“Khôn mà hiểm độc là khôn dại”

Thứ năm, 27/02/2020 18:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thể hiện “trí khôn” khi khoe cách trốn cách ly trong lúc dịch bệnh cúm do virus Covid-19 gây ra diễn biến phức tạp. Ai cần cái “khôn ấy?”

Sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết bài thơ “Dại khôn”, trong bài có câu “Khôn mà hiểm độc là khôn dại”. Giữa mùa bệnh dịch phức tạp, có nhiều người tỏ ra khôn ngoan khi qua mặt các lực lượng chức năng kiểm soát dịch bệnh.

Chỉ vì sự “ngoan cố” của “bệnh nhân số 31” mà Hàn Quốc giờ đây trở thành tâm dịch Covid-19 thứ 2. Ảnh: T.L

Chỉ vì sự “ngoan cố” của “bệnh nhân số 31” mà Hàn Quốc giờ đây trở thành tâm dịch Covid-19 thứ 2. Ảnh: T.L

Cô N.T.T (28 tuổi, quê ở Kiên Giang, tạm trú tại phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, Bình Dương) đã gây xôn xao dư luận khi live-stream (phát trực tiếp) trên mạng xã hội “khoe thành tích” trốn cách ly khi về Việt Nam từ vùng dịch Hàn Quốc.

Cô T. sống tại thành phố Daegu – điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hàn Quốc, sau đó qua thành phố Busan (Hàn Quốc) để trở về Việt Nam. Sau khi xuống tới sân bay quê nhà, cô N.T.T đã... livestream “khoe thành tích” về từ vùng dịch mà không bị cách ly, thậm chí còn hứa hẹn sẽ livestream tiếp để hướng dẫn cho những người khác từ vùng dịch về Việt Nam “mà không bị cách ly”.

Từ đầu mùa dịch tới nay, đây không phải là trường hợp đầu tiên trốn kiểm tra, trốn cách ly để kiểm soát dịch bệnh.

Ngày 10/2 vừa qua, bà Nguyễn Thị D. (SN 1976, trú ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) bỗng nhiên “biến mất” khỏi nơi cách ly thuộc đơn vị Trung đoàn 123 đóng quân ở thành phố Lạng Sơn.

Hai ngày sau, ngày 12/2, sau khi điều tra, tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy bà D. ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài. Khi được hỏi vì sao bà lại trốn khỏi khu cách ly, người ta nhận được câu trả lời là do bà D.... nhớ chồng và lo việc bán hàng ở bên kia biên giới.

Trước đó, Sở Y tế Hài Phòng đã đề nghị Công an thành phố vào cuộc sau khi một nữ hành khách nghi nhiễm virus corona tự ý bỏ về, không tiến hành kiểm tra sức khỏe tại sân bay Cát Bi. Theo công văn hỏa tốc, trên chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hải Phòng, bà C.T.T.T. (38 tuổi, trú phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) có biểu hiện mệt mỏi, vã mồ hôi, không kiểm tra nhiệt độ. Người này đã được bác sĩ có mặt trên chuyến bay xử lý, ổn định sức khỏe, sau 5 phút đã tỉnh. Tuy nhiên, sau khi rời máy bay, bà T. không hợp tác với nhân viên y tế, tự ý bỏ về không thực hiện kiểm tra khám sức khỏe và thực hiện cách ly.

Tất cả những người này đều trên 18 tuổi, đầu óc bình thường, không khiếm khuyết về tư duy, nhận thức. Một điểm chung nhất của họ là đều rất “khôn”, bởi không “khôn” thì không thể qua mặt các cơ quan chức năng đang ngày đêm dựng các hàng rào ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Cũng bởi từ chối cách ly, kiểm tra sức khoẻ, một bệnh nhân ở Hàn Quốc (được đặt tên là "bệnh nhân số 31") đã bị nhiều người đã gọi là “tội đồ của Hàn Quốc” sau khi các nhà khoa học xác định đây là một ca “siêu lây nhiễm” – người có khả năng phát tán bệnh ra bên ngoài mình một cách rộng rãi, khó kiểm soát.

Bệnh nhân số 31 đã hai lần từ chối xét nghiệm khi có dấu hiệu sốt và đã đi lễ nhà thờ tới bốn lần, trở thành đầu mối lây lan tới 38 người khác trước khi được kết luận là dương tính với chủng mới của virus Corona. Con số này chưa dừng lại khi bệnh nhân số 31 còn tiếp xúc với 166 người khác. Hiện tại TP Deagu – TP lớn thứ 4 của Hàn Quốc – đã và đang là một điểm nóng về dịch bệnh của đất nước này.

Các thông tin như vậy không phải là thông tin bí mật. Hằng ngày, hằng giờ các cơ quan truyền thông khắp thế giới nói về nó để nâng cao ý thức của con người vào việc tự bảo vệ mình và người thân trước dịch bệnh.

Nhưng tuyên truyền là việc của cộng đồng, ý thức lại là của cá nhân. Không phải ai cũng có đầy đủ ý thức về việc này.

Đánh giá tình hình kiểm soát dịch bệnh do chủng mới của vi rút corona gây ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói chúng ta mới “thắng trận đầu”. Mới chỉ “trận đầu” bởi diễn biến dịch bệnh vô cùng phức tạp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục đưa ra các cảnh báo bi quan về dịch Covid-19 trong thời gian qua. Nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc... đã nâng báo động về dịch bệnh lên mức cao nhất, khuyến cáo hạn chế đi lại trừ các trường hợp thật cần thiết.

Những người chạy trốn các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn dịch bệnh quả thật là “khôn”. Nhưng cái “khôn” ấy không gì khác ngoài thể hiện sự hiếu thắng, ích kỷ, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Những hành vi tưởng là khôn ngoan ấy thực chất là trái đạo đức, coi thường kỷ cương phép nước, vi phạm pháp luật, trong trường hợp cần thiết thì dứt khoát phải bị răn đe để làm gương cho những người có dự định "khôn ngoan" khác.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trích Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007)

Tử Hưng 

Tin khác

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn
Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

(NB&CL) Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Góc nhìn