thể kỳ 19, âm nhạc tài tử đã ngầm tồn tại trong các ban nhạc Lễ  - ban nhạc của các gánh hát bội. Lúc này âm nhạc tài tử vẫn còn sơ khai. Nhạc cụ, hơi, "cấu trúc" một tiết mục tài tử cũng được trình bày cụ thể bạn đọc phân biệt sự tương đồng và khác biệt giữa nhạc tài tử và nhạc cải lương - điều mà nhiều người còn lẫn lộn.

Bộ sách ra đời với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh thông qua Quỹ FAMLAB (phim, âm nhạc và lưu trữ). Đây là quỹ dành cho các cá nhân, các nhóm thực hành nghệ thuật và các tổ chức tại Việt Nam hoặc Vương quốc Anh có tiềm năng tạo ra ảnh hưởng bền vững và lâu dài cho các cộng đồng di sản văn hóa cũng như nghệ thuật và có những hướng tiếp cận mới và sáng tạo trong quá trình tương tác với khán giả.

Bộ sách Lục tỉnh cầm ca chứa đựng nhiều nguồn tư liệu quan trọng của nghệ thuật Diễn Xướng Nam Bộ

Bộ sách Lục tỉnh cầm ca chứa đựng nhiều nguồn tư liệu quan trọng của nghệ thuật Diễn Xướng Nam Bộ

Diễn xướng Nam Bộ là dự án văn hóa do Nhóm Đối Thoại Văn hóa Cộng đồng khởi động từ cuối năm 2017. Mục đích của dự án là mang nghệ thuật cổ truyền Nam Bộ tiếp cận với khán giả trẻ bằng cách tái hiện lại bối cảnh lịch sử hình thành các loại hình diễn xướng, sân khấu hóa chất liệu âm nhạc - nghệ thuật cổ truyền với góc nhìn đương đại và làm cầu nối cho các thế hệ diễn viên, khán giả tiếp tục giữ gìn, phát triển vốn văn hóa cổ. Từ đó, tiếp tục thực hiện dự án Thư viện diễn xướng Nam Bộ lục tỉnh cầm ca, tạo sự tương tác cho khán giả trẻ với các loại hình nghệ thuật cổ truyền Nam Bộ.

Thanh Hải

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa